Hoạt động ngoài trời và vai trò của nó đối với việc rèn luyện kỹ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 34 - 39)

PhầnII NỘI DUNG

1.1.7. Hoạt động ngoài trời và vai trò của nó đối với việc rèn luyện kỹ

1.1.7.1. Khái niệm hoạt động và hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời ở trường mầm non là một hoạt động giáo dục nằm trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, được giáo viên tổ chức một cách có mục đích trong môi trường không gian tự nhiên ngoài trường lớp[12].

Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất đặc biệt là với lứa tuổi nhà trẻ. Đây là hoạt động mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Trẻ khi tham gia các hoạt động ngoài trời được nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời, trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ, được quan sát thế giới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động[13].

1.1.7.2. Đặc điểm hoạt động ngoài trời của trẻ mầm non.

Đặc điểm của hoạt động ngoài trời của trẻ 4 – 5 tuổi là được tiến hành vào các buổi trong ngày với thời lượng từ 30 - 35 phút.

Hoạt động ngoài trời hướng học sinh quan sát tập trung vào một chủ đề cụ thể nào đó như về màu sắc, bóng mát, hạt giống, côn trùng, dấu hiệu của mùa xuân, các loại cây, các loại lá, loài chim, dấu chân, khám phá dưới những viên gạch tảng đá. Hoạt động ngoài trời với cảm giác: tập trung vào khám phá mọi thứ bằng các giác quan của mình. Hoạt động ngoài trời trong thời tiết tập trung vào các kiểu thời tiết diễn ra vào thời điểm đó. Hoạt động ngoài trời để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống tập trung vào việc tìm kiếm sự sống trong không khí, dưới mặt đất. Tìm kiếm những bằng chứng về sự sống khác nhau như tổ, dấu của động vật, hốc cây, hốc đất…Hoạt động ngoài trời tập trung vào

thu nhận và xử lí thông tin mới, ví dụ tên của những sự vật trẻ phát hiện ra, sự thay đổi trong tự nhiên/mùa được quan sát trên con đường mà trẻ đang đi. Hoạt động ngoài trời để làm vệ sinh môi trường tập trung vào việc dọn dẹp tự nhiên. Mang một chiếc túi đựng rác, găng tay ni lông cho mỗi trẻ. Gợi ý để trẻ phát hiện những thứ thu nhặt được là thuộc thiên nhiên hay nhân tạo….

Hoạt động ngoài trời nhằm thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường thiên nhiên xung quanh, rèn sức khỏe và góp phần mở rộng hiểu biết của trẻ về mỗi trường xung quanh, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ ứng dụng các kiến thức, kỹ năng học được vào thực tế. Trẻ có thể rèn cho mình nhiều kỹ năng sống ngay trong môi trường hoạt động ngoài trời một cách thiết thực như: giao tiếp, hợp tác… và đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm.

Hoạt động ngoài trời luôn có mục đích cụ thể gắn liền với đối tượng, phương tiện cụ thể nhằm rèn luyện các kỹ năng vận động và nhận thức của trẻ.

Hoạt động ngoài trời có thể đem lại nguy hiểm nếu người tổ chức không có kinh nghiệm hoặc bất cẩn. Do đó khi tiến hành hoạt động ngoài trời cô và trẻ cần có sự chuẩn bị đầy đủ chu đáo và cẩn thận khi tham gia hoạt động.

Hoạt động ngoài trời diễn ra ở môi trường thiên nhiên sẽ làm cho trẻ thoải mái, bớt căng thẳng và gây hứng thú cho trẻ. Qua hoạt động trẻ được thỏa mãn các nhu cầu vui chơi, thể hiện khả năng của mình [14].

Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Đối với trẻ lứa tuổi 4 – 5 tuổi nói chung và trẻ mầm non nói riêng, vui chơi là hoạt động chủ đạo vì vậy trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Qua đó trẻ dần phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ phát huy được tính tích cực chủ động của mình. Đồng thời trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên xung quanh trẻ. Vì vậy hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu với trẻ mầm non. [13].

