Biện pháp 4: Kích thích trẻ tích cực tham gia đánh giá, tự đánh

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 67 - 72)

PhầnII NỘI DUNG

2.2. Đề xuất một số biện pháp hình tổ chức hoạt động ngoài trờ

2.2.4. Biện pháp 4: Kích thích trẻ tích cực tham gia đánh giá, tự đánh

giá kết quả làm việc nhóm.

a. Mục đích

Rèn luyện cho trẻ kỹ năng đánh giá và tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm, của bạn và của bản thân. Hình thành ý thức với công việc được giao. Ngoài ra còn giúp trẻ có cơ hội được kiểm nghiệm kết quả làm việc nhóm của mình so sánh đối chiếu với yêu cầu đặt ra. Khuyến khích trẻ quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động chung.

b. Ý nghĩa

Trẻ ngay từ lứa tuổi 4 – 5 tuổi đã bắt đầu hình thành sự tự ý thức và đánh giá bản thân mình và những người xung quanh. Tuy nhiên, để quá trình tự ý thức và đánh giá bản thân của trẻ phát triển theo hướng tích cực rất cần đến sự quan khích lệ của người lớn. Ban đầu sự tự ý thức và đánh giá bản thân của trẻ được hình thành phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài. Có nghĩa là trẻ đánh giá bản thân và người khác phần lớn phụ thuộc vào sự nhận xét và đánh giá của người lớn. Chúng ta thấy rằng: một trong những mặt phát triển của động cơ hành vi trong lứa tuổi mẫu giáo là sự nâng cao tính ý thức của chúng. Đứa trẻ bắt đầu hiểu càng rõ hơn những động lực và những hậu quả của những hành vi của mình. Điều đó trở nên có thể được là do ở trẻ mẫu giáo đã phát triển sự tự ý thức, tức là trẻ hiểu được nó là người như thế nào, có những phẩm chất nào, những người xung quanh đối xử với nó như thế nào và cái gì tạo ra thái độ đó. Để biết cách đánh giá bản thân mình một cách đúng đắn, đầu tiên đứa trẻ phải học cách đánh giá người khác. Do đó việc khuyến khích, động viên trẻ tích cực tham gia đánh giá, tự đánh giá kết quả làm việc nhóm là rất cần thiết.

c. Cách tiến hành

Bước 1: Xác định nội dung cần đánh giá kết quả làm việc nhóm

Để kích thích trẻ tích cực tham gia đánh giá, giáo viên cần giúp trẻ hiểu rõ nội dung đánh giá. Cần đánh giá kỹ năng làm việc nhóm qua các nội dung sau đây:

+ Đánh giá sự chủ động của trẻ: Có rất nhiều trẻ thích, chủ động tham gia hoạt động ngoài trời, để đánh giá sự chủ động của trẻ cần đánh giá trẻ việc lựa chọn nhiệm vụ cho nhóm, phân công công việc, công tác chuẩn bị và khi tiến hành có chủ động hay không. Có nhiều trẻ luôn chủ động trong mọi hoạt động của mình, tuy nhiên vẫn có một số trẻ chưa chủ động trong công việc, vẫn cần sự trợ giúp của cô giáo.

+ Đánh giá kỹ năng phối hợp cùng nhau (thỏa thuận về nhiệm vụ, phân công, chuẩn bị, triển khai..): Việc đánh giá kỹ năng phối hợp cùng nhau cũng rất cần cho việc đánh giá trẻ làm việc nhóm. Trẻ biết phối hợp cùng nhau là trẻ biết thỏa thuận về nhiệm vụ trong nhóm, phân công công việc, chuẩn bị, triển khai. Tùy từng mức độ tốt hay yếu, đặc điểm của mỗi cá nhân giáo viên đưa ra những đánh giá về kỹ năng phối hợp cùng nhau của trẻ một cách chính xác nhất.

+ Đánh giá sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ: Trong quá trình làm việc nhóm trẻ luôn luôn phải giúp đỡ hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động. Nên việc đánh giá sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện là rất cần thiết. Giáo viên sẽ quan sát hành động, lời nói, cử chỉ của trẻ nói chuyện, thỏa thuận với nhau trong nhóm, dựa vào tiêu chí 2 đã nêu. Giáo viên vừa quan sát vừa ghi chép lại làm hồ sơ đánh giá khả năng làm việc nhóm của trẻ.

