Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng làm việc

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 29 - 34)

PhầnII NỘI DUNG

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng làm việc

Thường thì trong việc tổ chức làm việc nhóm đều gặp khá nhiều khó khăn, trong đó có nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan có thể khiến cho mọi

Cá nhân n Cá nhân 1 Hiệu quả 1+2+n Cá nhân 2

chuyện thất bại nhanh chóng khiến cho nhóm chán nản hoặc tan rã. Chính vì vậy khi tổ chức nhóm cho trẻ thì cần giáo dục trẻ có những tính cách vững vàng, kiên định để làm việc nhóm được thành công. Ngoài ra cũng cần hướng cho trẻ chú ý tới những khó khăn mà chúng đối mặt, tìm ra nguyên nhân chủ yếu và khắc phục chúng mới là điều quan trọng nhất cần làm.

a. Các yếu tố xuất phát từ bản thân trẻ

* Ý thức về bản thân

Trẻ ở giai đoạn 4 – 5 tuổi đã có ý thức được mình là thành viên trong một tập thể. Mặc dù trẻ đã biết chia sẻ, đoàn kết với những bạn trong lớp, trong nhóm nhưng khi có một vấn đề gì đó cần sự thỏa thuận, hợp tác thì trẻ không quan tâm mà những xung đột vẫn thường xảy ra. Cũng như vậy, khi trẻ tham gia làm việc nhóm trẻ 4 – 5 tuổi luôn giữ ý kiến cá nhân của mình, không chịu lắng nghe ý kiến, mong muốn của đối phương sẽ dẫn đến xuất hiện những mâu thuẫn trong nhóm, hoặc các thành viên trong nhóm sẽ làm theo một hướng khác nhau. Để cho trẻ được phát triển theo đặc điểm cá nhân nhưng cũng phải hòa hợp với cả nhóm thì giáo viên nên dạy trẻ biết cách thỏa thuận, hợp tác với bạn, đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ so sánh từ đó trẻ sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ mong muốn của mình với các thành viên trong nhóm.

* Kiến thức, kinh nghiệm

Kinh nghiệm của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn luyện kỹ năng nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi bởi lẽ, khi trẻ có vốn kinh nghiệm phong phú thì trẻ sẽ tự tin giải quyết các vấn đề phức tạp mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Trẻ 4 – 5 tuổi đã bắt đầu thích tham gia hoạt động, thích chơi, hợp tác với bạn trong lớp. Mỗi khi trẻ tham gia vào các hoạt động như vậy vốn sống của trẻ cũng được tăng lên đáng kể. Đồng thời trẻ cũng tự tin hơn khi thể hiện các kỹ năng của mình khi làm việc. Để trẻ có được kiến thức, kinh nghiệm nhiều giáo viên cần cung cấp cho trẻ các thông tin trong các giờ học khác nhau như khám phá, văn học, âm nhạc … qua các chủ đề khác nhau.

Một đặc điểm tâm lí quan trọng trong độ tuổi này là ý thức về bản ngã (cái tôi) – Trẻ bắt đầu biết phân biệt một cách rõ rằng giữa bản thân và những

người xung quoanh. Cũng từ đó trẻ biết đánh giá những hành vi xã hội của người khác và bản thân, biết phân biệt cái xấu, cái tốt, cái được làm, cái không được làm. Trẻ biết hợp tác với người khác để cùng nhau thực hiện công việc chung và trẻ học cách chấp nhận, tôn trong cái riêng của người khác, cũng như biết thuyết phục người khác để bảo vệ ý kiến của mình.

Với sự phát triển của cơ thể, vốn hiểu biết về thế giới xung quoanh, sự hiểu biết và phát triển các kỹ năng cần thiết, cũng như sự ý thức bản ngã đó là điều kiện thuận lợi để trẻ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.

* Khả năng giao tiếp của trẻ

Khi trẻ tham gia làm việc nhóm thì yếu tố ngôn ngữ không thể thiếu, nó là yếu tố cơ bản để các thành viên trong nhóm có thể trao đổi ý kiến, bàn luận hay thỏa thuận về một vấn đề nào đó. Nếu ngôn ngữ của trẻ phát triển không thuận lợi thì rất ảnh hưởng đến quá trình làm việc nhóm, trẻ không thể trao đổi, bàn bạc hay diễn đạt ý kiến của bản thân cho người khác hiểu, thậm chí cũng không hiểu người khác nói gì thì vấn đề cần giải quyết càng gặp khó khăn hơn. Vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi khá phong phú, trẻ đã sử dụng được những câu từ phức tạp hơn. Trẻ đã sử dụng các loại câu tưởng thuật để miêu tả sự vật, hiện tượng, con người, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu hô ứng. Trẻ không ngừng đặt ra hoàng loạt các câu hỏi nhằm mục đích khám phá cuộc sống xung quoanh. Khi sử dụng ngôn ngữ, trẻ biết kiên nhẫn chờ đợi đến lượt giao tiếp, trò chuyện, lắng nghe (không nói leo, không ngắt lời người khác). Trẻ cũng biết hỏi lại và có những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác. Và đó là điều kiện đẻ trẻ tham gia trao đổi, thảo luận, chia sẻ, thuyết phục.. với mọi người xung quoanh. Khi làm việc nhóm trẻ sử dụng ngôn ngữ là công cụ chính để giao tiếp, thiệt lập mối quan hệ chặt chẽ, giúp đỡ, trao đổi, bàn bạc, thống nhất, thuyết phục nhau. Nếu ngôn ngữ của trẻ không thuận lợi sẽ gây khó khăn cho quá trình làm viẹc nhóm, có thể trẻ sẽ không hiểu người khác nói gì hoặc các bạn trong nhóm không hiểu được trẻ.

Giáo viên cần thường xuyên trò chuyện với trẻ, cho trẻ tự nói lên cảm xúc, mong muốn của mình mọi lúc mọi nơi. Luôn luôn lắng nghe mọi lời nói

của trẻ một cách nghiêm túc. Tổ chức các buổi thảo luận nhóm để trẻ có thể rèn luyện các kỹ năng giao tiếp được tốt hơn.

* Ý thức của trẻ về nhiệm vụ chung

Muốn tiến hành hoạt động làm việc nhóm thành công thì trẻ cần phải có tinh thần tự giác. Đây là yếu tố quyết định tới việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của trẻ. Khi trẻ có nhu cầu hình thành, rèn luyện kỹ năng nào đó thì trẻ sẽ tích cực học tập, rèn luyện thì lúc đó kỹ năng sẽ được hình thành nhanh chóng. Còn nếu bắt buộc trẻ học kỹ năng đó thì trẻ khó có thể nắm bắt được tri thức và cách thức hành động, trẻ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và kỹ năng khó rèn luyện và thậm chí công việc không có kết quả như mong đợi. Khi trẻ có hứng thú với nhiệm vụ chung thì trẻ dễ dàng chia sẻ, hợp tác, thuyết phục lẫn nhau… để cho kết quả tốt. Thâm chí hứng thú sẽ làm thay đổi kết quả làm việc nhóm. Hứng thúc với nhiệm vụ chung sẽ là động lực thúc đẩy làm biến đổi các mối quan hệ xã hội giữa các trẻ trong nhóm. Nhờ có hứng thú mà sự căng thẳng, mệt mỏi sẽ giảm đi. Trẻ trở nên thân thiện, dễ hòa đồng, thông cảm, chia sẻ với nhau hơn và cũng từ đó mà trẻ làm việc theo nhóm một cách nhẹ nhàng, thoải mái, hiệu quả hơn. Nếu không có hứng thú với nhiệm vụ chung mỗi trẻ sẽ có sự quan tâm tới các đối tượng khác nhau từ đó mối quan hệ hợp tác trở nên lỏng lẻo, không bền vững và việc rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm gặp nhiều khó khăn.

b. Môi trường hoạt động của trẻ

* Môi trường vật chất

Việc bố trí khu vực, dụng cụ làm việc của trẻ có ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết quả làm việc nhóm của trẻ. Cần tạo mối liên hệ giữa các khu vực hoạt động để tạo ra, duy trì hứng thú của trẻ. Với sự hỗ trợ của dụng cụ giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức, giao tiếp trong nhóm, tăng tính sáng tạo cho trẻ. Với những đồ dùng có sức hấp dẫn với trẻ sẽ làm tăng sự chú ý cũng như tính sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ. Dựa vào mục đích đưa ra từ đó lựa chọn các dụng cụ có nhiều tính năng và trẻ dễ sử dụng. Các dụng cụ cũng cần thường xuyên thay đổi, với dụng cụ trẻ đã biết, dùng quá nhiều lần, ít chức

năng thì nên loại bỏ và thay vào đó những dụng cụ hỗ trợ mới gây hứng thú với trẻ. Ngoài ra, môi trường cũng cần đảm bảo vệ sinh, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tránh đươc tai nạn có thể xảy ra.

* Môi trường tâm lý

Môi trường tâm lý (còn gọi là môi trường tinh thần), có liên quan đến kỹ năng, phát triển của nhóm. Trẻ 4 – 5 tuổi tâm lý của trẻ có nhiều biến đổi mạnh, tâm trạng của trẻ không kéo dài, dễ xúc động, dễ cười, dễ khóc. Bên cạnh đó, trẻ tin vào khả năng của bản thân là cơ sở để trẻ có thể làm được điều gì đó. Trẻ mất niềm tin vào bản thân sẽ dẫn đến trẻ lo lắng liệu bạn có chấp nhận mình vào nhóm hay không và nếu bạn có chấp nhận cho vào nhóm mà trẻ vẫn còn lo lắng về kinh nghiệm của mình không bằng bạn thì kết quả của nhóm cũng không cao. Để giúp trẻ có tâm lý tốt thì giáo viên cần phải xác định được mức độ phát triển của trẻ, tôn trọng trẻ, luôn tìm hiểu nhu cầu, hứng thú của trẻ. Khuyến khích, động viên trẻ chơi chung với nhau, giao nhiệm vụ chung cho nhóm nhưng nhiệm vụ phải phù hợp với năng lực, sở trường của tất cả các bạn trong nhóm. Đặc biệt giáo viên cần giúp trẻ có niềm tin vào bạn bằng cách nói những ưu điểm của bạn và của chính bản thân trẻ để trẻ thêm tự tin hoạt động nhóm.

c. Cách tổ chức hoạt động của giáo viên

Khi tổ chức cho trẻ làm việc nhóm, giáo viên là người tổ chức môi trường cho trẻ và là người hướng dẫn, điều khiển hoạt động của trẻ tạo điều kiện cho trẻ được chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra. Bên cạnh đó giáo viên là người giảm sát, đánh giá kết quả làm việc nhóm của trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn trẻ cách làm việc theo nhóm, dạy trẻ cách giải quyết mâu thuẩn theo hướng tích cực, dạy trẻ cách hợp tác, chia sẻ với người khác. Giáo viên cần phải cho trẻ hiểu rằng cần tôn trọng và chấp nhận người khác. Dạy trẻ cách đàm phán, trong đổi với nhau thay vì cãi vã gay gắt với nhau.. Giáo viên có thể dạy trẻ cách không bạo lực để làm điều mình muốn qua việc thực hiện nghệ thuật đàm phán, thỏa thuận trong chính môi trường sống

của trẻ. Chính sự đàm phán, thỏa thuận giúp trẻ có sự mặc cả với nhau và cùng hợp tác.

1.1.7. Hoạt động ngoài trời và vai trò của nó đối với việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)