Một số trường học ở thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... việc sử dụng hoạt động ngoài trời để giáo dục môi trường cho trẻ mầm

non được quan tâm dưới hình thức các giờ trải nghiệm thực tế. Ở trường mầm non Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Trong những giờ hoạt động ngoài trời, dưới sự hướng dẫn của các cô, trẻ luôn có cảm giác gần gũi, như được hòa mình với thiên nhiên cỏ cây, hoa lá, gió và cát …bên cạnh những trò chơi những dân gian: Lộn cầu vồng, nu na nu nống, mèo đuổi chuột… Ngoài ra trẻ được chơi cùng nhau và cùng thược hiện nhiều hoạt động khác nhau giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, hợp tác, thỏa thuận cùng làm việc… nhờ có hoạt động ngoài trời mà các kỹ năng trẻ học nay được ứng dụng vào trong thực tế. Chính vì vậy hoạt động ngoài trời là một hoạt động cần thiết không thể thiếu đối với trẻ.

1.1.7.3. Cấu trúc của hoạt động ngoài trời

Cấu trúc của hoạt động của trẻ mầm non là khả năng thiết lập mối quan hệ với đối trượng khác, khả năng tự lực giải quyết các vấn đề nảy sinh khi chơi; quan sát trẻ chơi để kịp thời phát hiện các tình huống và đảm bảo an toàn; xây dựng một số hiệu lệnh quản lí trẻ: tập hợp theo đội hình, chuẩn bị thu dọn đồ dùng, các tổ vào lớp theo hình thức cuốn chiếu [13]….

Cấu trúc hoạt động ngoài trời gồm 3 phần

Phần 1: Chuẩn bị cho hoạt động ngoài trời

Bao gồm các hoạt động để chuẩn bị cho hoạt động ngoài trời như trang phục, đồ dùng đồ chơi, sân bãi...

Phần 2: Trọng tâm hoạt động ngoài trời

- Hoạt động có chủ đích: Giáo viên tổ chức cho trẻ một trong các hoạt động sau:

+ Quan sát sự thay đổi của một số hiện tượng tự nhiên như cây cối, hoa cỏ, thời tiết, hoạt động của các con vật...

+ Cô giáo cung cấp cho trẻ các kiến thức về tự nhiên, về môi tường xung quoanh và hướng trẻ tự tìm hiểu khám phá và cùng nhau hoạt động.

+ Tham gia các hoạt động chăm sóc ở góc thiên nhiên: nhỏ cỏ vườn hoa, tưới nước cho cây, chăm sóc con vật theo các nhóm nhỏ hay cá nhân, tập thể.

+ Dạo chơi, chăm sóc các khu vực trong vườn như nhặt rác, quét rác; tham quan các khu vực ngoài trường như công viên, vườn hoa... của khu dân cư trên địa bàn trường.

- Hoạt động vui chơi: Giáo viên tiến hành theo các nội dung sau: Cho trẻ chơi trò chơi vận động, trò chơi học tập, trò chơi sáng tạo và chơi tự do trên sân và vườn trường.

+Trò chơi vận động: Các trò chơi vận động, trò chơi dân gian thường hấp dẫn, tạo không khí sôi nổi, thoải mái cho trẻ giúp cho trẻ hợp tác, cùng làm việc nhằm giải quyết nhiệm vụ vận động được giao. Tham gia tích cực trò chơi giúp trẻ được cung cấp thêm tri thức về thế giới tự nhiên và xã hội đồng thời nâng cao kỹ năng làm việc hợp tác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, biết giúp đỡ, hỗ trợ nhau,…

+Trò chơi học tập: giúp trẻ củng cố tri thức và mở rộng vốn kiến thức của trẻ. Các nhiệm vụ chơi giúp trẻ cùng nhau thực hiện, các nhóm chơi có thể hợp tác cùng làm việc, giúp kỹ năng

- Làm việc nhóm ngày càng được nâng cao.

