Cách tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 39 - 43)

PhầnII NỘI DUNG

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn

1.2.3. Cách tổ chức nghiên cứu

1.2.3.1. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá

a. Tiêu chí đánh giá

Để đánh giá mức độ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời, tôi xây dựng các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Chủ động thiết lập nhóm theo mục đích (2,5)

Tiêu chí 2: Biết cách thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm (2,5 điểm) Tiêu chí 3: Biết phối hợp, thương lượng với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm và giải quyết mâu thuẫn phát sinh (2,5 điểm)

Tiêu chí 4: Biết đánh giá đúng kết quả làm việc nhóm (2,5 điểm) b. Thang đánh giá: 5 mức độ: tốt, khá, trung bình, yếu, kém

Dựa vào tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi, chúng tôi phân loại theo thang điểm sau:

THANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG

Mức độ tốt: >8 đến 10 điểm

- Trẻ biết nhiệm vụ của nhóm, lên kế hoạch cho hoạt động của nhóm.

- Trẻ biết lắng nghe, hiểu lời bạn nói, tích cực giao tiếp, trao đổi và chấp nhận sự phân công công việc trong nhóm - Trẻ biết phối hợp với bạn, kiềm chế cảm xúc và đưa ra ý kiến của bản thân, lắng nghe nhu cầu mong muốn của bạn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhóm.

- Trẻ biết cùng nhau đánh giá kết quả công việc của nhóm đúng với nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.

Mức độ khá: >6 đến 8 điểm

- Trẻ biết tập hợp các bạn trong nhóm lại và xác định được nhiệm vụ của nhóm cần làm nhưng chưa lên được kế hoạch làm việc của nhóm.

- Trẻ biết lắng nghe, trao đổi, phân công công việc trong nhóm. Chấp nhận sự phân công công việc của nhóm.

- Trẻ thực hiện công việc với bạn đến cùng, biết trao đổi, giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong công việc. Tuy nhiên mối liên kết giữa trẻ không bền vững, vẫn có sự bất đồng giữa các trẻ. Trẻ đưa ra ra cách giải quyết mâu thuẫn từ gợi ý của người lớn

chỉ đánh giá một mặt nào đó của công việc. Mức độ TB: >4

đến 6 điểm

- Trẻ biết tập hợp các bạn trong nhóm lại với nhau nhưng vẫn chưa rõ nhiệm vụ của nhóm cần làm gì.

- Trẻ chấp nhận công việc của nhóm giao cho một cách thụ động.

- Trẻ phối hợp làm việc với bạn, nhưng thỉnh thoảng bỏ dở công việc nhóm. Khi mâu thuẫn xảy ra trẻ nhờ người lớn giải quyết mâu thuẫn với bạn khác.

- Trẻ đánh giá kết quả làm việc nhóm một cách chung chung, không rõ ràng.

Mức độ yếu: <2 đến 4 điểm

- Trẻ mất thời gian khá lâu mới thiết lập được nhóm.

- Trẻ biết lắng nghe, hiểu lời người khác nói nhưng không biết cách thỏa thuận, phân công công việc.

- Nhờ giáo viên giải quyết ngay khi có mâu thuẫn sảy ra. - Trẻ đánh giá kết quả làm việc nhóm một cách chung chung, không rõ ràng.

Mức độ kém: 0 đến 2 điểm

- Trẻ không biết thiết lập nhóm theo mục đích.

- Trẻ không biết cách thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm

- Trẻ làm việc độc lập, chưa biết cách phối hợp với bạn để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm cũng như giải quyết mâu thuẫn. Trẻ giải quyết mâu thuẫn theo hướng tiêu cực: La hét, cáu giận, đánh nhau, giằng đồ chơi, …

1.2.3.2.Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp khác nhau cho từng mục đích nghiên cứu, cụ thể:

a. Phương pháp điều tra

- Nhận thức của giáo viên về vai trò, vị trí về kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động ngoài trời, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, những kỹ năng làm việc nhóm của trẻ xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời.

- Thực trạng sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi của giáo viên và nguyên nhân của nó.

b. Phương pháp quan sát

Tôi tiến hành quan sát một số hoạt động trong hoạt động ngoài trời ở trường mầm non. Mục đích của việc quan sát nhằm:

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động ngoài trời.

- Xác định mức độ biểu hiện kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4 – 5 tuổi bằng các hoạt động của trẻ ở hoạt động làm việc nhóm.

- Đồng thời có cơ sở thực tiễn để so sánh, đối chiếu với kết quả thu được từ phiếu hỏi. Bên cạnh đó, xác định những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi tổ chức cho trẻ hoạt động ở hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ để đưa ra biện pháp khắc phục.

c. Phương pháp đàm thoại

Song song với việc điều tra sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến và quan sát hoạt động ngoài trời chúng tôi tiến hành đàm thoại, trao đổi ý kiến với các cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy về những nội dung đã có trong phiếu nhằm làm sáng tỏ hơn nhận thức của các giáo viên, các khó khăn của giáo viên gặp phải khi sử dụng biện pháp này hay biện pháp khác và cũng như nguyên nhân của những khó khăn đó. Ngoài ra, chúng tôi còn trò chuyện với trẻ để thấy được động cơ, nhu cầu của trẻ. Cho trẻ nói lên những điều mà trẻ quan tâm, những gì mà trẻ thấy được, quan sát được từ trải nghiệm, làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa rõ từ đó lập kế hoạch cho phù hợp với năng lực của trẻ, nhằm thúc đẩy khả năng làm việc nhóm của trẻ trong hoạt động ngoài trời.

d. Phương pháp khảo sát

Sử dụng phương pháp kháo sát dùng để khảo sát mức độ tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 – 5 tuổi. Từ đó đưa ra các nhận xét, biện pháp phù hợp với trẻ.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)