+ Đánh giá ý thức gìn giữ môi trường, đồ dùng, vật liệu: Khi trẻ làm việc luôn phải sử dụng tới các đồ dùng, dụng cụ. Việc trẻ cần phải giữ gìn môi trường sạch sẽ, tôn trọng các vật dụng. Giáo viên sẽ quan sát và ghi chép lại trẻ lấy và cất đồ dùng như thế nào, có đúng vị trí hay không. Cách trẻ sử dụng đồ dùng, vật liệu như thế nào. Sau khi hoạt động xong trẻ có biết thu dọn lại góc hoạt động hay vẫn để như nguyên đó.

+ Đánh giá giá kết quả hoạt động: Giáo viên quan sát trẻ hoạt động, tổ chức cho trẻ tự đánh giá kết quả. Trong lúc trẻ đánh giá kết quả hoạt động nhóm, giáo viên quan sát xem trẻ có đánh giá đúng quá trình nhóm trẻ làm việc, trẻ tự nhận xét bản thân, nhận xét bạn hoạt động trong nhóm.

+ Đánh giá qua đàm thoại, đánh giá bằng tài liệu trực quan (dùng bảng biểu): Dùng lời nói, câu hỏi gợi mở sử dụng một cách phù hợp với điệu bộ, cử

chỉ nhằm động viên khuyến khích cho trẻ mạnh dạn giao tiếp. Những câu hỏi đưa cho trẻ phải ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với mục đích đánh giá trẻ. Tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn chia sẽ những cảm xúc với người khác bằng lời nói hành động cụ thể. Khi đánh giá trẻ qua đàm thoại phải sử dụng các vật dụng hỗ trợ như máy ghi âm, giấy bút để ghi chú các câu trả lời của trẻ. Bên cạnh đó giáo viên sử dụng tài liệu trực quan, tận mắt mình quan sát, nắm rõ quá trình trẻ làm việc nhóm cùng nhau. Có thể sử dụng bảng biểu nhìn tổng quát và nhanh hơn. Sau đó kết hợp các nội dung đánh giá lại với nhau để đánh giá giúp trẻ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.

+ Đánh giá sản phẩm: Mọi hoạt động của trẻ đều có sản phầm, tuy sẽ có những sản phẩm được hoàn thành và có những sản phẩm chưa hoàn thành xong. Giáo viên sẽ tùy từng hoạt động để đánh giá sản phẩm của trẻ có đạt các tiêu chí không. Giáo viên cần dựa vào cả quá trình trẻ làm việc cùng nhau để có thể đánh giá kết quả đó tốt hay chưa. Bởi lẽ, có những kết quả tốt nhưng không khải do toàn bộ trẻ trong nhóm tham gia mà đó là sản phẩm của một cá nhân thì kết quả đó chưa được tốt. Nếu tất cả các trẻ cùng làm việc với nhau nhưng kết quả chưa xong, chưa hoàn thiện, thậm chí không được đẹp nhưng đó là sản phẩm của cả nhóm thì giáo viên cũng nên khen ngợi trẻ, động viên trẻ cố gắng trong lần làm việc nhóm sau.

Bước 2: Lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp với khả năng của trẻ và đặc điểm làm việc nhóm có thể sử dụng các hình thức sau:

Hình thức thứ nhất: Đánh giá quá trình hoạt động của trẻ

 Trước khi trẻ tiến hành làm việc nhóm

- Giáo viên tổ chức đàm thoại cho trẻ được trao đổi về lựa chọn nhiệm vụ, phân công, chuẩn bị, cách tiến hành …và nhấn mạnh đấy là những nội dung trẻ sẽ sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động nhóm.

- Giáo viên có thể sử dụng các phương tiện trực quan giúp trẻ dễ định hướng vào nội dung đánh giá. Có thể dùng bảng sau để khuyến khích trẻ tự đánh giá kết quả làm việc nhóm.

Nhóm …. Nội dung đánh giá Lựa chọn hoạt động Kỹ năng

hoạt động Kết quả đánh giá Trẻ A Trẻ B Trẻ C

 Trong quá trình trẻ làm việc nhóm

- Giáo viên quan sát trẻ hoạt động và đưa ra những nhận xét, đánh giá dựa trên những việc làm cụ thể của các thành viên trong nhóm

- Khuyến khích trẻ đánh giá những việc làm tích cực của trẻ lẫn nhau nhằm thúc đẩy trẻ làm việc và hạn chế những hành động tiêu cực làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm.