+Chơi tự do: trẻ có thể cùng nhau chơi theo nhóm hoặc cá nhân. Trẻ tự bàn bạc thảo luận nội dung chơi và phương thức chơi. Trẻ tự điều hành chơi dưới sự giám sát của cô giúp trẻ tự tin và thoái mái khi chơi

- Tổ chức hoạt động lao động đơn giản trên sân trường và vườn trường. Các hoạt động được tổ chức vừa sức, tạo điều kiện cho trẻ cùng làm việc, hợp tác với nhau tạo nên không khí thoải mái, vui vẻ khi tham gia lao động

Phần 3: Kết thúc

Cô đưa ra các bài học giáo dục trẻ về các kiến thức trẻ được học và được tìm hiểu.

Cô nhận xét hoạt động.

1.1.7.4 Vai trò của hoạt động ngoài trời trong việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi

Hoạt động ngoài trời có nhiều điều kiện thuận lợi để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ, đó là:

Thứ nhất, hoạt động ngoài trời có nhiều hoạt động có thể tiến hành theo nhóm: Ngay trong kế hoạch hàng ngày của giáo viên, hàng ngày trẻ được hoạt động, làm việc ở ngoài trời. Trong các buổi hoạt đông ngoài trời có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng và có nhiều hoạt động có thể kết theo nhóm như: quan sát con vật, cây cối, chăm sóc vườn rau, cây cảnh, nhặt rác, quét rác…

Thứ hai, hoạt động ngoài trời diễn ra hàng ngày: Hoạt động ngoài trời rất gần gũi với các hoạt động thực tiễn trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, nên dễ tạo ra ý tưởng mới cho trẻ trong hoạt động và duy trì nó trong nhiều ngày sau. Trẻ có cơ hội được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm liên tục và nhiều lần. Nhìn chung các đối tượng thiên nhiên (động vật, thực vật, tự nhiên vô sinh) rất hấp dẫn trẻ, phù hợp với hứng thú, nhận thức trẻ.

Thứ ba, hoạt động ngoài trời cần các kỹ năng lao động đơn giản phù hợp với trẻ: Hoạt động ngoài trời trẻ được tự tay chăm sóc, quan sát thế giới thực vật và động vật trong môi trường xung qanh trẻ. Trẻ còn được chơi các trò chơi với các vật liệu thiên nhiên, trẻ có thể cùng nhau tưới cây, nhặt cỏ, lao động và vui chơi nhằm thỏa mãn khả năng tìm hiểu và khám phá của trẻ. Qua các công việc đó không những giúp trẻ hiểu biết sự phát triển của thế giới thực vật, biết được ý nghĩa lợi ích của chúng, giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên và có trách nhiệm với thiên nhiên mà còn rèn luyện cho trẻ kỹ năng làm việc nhóm.

Thứ tư, hoạt động ngoài trời hấp dẫn trẻ do trẻ được tìm tòi khám phá nhiều đối tượng qua tự nhiên:Bé biết tự đặt ra nhiều câu hỏi và khám phá các sự vật ở thế giới xung quanh: Tại sao lá cây có màu xanh? Tại sao mùa thu có lá rụng? Tại sao phải tưới nước cho cây hằng ngày? Cây ra hoa kết trái như thế nào?... Song môi trường đô thị hiện đại đã thiếu mất không gian xanh để trẻ tự do trải nghiệm những điều đó.

Thứ năm, hoạt động ngoài trời có các đối tượng tự nhiêm (Động vật, thực vật, tự nhiên vô sinh) rất hấp dẫn trẻ, phù hợp với hứng thú, nhận thức của trẻ: Ở trường mầm non, hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động trẻ có thể tự do tìm hiểu, khám phá các đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, tính chất của nước (không mùi, không màu, thẩm thấu, bốc hơi…), các loại hạt giống, hình dạng của gân lá, dầu và nước – cái nào nhẹ hơn, nước biến đi đâu, hoa đổi màu, ‘trận cuồng phong’ trong chai… Đây là những hoạt động rất hấp dẫn và phù hợp tâm lý thích khám phá của trẻ. Trong hoạt động ngoài trời, trẻ có thể làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ làm nhiệm vụ riêng, các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau tập trung quan sát, dự đoán, trải nghiệm, sử dụng các “dụng cụ” và lĩnh hội các khái niệm, các tri thức “tiền khoa học” như chìm – nổi, tan –

không tan, nước mặn nặng hơn nước thường, cây lớn lên nhờ đâu…

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)