Quản lý công tác lập dự toán ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 60)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện

3.2.2. Quản lý công tác lập dự toán ngân sách cấp huyện

Để việc chấp hành và quyết toán ngân sách cấp huyện được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, hầu hết các tổ chức thụ hưởng ngân sách và các đơn vị dự toán của huyện Phú Bình đã ý thức được tầm quan trọng của công tác lập dự toán ngân sách hàng năm, trong đó đặc biệt là dự toán chi, vì huyện Phú Bình những năm trước đây với nền kinh tế còn yếu nên vẫn còn là huyện chưa tự cân đối được ngân sách, chủ yếu nhận trợ cấp bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.

Từ năm 2002 thực hiện Luật NSNN mới, huyện đã thực hiện việc cụ thể giao dự toán đến tận các đơn vị cơ sở đã làm tăng số đơn vị dự toán. Cụ thể, toàn huyện có 20 xã, 25 đơn vị dự toán, là các cơ quan hành chính sự nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trong đó có 22 trường tiểu học, 21 trường THCS. Do vậy, công tác lập dự toán nói chung và việc quản lý chi ngân sách trong khâu lập dự toán nói riêng gặp không ít khó khăn.

Ban đầu, việc dự toán chi ngân sách năm chi tiết, đầy đủ theo mục lục NSNN đối với các tổ chức và các đơn vị dự toán (đặc biệt là các đơn vị mới) đã không khỏi lúng túng khi xây dựng dự toán chi. Nhưng đến nay công tác lập dự toán của các tổ chức và các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện cơ bản đã tiến hành tốt, cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo củacác cơ quan Tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ở các đơn vị đã từng bước lập dự toán một cách khoa học và hợp lý. Trên cơ sở đó, việc lập dự toán chi ngân sách cấp huyện thuận lợi hơn.

Hàng năm, căn cứ quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, địa phương; hướng dẫn của UBND tỉnh về lập dự toán ngân sách, định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do UBND tỉnh quy định, HĐND huyện quyết định

định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan đơn vị trực thuộc huyện và cấp dưới, các tổ chức thụ hưởng ngân sách và các đơn vị dự toán có trách nhiệm lập dự toán theo mục lục NSNN và biểu mẫu do Bộ tài chính quy định, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện vào khoảng 20 tháng 7 hàng năm.

Để quản lý chi ngân sách cấp huyện được tốt thì công tác lập dự toán chi tại các tổ chức được ngân sách hỗ trợ và các đơn vị dự toán phải được quan tâm đúng mức. Ở các đơn vị này, việc chi tiêu thường khá phức tạp, vì vậy các đơn vị lập dự toán thường là xây dựng trên cơ sở bám sát thực tế, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và có sự ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chi cho khoa học công nghệ môi trường, chi cải tạo giống cây, con; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chi cho công tác xóa đói giảm nghèo… triệt để tiết kiệm chi hành chính, hạn chế mua sắm, sửa chữa trang thiết bị khi chưa cần thiết.

Hiện nay, tại các đơn vị dự toán huyện, trong khâu lập dự toán đều đề ra khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể lương và các khoản có tính chất lương) để làm nguồn tăng lương. Ngoài ra, còn đề ra khoản tiết kiệm 3% chi thường xuyên (không kể lương và các khoản có tính chất lương) nhằm tạo nguồn để đổi mới trang thiết bị. Đây là một chủ trương đúng đắn và đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn, bởi trong tổng chi ngân sách cấp huyện thì chi thường xuyên luôn là khoản chi lớn nhất chiếm khoảng 80%. Để thực hiện việc tiết kiệm 13% chi thường xuyên ( không kể lương và các khoản có tính chất lương), tức là giảm các khoản chi khác như: chi quản lý(chi vật tư văn phòng, hội nghị, tiền thưởng, chi khác ngân sách…) đòi hỏi các đơn vị phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Tuy nhiên, một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN đó là việc triển khai thực hiện Nghị định số: 117/2013/NĐ-CP nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Thông tư số: 71/2014/TTLT-BTC-BNV, ngày 30 tháng 05 năm 2014của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Bảng 3.1: Cơ cấu dự toán thu ngân sách huyện giai đoạn 2013-2015 Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Dự toán 2013 Tỷ trọng (%) Dự toán 2014 Tỷ trọng (%) Dự toán 2015 Tỷ trọng (%) TỔNG CỘNG 286.730,0 100,00 312.580,0 100,00 339.484,0 100,00 A Tổng thu NSNN trên địa bàn 36.820,0 12,84 39.900,0 12,76 43.240,0 12,74 I Thu cân đối (trừ tiền

đất) 21.820,0 59,26 29.900,0 74,94 30.240,0 69,94 1 Thu từ DNNN (thuế

XD ngoài tỉnh) 1.600,0 7,33 800,0 2,68 1.200,0 2,78

2 Thu từ DN đầu tư

nước ngoài 0,00 3 Thu từ khu vực CTN ngoài QD 7.100,0 32,54 10.690,0 35,75 10.500,0 24,28 4 Thuế sử dụng đất NN 50,0 0,23 60,0 0,20 60,0 0,14 5 Thuế Thu nhập cá nhân 1.610,0 7,38 1.650,0 5,52 1.800,0 4,16 6 Thu lệ phí trước bạ 7.400,0 33,91 10.300,0 34,45 10.400,0 24,05 7 Thu phí xăng dầu 0,00 0,00 0,00 8 Thu phí và lệ phí 1.100,0 5,04 1.440,0 4,82 1.100,0 2,54 9 Thu thuế sử dụng đất

phi nông nghiệp 660,0 3,02 1.020,0 3,41 1.060,0 2,45 10 Thu tiền cho thuê đất 550,0 2,52 650,0 2,17 640,0 1,48 11 Thu tại xã 350,0 1,60 480,0 1,61 380,0 0,88 12 Thu khác 1.400,0 6,42 2.810,0 9,40 3.100,0 7,17 II Thu tiền sử dụng đất 15.000,0 40,74 10.000,0 25,06 10.000,0 23,13

