PhầnII NỘI DUNG
2.2. Đề xuất một số biện pháp hình tổ chức hoạt động ngoài trờ
2.2.5. Biện pháp 5: Tạo tình huống có vấn đề trong khi hoạt động
a. Mục đích
Khi giải quyết các vấn đề xuất hiện trong quá trình hoạt động, trẻ phải xây dựng kế hoach hoạt động phù hợp, tự tìm kiến cách thức giải quyết nhiệm vụ, mâu thuẫn và kiểm tra kết quả hoạt động của nhóm. Chính biện pháp này tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của mình. Sự hướng dẫn của người lớn và sự tích cực hoạt động của bản thân trẻ sẽ khiến trẻ tự tin, đoàn kết, biết chia sẻ và hòa giải khi xảy ra mâu thuẫn trong nhóm . Trong quá trình giải quyết các vấn đề, trẻ phải huy động tư duy sáng tạo và khả năng phán đoán phát hiện ra cái mới, sẽ tạo cho trẻ niềm vui, niềm tin vào sức mình.
b. Ý nghĩa
Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi. Trong quá trình hoạt động ý thức bản thân được xác định rõ ràng, trẻ biết lựa chọn hoạt động, điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với bạn, với nhiệm vụ được giao trong nhóm, tạo sự kết nối giữa các thành viên. Vì vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời, giáo viên phải tạo ra các tính huống với mục đích rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ.
Các tính huống giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Giải quyết được nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ. + Các tình huống phải rõ ràng, phản ánh được thực tiễn phù hợp với nội dung hoạt động của trẻ.
c. Cách tiến hành
Tạo tình huống có vấn đề giúp trẻ mở rộng nội dung hoạt động. Đối với những trẻ khả năng hoạt động hạn chế thì tình huống đưa vào hoạt động nhằm giúp trẻ khắc phục những hạn chế từng bước nâng cao khả năng hoạt động nhóm của trẻ. Đối với những trẻ có khả năng hoạt động tốt thì việc tạo ra tình huống nhằm nâng cao yêu cầu kích thích tính sáng tạo, sự tương tác, giúp trẻ biết làm việc hướng tới mọi người và biết điều khiển quá trình trong hoạt động của nhóm, tăng cường tính chủ động, kỹ năng giao tiếp khi hoạt động, phức tạp hóa nội dung hoạt động và đa dạng hóa các mối quan hệ của trẻ trong quá trình nhóm hoạt động, tạo điều kiện để nhóm tự đưa ý tưởng hành động mới.
Giáo viên giới thiệu tình huống rồi trao đổi bàn bạc, khơi gợi để nhóm tích cực, chủ động nêu các vấn đề cần giải quyết phù hợp với nhiệm vụ của nhà giáo dục.
Cần đặt nhóm chơi vào các trạng thái cần giải quyết. Giáo viên dùng các câu hỏi mở để kích thích trẻ hứng thú giải quyết các tính huống, tạo cơ hội để tìm ra cách giải quyết của riêng mình đưa nhóm phát triển ngày càng tốt hơn. Để giải quyết tình huống, giáo viên sử dụng những câu hỏi mở đòi hỏi các nhóm phải huy động vốn kiến thức sẵn có của mình, trao đổi, bàn bạc, đề xuất các phương án giải quyết, dự báo các khả năng có thể xảy ra. Sau khi các nhóm đưa ra các
phương án giải quyết khác nhau, giáo viên khéo léo cùng trẻ lựa chọn nhóm có phương án tốt nhất áp dụng trong thực tiễn và tự giải quyết vấn đề.
Trong quá trình giải quyết tình huống, giáo viên mầm non không chỉ chú ý vào những câu trả lời của nhóm mà cả những phản ứng, những xúc cảm và các thao tác, hành động cũng như sự sáng tạo của các thành viên trong nhóm và quá trình cả nhóm bàn bạc, cùng làm việc.
Giáo viên có thể đưa ra các tình huống ngay khi nhóm thực hiện hoạt động để các nhóm trực tiếp giải quyết, có thể gợi ý trẻ cách giải quyết. Ví dụ: Khi nhóm trẻ cần thực hiện nhiệm vụ tưới cây nhưng không có xô đựng nước, trẻ có thể lấy nước vào chai hay chậu, cô xem giải quyết nếu trẻ chưa thể làm giáo viên sẽ hướng dẫn hay gợi ý cho trẻ cách giải quyết. Như vậy các xung đột này mang tính xã hội, trẻ bị đặt vào các xung đột, vào các hoàn cảnh trái ngược nhau và phải thoát ra các tình huống. Giáo viên phải thường xuyên tạo ra các tình huống trong các hoạt động để gợi lên ở trẻ thái độ, hành vi ứng xử tốt đẹp với những người xung quanh.
Như vậy, khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời cho trẻ, tình huống có vấn đề thường đặt ra ngay trong quá trình trẻ hoạt động. Tận dụng tình huống và tạo ra tình huống có vấn đề trong hoạt động của trẻ là khá phong phú, chúng ta phải biết lựa chọn và sử dụng cho phù hợp với đặc điểm của trẻ và diễn biến của quá trình hoạt động.
d. Điều kiện thực hiện
- Các tình huống đặt ra phải phù hợp với đặc điểm nằm trong khả năng giải quyết của trẻ, đặc biệt thông qua các tình huống trẻ có thể rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
- Giáo viên có thể đưa ra các gợi ý cho các nhóm giải quyết tình huống, giúp trẻ có thể liên kết lại với nhau để giải quyết vắn đề.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
1. Việc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi dựa trên cơ sở sau: Mục tiêu giáo dục trẻ mầm non và bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; Phù hợp với đặc điểm hoạt động ngoài trời của trẻ; Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 – 5 tuổi; Cơ sở lý luận về sự phát triển kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi được phân tích ở chương; Kết quả thực trạng và việc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi.
2. Chúng tôi đã xây dựng được các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi sau đây:
- Tổ chức môi trường hoạt động ngoài trời gợi mở, kích thích khả năng làm việc nhóm
- Mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi và mối quan hệ giữa các nhóm chơi. - Khuyến khích trẻ tự lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ hoạt động nhóm. - Khuyến khích trẻ tích cực tham gia đánh giá, tự đánh giá kết quả làm việc theo nhóm.
- Tạo tình huống có vấn đề trong khi hoạt động.
3. Mỗi biện pháp đều có mặt tác động khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ tương hỗ, qua lại mật thiết với nhau. Do vậy, khi thực hiện giáo viên cần phối hợp các biện pháp một cách linh hoạt để tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4- 5 tuổi đạt được hiệu quả cao nhất.
Chương 3
THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI