Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ tự lựa chọn và thực hiện nhiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 63 - 67)

PhầnII NỘI DUNG

2.2. Đề xuất một số biện pháp hình tổ chức hoạt động ngoài trờ

2.2.3. Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ tự lựa chọn và thực hiện nhiệm

vụ làm việc nhóm.

a. Mục đích

Các nhóm trẻ hoạt động dựa trên sự hợp giữa các thành viên, vì vậy khi thực hiện nhiệm vụ cần dựa vào năng lực của các thành viên để phân công công việc cũng như nhận nhiệm vụ được giao. Trẻ nắm được các nhiệm vụ nào phù hợp với nhóm và nhóm có thể hoàn thành tốt nhất. Sự gợi ý của cô sẽ giúp trẻ dễ dàng định hướng nhiệm vụ, tuy nhiên lại tao sự thụ động cho trẻ. Vì vậy, cần khuyến khích trẻ bàn bạn và tự đưa ra chọn lựa của nhóm. Khi được chọn lựa trẻ sẽ có hứng thú và trách nhiệm hơn với công việc của cả nhóm, biết cách quan tâm và chia sẻ công việc với nhau.

b. Ý nghĩa

Hướng dẫn trẻ lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ chung giúp cho những trẻ chưa có kinh nghiệm lựa chọn nhiệm vụ để cùng hoạt động. Những trẻ chưa có kỹ năng thực hiện nhiệm vụ đạt được hiệu quả cao nhất, trẻ khó khăn trong việc giải quyết xung đột khi thực hiện nhiệm vụ chung. Do vậy, để chuẩn bị cho trẻ có thể chủ động lựa chọn nhiệm vụ chung và thực hiện có hiệu quả, giáo viên hướng dẫn trẻ thông qua việc giao cho trẻ các nhiệm vụ cụ thể nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với sở thích, hứng thú của trẻ.

c. Cách tiến hành

Khi hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm cần tiến hành theo cách sau:

- Hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ: Với mỗi chủ đề khác nhau sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Khi hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ cần dựa vào nhu cầu, hứng thú kinh nghiệm của trẻ. Bên cạch đó cần phải dựa trên môi trường hoạt động để lựa chọn nhiệm vụ cần thiết và cho trẻ có cơ hội chọn nhiệm vụ mà trẻ hứng thú nhất. Giáo viên có thể làm mẫu cho trẻ cách cô lựa chọn nhiệm vụ và giải thích vì sao cô lại lựa chọn nhiệm vụ đó hoặc có thể cùng với trẻ thảo luận về các nhiệm vụ.

- Hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ chung:

+ Khuyến khích trẻ trình bày ý tưởng một cách cụ thể của mình bằng lời: Khi trẻ nhận nhiệm vụ về nhóm giáo viên sẽ cùng trẻ thảo luận, bàn bạc với nhau về mục đích, yêu cầu và cách thức hoạt động, thao tác mà trong nhóm cần thực hiện. Cô giáo động viên trẻ đưa ra các ý tưởng của mình, khuyến khích trẻ sử dụng những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, đưa ra các hoạt động để cùng nhau thảo luận, lựa chọn.

+ Tổ chức đàm thoại để xây dựng kế hoạch chung: Việc xây dựng kế hoạch là một việc khá khó đối với trẻ. Vì vậy giáo viên cần phải tổ chức cho trẻ đàm thoại để xây dựng kế hoạch chung. Giáo viên dành thời gian cho nhóm tự thảo luận, bàn bạc xem xẽ làm công việc gì trước, công việc gì sau, cần những đồ dùng dụng cụ gì. Nếu trẻ gặp khó khăn thì giáo viên có thể gợi ý cho trẻ một số công việc cần làm trước và công việc nào có thể làm sau và sau đó cho trẻ tự quyết định. Giáo viên sẽ là người tổng kết lại kế hoạch cho trẻ theo thứ tự từng bước để trẻ hình dung dễ hơn công việc phải làm.

Ví dụ: Nhiệm vụ chăm sóc vườn rau. Trẻ sẽ lên ý tưởng về các công việc cần làm: nhổ cỏ, bắt sâu, tưới rau… Kế hoạch của trẻ: Cần gang tay, xô nước, túi ni lông, nước …sau đó trẻ thực hiện công việc của nhóm đem cất đồ dùng sạch sẽ.

+ Hướng dẫn trẻ cách phân công công việc trong nhóm: Khi trẻ đã lên được ý tưởng và kế hoạch hoạt động thì việc phân công công việc trong nhóm là không thể thiếu. Bởi lẽ công việc đưa ra mà không ai làm thì nhiệm vụ không bao giờ thực hiện được. khi trẻ đã nắm được công việc cần những hoạt động nào thì giáo viên sẽ cho trẻ khoảng thời gian ngắn để trẻ tự lựa chọn hoạt động, công việc mà trẻ tự tin, yêu thích để làm.

Ví dụ: Các trẻ sẽ được phân công như: bạn đi tưới rau, bạn bắt sau, bạn nhổ cỏ… và trẻ sẽ thực hiện theo đúng nhiệm vụ được giao.

Nếu như trẻ không biết chọn hoạt động nào thì giáo viên có thể mô tả công việc đó cụ thể làm như thế nào để trẻ không cảm thấy quá khó khi thực hiện nhiệm vụ mà nhóm giao cho.

Kết thúc việc phân công công việc trong nhóm giáo viên lại tổng kết công việc mà từng trẻ đảm nhận để trẻ nhớ rõ hơn công việc mà mình phải làm. Nhằm đem lại hiêu quả cao nhất trong việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.

+ Hướng dẫn trẻ cách chuẩn bị môi trường làm việc nhóm: Sau khi phân công công việc rõ ràng cho mỗi trẻ. Trẻ sẽ phải đi chuẩn bị các dụng cụ cần thiết mà mình được giao để làm việc. Khi trẻ lấy đồ về chuẩn bị làm việc cần hướng dẫn trẻ để đồ gọn gàng, sạch đẹp, có thái độ tôn trọng môi trường hoạt động. Chỉ cho trẻ cách lựa chọn khu vực hoạt động phù hợp với công việc của nhóm. Không nên chọn khu vực quá chật sẽ dẫn đến việc di chuyển của các thành viên trong nhóm sẽ gặp khó khăn cũng như ảnh hưởng tới sản phẩm của nhóm.

+ Hướng dẫn trẻ triển khai làm việc nhóm: Khi trẻ đã lấy và chuẩn bị xong tất cả các đồ dùng thì giáo viên dạy trẻ thực hiện theo đúng kế hoạch đưa ra. Công việc nào làm trước, công việc nào làm sau, mỗi giai đoạn cần làm cẩn thận, hướng dẫn trẻ không làm nhanh quá mà sẽ dẫn đến dễ bị sai, hỏng và phải làm lại sẽ mất rất nhiều thời gian. Khi thời gian gần kết thúc giáo viên có thể đến gần trẻ và nói cho trẻ biết sắp hết thời gian và cho trẻ một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành nốt công việc của nhóm. Các trẻ trong nhóm sẽ tự nhắc nhở nhau làm việc sao cho kịp thời gian.

Ví dụ: Trong trường hợp trẻ bê cầm đồ dùng hay sách nứo chạy bên trẻ và dùng lời nói để giải thích cho trẻ hiểu rằng nếu con bê xô, chậu mà chạy như vậy thì rất dễ bị ngã. Khi ngã thì chiếc chậu cây sẽ bị vỡ và chúng ta sẽ không có đồ để tưới cây và cũng có thể làm chúng ta bị thương.

+ Hướng dẫn trẻ cách xử lý xung đột nếu có: Khi trẻ chưa có ký năng giải

quyết mâu thuẫn nảy sinh do bất đồng quan điểm giáo viên cần can thiệp bằng cách gợi mở để từng trẻ trình bày ý tưởng và những người khác cần phải lắng nghe. Cùng trẻ đặt những câu hỏi dẫn dắt để trẻ chấp nhận ý kiến nào đó một cách thoải mái mà không chán nản khi ý kiến của mình không được chấp nhận.

Dạy trẻ kiềm chế cảm xúc: Cô dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ với trẻ, giúp trẻ nhận ra khi nào bản thân sắp “bùng nổ” và hướng dẫn con kỹ

năng kiềm chế cơn giận, vượt qua cảm giác thất vọng, biết chia sẻ và cùng giải quyết vấn đề.

Ví dụ: khi trẻ xảy ra xung đột cô không nên mắng trẻ ngay mà cần nhẹ nhàng tách trẻ ra rồi hỏi rõ nguyên nhân đưa ra biện pháp giải quyết cho trẻ.

+ Hướng dẫn trẻ cách đánh giá kết quả làm việc nhóm: Giáo viên cần hướng dẫn trẻ xác định lại nhiệm vụ chung của nhóm. Giáo viên cần cung cấp cho trẻ những tiêu chuẩn, thang đánh giá. Trẻ sẽ dựa vào đó để nhận xét, đánh giá khả năng làm việc của các bạn. Chẳng hạn nhiệm vụ chung của nhóm là làm tranh từ hoa thì trẻ phải nói lên được nhiệm vụ của nhóm là gì. Bên cạnh đó giáo viên cần hướng dẫn trẻ cần ngồi lại với nhau để tổng kết: Các thành viên trong nhóm đã thực hiện công việc như thế nào? Công việc đã hoàn thành xong hay chưa và tại sao? Có bạn nào vi phạm quy tắc hoạt động nhóm hay không? Trẻ sẽ phải tự đánh giá kết quả thu được như vậy đã đạt tiêu chuẩn chưa.

Khuyến khích trẻ tự đánh giá bản thân bằng cách cho trẻ tự nêu các thành tích của mình, kết quả hoạt động nhóm. Cô giáo sẽ ngồi cạnh và quan sát trẻ tự đánh giá. Sau khi kết thúc hoạt động, các sản phẩm chung của nhóm được trưng bày và giáo viên thỉnh thoảng nhắc đến những thanh quả đó để trẻ có thể tự hào và vui sướng.

d. Điều kiện thực hiện

- Giáo viên cần nắm được đặc điểm cá tính, năng lực, hứng thú và trình độ của mỗi cá nhân để hướng dẫn trẻ lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- Đưa ra nhiều nhiệm vụ theo nhiều mức độ khó dễ khác nhau để trẻ đễ lựa chọn.

- Giáo viên là người hướng dẫn trẻ cách lựa chọn nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ chứ giáo viên không làm hộ trẻ hay can thiệp quá sâu vào công việc của trẻ.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)