- Hướng dẫn trẻ lưu lại kết quả đánh giá vào “Bảng đánh giá”: Trong cột lựa chọn hoạt động nếu trẻ chủ động và tự lựa chọn hoạt động cho nhóm thì được 1 bông hoa. Trẻ sẽ lấy 1 bông hoa gắn vào bảng và dòng có tên của mình. Về kỹ năng hoạt động nếu trẻ có các kỹ năng thiết lập nhóm, thỏa thuận, phân công công việc, giải quyết mâu thuẫn và chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm thì trẻ được gắn 1 bông hoa lên bảng cùng với dòng tên của mình. Nếu trẻ không có các kỹ năng đó thì sẽ không gắn hoa. Ở cột kết quả đánh giá, trẻ sẽ tổng hợp lại các kết quả trước (lựa chọn hoạt động, kỹ năng hoạt động) và tự gắn sao. Nếu trẻ có 1 bông hoa thì có 1 sao, 2 bông hoa thì 2 ngôi sao.

Đây chính là cơ sở để trẻ đánh giá cuối ngày. Sau khi kết thúc làm việc nhóm.

- Cho mỗi trẻ tự đánh giá bản thân và những việc làm tốt và giải thích lý do - Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và nêu ý kiến của mình tại sao lại có nhận xét như vậy.

- Giáo viên xác định lại kết quả đánh giá của trẻ trong nhóm. - Có thể khuyến khích các nhóm đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên hệ thống lại kết quả đánh giá và sử dụng các hình thức khen thưởng thích hợp.

Hình thức thứ 2: Đánh giá cuối ngày

Tổ chức cho trẻ đánh giá vào khoảng thời gian trước giờ trả trẻ 20 phút. - Đánh giá tất cả các hoạt động của trẻ trong ngày có làm việc nhóm với nhau. Trong hoạt động học, hoạt động chơi, chế độ sinh hoạt hằng ngày.

- Cho trẻ hát và vận động theo nhạc

- Cô cho trẻ nhắc lại các nội dung đánh giá và cô mời một số cá nhân nhận xét. Cho trẻ tự nhận xét bản thân, bạn, các hoạt động mà trẻ làm được hoặc chưa làm được. Các trẻ khác nghe và xem bạn nói có đúng không, nếu không thì chỉ ra bạn nói chưa đúng ở chỗ nào.

- Sau khi trẻ đã nhận xét xong thì giáo viên nhận xét trẻ cách làm việc nhóm (khen, động viên, khuyến khích trẻ).

- Cô mời trẻ lên nhận cờ và gắn vào bảng bé ngoan, cô phát cờ và cả lớp vỗ tay. Cho trẻ đếm xem nhóm nào có số cờ nhiều nhất. Nhắc trẻ theo dõi xem nhóm bạn có bao nhiêu lá cờ được cắm để lần sau cố gắng hơn.

- Cô mời đại diện nhóm có số bạn được cắm cờ nhiều nhất lên trao hoa cho nhóm.

- Giáo viên ghi chép lại buổi đánh giá và kiểm tra lại kết quả làm việc nhóm của trẻ.

Hình thức thứ 3: Đánh giá cuối tuần

- Tổ chức sinh hoạt cuối tuần chho trẻ vào thứ 6 hàng tuần. Thời gian đánh giá khoảng 45 phút.

- Cho trẻ nhắc lại các các nội dung đánh giá trẻ làm việc nhóm: Khả năng hợp tác, lựa chọn hoạt động, kỹ năng làm việc.

- Cho trẻ thời gian suy nghĩ xem bản thân mình đã thực hiện đúng các nội dung đánh giá chưa.

- Cho trẻ nhận xét ai đạt và ai chưa đạt, vì sao.

- Xác định nguyên nhân dẫn đến kết quả làm việc nhóm của trẻ tốt hay chưa tốt sau đó đưa ra những lưu ý khi làm việc nhóm.

- Đếm số cờ của mỗi nhóm. Nhóm nào có số lượng cờ nhiều hơn thì nhóm đó được nhận phiếu bé ngoan.

- Giáo viên động viên trẻ không được nhận phiếu bé ngoan sẽ cố gắng hơn trong tuần tới.

- Tổ chức cho trẻ tham gia văn nghệ cuối ngày. d. Điều kiện thực hiện

- Phải cho tất cả trẻ đều được tham gia đánh giá hoạt động của mình và của nhóm.

- Các tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, ngắn gọn và phù hợp với khả năng của trẻ.

- Số lượng trẻ trong nhóm không quá đông để giáo viên có thể quan sát, nhận xét được từng trẻ và cho từng trẻ nhận xét, đánh giá bạn và bản thân mình.

- Giáo viên cần thường xuyên theo dõi quá trình làm việc của trẻ để bao quát biểu hiện các kĩ năng làm việc nhóm của trẻ để có những lời gợi ý phù hợp với quá trình đánh giá và tự đánh giá của trẻ.

- Giáo viên cần giúp hình cho trẻ chuẩn mực và quy tắc hành vi đánh giá một cách khách quan nhất. Giúp trẻ phân biệt hành vi tốt, xấu, nhận ra

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)