B Thu bổ sung NS từ

cấp trên 249.910,0 87,16 272.680,0 87,24 296.244,0 87,26

(Nguồn: Phòng TC-KH huyện Phú Bình)

Bảng 3.2: Cơ cấu dự toán chi ngân sách huyện giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Dự toán 2013 Tỷ trọng (%) Dự toán 2014 Tỷ trọng (%) Dự toán 2015 Tỷ trọng (%) TỔNG CHI NS 343.651,5 100,00 378.196,0 100,00 337.244,0 100,00

A Chi cân đối NS 285.328,0 83,03 311.342,0 82,32 331.244,0 98,22

I Chi đầu tư phát

triển 12.700,0 4,45 9.000,0 2,89 9.000,0 2,67

Tr. Đó: - Chi ĐT từ nguồn thu tiền SDĐ

12.700,0 9.000,0 9.000,0 - Chi XDCB và

XDCSHT NT

- Chi đầu tư xây

dưng trụ sở xã

- Chi XD công trình từ nguồn XSKT

II Chi thường xuyên 268.228,0 94,01 296.332,0 95,18 322.144,0 95,52

1 Chi quốc phòng 7.090,0 2,64 6.991,0 2,36 4.571,2 1,42 2 Chi an ninh 5.303,0 1,98 6.192,0 2,09 5.251,8 1,63 3 Chi sự nghiệp GD

- ĐT &DN 158.028,0 58,92 177.642,0 59,95 189.574,0 58,85 4 Chi sự nghiệp văn

hóa thông tin 988,0 0,37 1.019,0 0,34 1.089,0 0,34 5 Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình 948,0 0,35 1.069,0 0,36 1.104,0 0,34 6 Chi sự nghiệp TD- TT 591,0 0,22 441,0 0,15 341,0 0,11 7 Chi đảm bảo xã hội 15.995,0 5,96 15.671,4 5,29 15.418,0 4,79 8 Chi sự nghiệp KT 12.372,5 4,61 11.649,0 3,93 17.716,0 5,50 9 Chi sự nghiệp môi

10

Chi Q.lý hành chính, Đảng, đoàn thể

61.377,0 22,88 69.632,0 23,50 80.652,0 25,04

11 Chi hoạt động của

các Hội đặc thù 2.174,0 0,81 1.194,6 0,40 2.630,0 0,82 12 Chi khác ngân

sách 1.430,0 0,53 1.741,0 0,59 1.800,0 0,56

III Chi chuyển nguồn

IV Dự phòng NS 4.400,0 1,54 6.010,0 1,93 6.100,0 1,81

B Trợ cấp NS cấp

dưới 58.323,5 16,97 66.854,0 17,68 0,0 0,00

(Nguồn: Phòng TC-KH huyện Phú Bình)

Huyện Phú Bình đã chủ động xây dựng và giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015, tổ chức thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Thông tư số 71, giúp cho các đơn vị dự toán thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước. Đây là một trong những công việc ưu tiên thực hiện ngay, bới có gắn quyền lợi và trách nhiệm với nhau thì chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí mới có thể thực hiện có hiệu quả.

Có thể thấy rõ trong cơ cấu dự toán thu bảng 3.1 ngoài việc dựa vào thu từ ngân sách cấp trên là chủ yếu thì trong cơ cấu phần thu còn lại dự toán thu trên địa bàn tập trung chủ yếu vào thu thuế, phí và lệ phí. Năm 2013 dự toán thu tiền sử dụng đất cao nhất trong 3 năm 2013, 2014, 2015 do 1 diện tích lớn đất được đền bù giải phóng phục vụ cho khu công nghiệp Yên Bình vì vậy từ năm 2014 trở đi tiền thu sử dụng đất chính thức giảm.

Bảng 3.2 có thể thấy được việc dự toán chi phối hầu hết các hoạt động kinh tế-xã hội trên địa bàn, việc chi tiêu như thế nào đều do thu đảm bảo. Trong tổng dự toán chi thì dự toán chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm tới 95% trong tổng chi cân đối ngân sách hàng năm. Chi cân đối ngân sách gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, hạng mục này chiếm 98.22% trong tổng chi ngân sách.

Do địa phương quản lý rộng, thêm vào đó trình độ cán bộ kế toán ngân sách xã và cán bộ kế toán tại các đơn vị dự toán không đồng đều, có nơi kiêm nhiệm, có

nhiều cán bộ kế toán mới chỉ được bồi dưỡng kiến thức qua những đợt tập huấn ngắn ngày, một số cán bộ còn đang đi học các lớp trung cấp kế toán, đại học tại chức, một số đơn vị chưa lập được dự toán theo đúng mục lục NSNN và các văn bản hướng dẫn. Mặt khác, cũng từ vấn đề con người, vấn đề trình độ mà thời gian lập và gửi dự toán để xét duyệt của tổ chức và các đơn vị dự toán thường bị chậm so với thời gian giao dự toán cho các đơn vị, thậm chí có năm đến khoảng 15 tháng 01 năm ngân sách dự toán mới được giao, làm cho việc triển khai công việc những tháng đầu năm còn gặp khó khăn.

Như vậy còn một số tổ chức, một số đơn vị dự toán của huyện chưa chú trọng tới công tác lập dự toán ngân sách của đơn vị mình mà chