Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 43 - 53)

PhầnII NỘI DUNG

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn

1.2.4. Kết quả nghiên cứu

1.2.4.1. Nhận thức và biện pháp rèn luyện làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi của giáo viên mầm non

a) Nhận thức của giáo viên mầm non về việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi

- Về sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi. Qua trò chuyện, trao đổi ý kiến, thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên đã từng và đang giảng dạy lớp 4 – 5 tuổi, tôi nhận thấy rằng đa số giáo viên đều nhận thấy rằng tầm quan trọng cần rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi. Có 40% cho rằng rất cần thiết phải rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi, 60% ý kiến cho rằng cần thiết phải rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi. Qua việc khảo sát trên cho ta thấy việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi đã được nhận thức tích cực. Tuy nhiên, quan niệm về kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên chưa thực hiểu đúng.

- Về mức độ thường xuyên của việc tổ chức cho trẻ làm việc nhóm

Giáo viên thỉnh thoảng tổ chức cho trẻ làm việc nhóm chiếm 58%, thường xuyên là 40%, rất thường xuyên với không bao giờ chiếm 2%. Qua quan sát, dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy giáo viên còn chú trọng nhiều vào việc cung cấp kiến thức cho trẻ, mà chưa chú ý vào việc tổ chức cho trẻ làm việc nhóm.

- Về lứa tuổi rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ

Lứa tuổi mà giáo viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ có nhiều ý kiến khác nhau. Lứa tuổi được chọn nhiều nhất là 4 – 5 tuổi chiếm 62%; 24 % là dành cho trẻ 5 - 6 tuổi, 14% là của trẻ 3 – 4 tuổi; lứa tuổi 2 – 3 có 0%; Có nhiều nguyên nhân để giáo viên lựa chọn các độ tuổi khác nhau để bắt đầu rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ. Trao đổi với giáo viên, họ cho rằng trẻ

càng lớn thì việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ càng dễ, trẻ dễ làm việc với nhau hơn. Giáo viên chưa hiểu rõ về đặc điểm hoạt động của trẻ và biểu hiện của trẻ khi làm việc nhóm cùng nhau.

- Về các hoạt động được tổ chức cho trẻ làm việc nhóm

Thông qua phiếu điều tra kết hợp với việc quan sát lớp học thu được kết quả: Hoạt động học tập (hoạt động chung) là 52%; hoạt động chơi (hoạt động góc) là 26%; hoạt động ngoài trời 74% ; hoạt động tham quan 18%; hoạt động sinh hoạt hàng ngày 12 %. Hoạt động ngoài trời được giáo viên tổ chức cho trẻ làm việc nhóm nhiều nhất bởi lẽ khi cho trẻ hoạt động ngoài trời có địa điểm rộng rãi, thoáng mát và thích hợp cho trẻ vận động cùng làm việc. Các trẻ sẽ được tìm hiểu cơ sự vật và hiện tượng mật cách thực tế tạo nên hứng thúc với trẻ. Trẻ cũng được trải nghiệm nhiều hoạt động khác nhau như: chăm sóc cây, vật nuôi, nhặt rác, làm đồ chơi... Hoạt động học tập cũng được giáo viên quan tâm và thường xuyên tổ chức cho trẻ làm việc nhóm thông qua các hoạt động khám phá, kết hợp tổ chức chơi trò chơi theo nhóm để củng cố kiến thức bài học. Giáo viên tổ chức cho trẻ làm việc nhóm thông qua các hoạt động ở lớp còn rất ít, chưa chú ý và quan tâm tới việc kết hợp làm việc nhóm cho trẻ qua hoạt động ngoài trời, hoạt động tham quan và hoạt động góc.

- Về ưu thế của hoạt động ngoài trời trong việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ.

Qua điều tra thu được kết quả như sau: Hoạt động ngoài trời được giáo viên đánh giá cao là có ưu thế nhất trong việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ đó là các hoạt động ngoài trời rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ chiếm tới 74%. Dựa vào kết quả thu được chúng ta nhận thấy giáo viên chưa thực sự hiểu hết về ưu thế của hoạt động ngoài trời đối với việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ. Điều mà giáo viên nhận thấy đầu tiên đó là hoạt động ngoài trời gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ vì vậy gần gũi với trẻ nên sẽ tạo cho trẻ có cơ hội được luyện tập thường xuyên. Điều này cũng hạn chế giáo viên đưa thêm các vật liệu mới lạ, xây dựng môi trường phong phú, hấp dẫn trẻ sẽ làm giảm mức độ hứng thú hoạt động của trẻ.

- Về nội dung của việc tổ chức hoạt động ngoài trời

Dựa vào kết quả thu được chúng tôi nhận thấy rằng các hoạt động mà giáo viên sử dụng nhiều nhất cho trẻ trong hoạt đông ngoài trời đó là: Chăm sóc cây cảnh, hoa, rau là 84%; chăm sóc vật nuôi; quan sát 100%; Các hoạt động được giáo viên tổ chức ít hơn đó là: thí nghiệm đạt 24 %; làm đồ dùng, đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên là 38%; vệ sinh các đồ dùng, dụng cụ, sắp xếp là 28%; công việc khác chiếm 12%. Các hoạt động mà được giáo viên tổ chức nhiều hơn là do đó là những hoạt động thường được sử dụng từ trước, các hoạt động đó đơn giản, mất ít thời gian và công sức. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của trẻ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

b. Về biện pháp tổ chức cho trẻ làm việc nhóm của giáo viên mầm non Với mục đích tìm hiểu về sử dụng các biện pháp mà giáo viên sử dụng để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ, chúng tôi tiến hành bằng phiếu trưng cầu ý kiến và trao đổi với giao viên thu được kết quả như sau: Giao nhiệm vụ chung cho các nhóm trẻ được giáo viên sử dụng nhiều nhất chiếm 64%; yêu cầu trẻ rủ bạn cùng thực hiện một nhiệm vụ chung 36%; gợi ý cho trẻ những công việc có thể làm chung 24%; tạo không gian với các trang bị giúp trẻ có thể cùng nhau làm việc 22%; biện pháp khác 16%. Từ kết quả trên chúng ta nhận thấy rằng giaó viên chưa dành thời gian nhiều, không gian cho trẻ hoạt động theo nhóm. Những biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ có rất ít giáo viên quan tâm và sử dụng.

- Cách thức tổ chức, phân công công việc cho nhóm

Cô giúp trẻ phân công công việc theo khả năng của mỗi trẻ 40%; cô giáo nhiệm vụ này cho một trẻ có khả năng điều khiển nhóm 24%; cô đưa ra quy định về việc phân công công việc để trẻ tự phân công 18%; cô cho trẻ trong nhóm tự phân công công việc 18%; cách khác. Việc cô giúp trẻ phân công công việc theo khả năng của mỗi trẻ là công việc phổ biến trong các trường mầm non hiện nay khi giáo viên cho trẻ làm việc theo nhóm. Giáo viên áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên trẻ và yêu cầu trẻ làm theo. Quan sát trẻ cho thấy càng về cuối hoạt động

của trẻ càng rời rạc, trẻ hoạt động theo ý mình, quan hệ hợp tác, chia sẻ không còn. Khi cô giáo giao nhiệm vụ cho một trẻ có khả năng thì sự trao đổi giữa các trẻ rất ít, trẻ thường phân công và ít có sự thảo luận. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ không biết thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm... Giáo viên cần có thói quen để cho trẻ tự thỏa thuận, tự phân công công việc, cho trẻ thời gian để trẻ thương lượng và giải quyết vấn đề.

- Cách thức xử lí xung đột của giáo viên trong nhóm.

Để hoạt động đạt được kết quả cao thì ứng xử của trẻ trong nhóm cũng rất quan trọng. Khi trẻ làm việc cùng nhau thường xảy ra các mâu thuẫn khi đó phản ứng của giáo viên với trẻ thường có điểm chung là chạy ra ngay chỗ trẻ và giải quyết mâu thuẫn chiếm 92%; chỉ có 8% là đứng quan sát một lúc rồi mới đi ra chỗ trẻ; và không có giáo viên nào để trẻ tự giải quyết mâu thuẫn và đưa ra ý kiến khác. Khi trao đổi thì giáo viên giải thích rằng nếu thấy trẻ có mâu thuẫn như nói to, cãi cọ, la hét hoặc đánh nhau thì cần phải chạy tới ngay chỗ trẻ và tìm hiểu tại sao và phân giải cho chúng hiểu. Nếu không thì trẻ rất dễ đánh nhau và gây tổn thương tới nhau. Đó là cách nhanh nhất để giải quyết mâu thuẫn giữa các trẻ với nhau. Việc giáo viên can thiệp quá sớm và giải quyết ngay mâu thuẫn của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của trẻ.

- Các điều kiện tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ nhóm làm việc nhóm cho trẻ.

Hoạt động ngoài trời 90%; có các đối tượng, đồ dùng, dụng cụ phong phú, đa dạng 92%; trẻ có kỹ năng làm việc với các đối tượng trong hoạt động ngoài trời 52%; trẻ có kiến thức về môi trường xung quoanh 64%; giáo viên cần nắm được phương pháp tổ chức hoạt động của trẻ 66%; ý kiến khác 0%. Dựa vào kết quả thu được ta nhận thấy rằng viêc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm đa số các giáo viên đều chọn cần cho trẻ thực hiện các hoạt động ngoài trời, yếu tố về đối tượng, đồ dùng, dụng cụ phong phú cũng được giáo viên quan tâm. Tuy nhiên sự nhận thức của giáo viên chưa thực sự đồng đều, sự chênh lệch giữa các điều kiện còn quá lớn. Giáo viên chưa thực sự nhận thức

hết tầm quan trọng việc trẻ có kiến thức về môi trường xung quoanh, giáo viên nắm được phương pháp tổ chức hoạt động.

- Quan niệm của giáo viên mầm non về kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng làm việc của một nhóm người tập hợp lại làm một nhiệm vụ chung 32%, Kỹ năng làm việc nhóm là người trong nhóm biết lắng nghe, hợp tác với các thành viên trong nhóm nhằm mục đích hoàn thành tốt nhiệm vụ chung 44%. Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữ các thành viên trong nhóm 14%. Kỹ năng làm việc nhóm là năng lực phối hợp tối ưu cùng nhau của các thành viên trong nhóm nhằm phát triển tiềm năng, năng lực của tất cả các thành viên và thúc đẩy hiệu quả công việc theo nguyên tắc nhất định 10%. Nhìn vào bảng 1.2 ta thấy chỉ có 10% hiểu đúng còn lại 90% hiểu không đúng bản chất về kỹ năng làm việc nhóm. Điều này đã ảnh hưởng đến cách hướng dẫn, tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.

- Nhận thức của giáo viên về biểu hiện kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi

Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về trẻ có những biểu hiện kỹ năng nào khi làm việc nhóm, tôi thu được kết quả sau: Trẻ rủ bạn cùng chơi 100%; Trẻ phân công công việc cho nhau 84%; Trẻ giúp đỡ nhau khi làm việc 78%; Cố gắng giải quyết khó khăn trong quá trình làm việc 70%; Ỷ lại việc cho nhau 70%; Khi đánh giá kết quả hoạt động có chú ý đến sự phối hợp làm việc 48%.

Nhìn vào kết quả trên ta nhận thấy tuy các giáo viên đã nhận thức được những biểu hiện kỹ năng khi làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi, nhưng những biểu hiện đó chưa đồng đều. Nhiều biểu hiện của trẻ khi làm việc nhóm được giáo viên đánh giá cao như trẻ rủ bạn cùng chơi thì có tới 100% giáo viên nhận thấy kỹ năng này ở trẻ. Ngược lại, chỉ có 48% chấp nhận khi đánh giá kết quả hoạt động trẻ chú ý đến sự phối hợp khi làm việc nhóm. Điều này chứng tỏ nhận thức của giáo viên về biểu hiện kỹ năng của trẻ khi làm việc nhóm là chưa đồng đều.

- Về khó khăn của giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi.

Sau khi phát phiếu điều tra và thu thập ý kiến tôi có kết quả sau: Điều kiện cơ sở vật chất thiếu 50%; Không gian và thời gian không đủ cho trẻ làm việc nhóm 94%; Phải thực hiện đúng chương trình, kế hoạch của trường 100%; Lớp đông, không đủ thời gian để quan sát và đánh giá trẻ làm việc nhóm 86%; Ý kiến khác 16%. Qua bảng trên ta dễ dàng nhận thấy nhận giáo viên đã có nhận thức về những khó khăn khi tổ chức làm việc nhóm trong hoạt động ngoài trời. Những khó khăn gây ảnh hưởng gây ảnh hưởng đến việc tổ chức cho trẻ làm việc nhóm còn rất cao. 100% giáo viên đều nhận thấy phải thực hiện đúng chương trình, kế hoạch của trường. Trẻ thường phải đi học năng khiếu, các lớp nâng cao, tập văn nghệ, kiểm tra chuyên môn, dự giờ nên thời gian tổ chức cho trẻ làm việc nhóm chiếm 97.7%. 50% là điều kiện cơ sở vật chất thiếu, thường các cô tự làm đồ dùng, tận dụng những vật liệu thiên nhiên, phế liệu làm đồ dùng bổ sung cho những vật dụng còn thiếu. Về số lượng trẻ trong lớp, không đủ thời gian quan sát, đánh giá chiếm 90%. Chỉ có 16.7% là có ý kiến khác. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức làm việc nhóm từ đó có ảnh hưởng đến việc rèn luyện các kỹ năng là việc nhóm cho trẻ. Do vậy, cần có các biện pháp phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế và phát huy những ưu điểm trên thực tế để đảm bảo cho việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi.

1.2.4.2. Thực trạng về mức tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi

Song song với công tác dự giờ để khảo sát các biện pháp mà giáo viên tổ chức nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi. Đồng thời cũng quan sát, đánh giá kỹ năng của trẻ ngay trong hoạt động đó. Khi tiến hành khảo sát mỗi hôm tôi quan sát và đánh giá 5 trẻ trong vòng 3 ngày. Dựa vào phiểu quan sát có ghi rõ các tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của trẻ, sau đó ghi chép lại và tính tỉ lệ phần trăm theo từng mức độ của mỗi tiêu chí.

Kết quả điều tra thực trạng mức độ tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn kuyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.1 Thực trạng về mức độ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi (tính %) Số trẻ Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 15 Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % 1 6.7 2 13.3 426.7 6 40 213.3 6.7% 13.3% 26.7% 40% 13.3% MĐ tốt MĐ khá MĐ TB MĐ yếu MĐ kém

Biểu đồ 1.1 Thực trạng về mức độ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ4 – 5 tuổi (tính theo %)

Kết quả khảo sát được thể hiện dưới đây:

- Ở mức độ tốt chỉ có 1 trẻ chiếm có 6.7%, đây là trẻ có các kỹ năng làm việc tốt, trẻ giao tiếp tốt, hiểu lời bạn nói, biết phối hợp cùng với bạn để hoàn thành tốt công việc của mình. Tuy nhiên khả năng đánh giá kết quả làm việc nhóm của trẻ chưa được chính xác.

- Mức độ khá có 2 bạn chiếm tỉ lệ là 13.3%, trẻ ở mức độ này thì việc trao đổi và giao tiếp còn hạn chế, mối liên kết không được lâu, nhưng trẻ lại có thể thiết lập nhóm một cách nhanh chóng và hiểu được nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.

- Trẻ ở mức độ trung bình chiếm khoảng 26.7%, những trẻ này biết lắng nghe và hiểu lời bạn nói nhưng khi tham gia công việc nhóm thường hay bỏ giở công việc nhóm và ngay khi có mâu thuẫn thì lập tức nhờ tới sự giúp đỡ của giáo viên.

- Mức độ kém chỉ chiếm 13.3%. Trong khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời những biểu hiện của trẻ về kỹ năng làm việc nhóm của trẻ dễ nhận thấy trong nhóm việc trẻ không thiết lập được nhóm và giao nhiệm vụ trong

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)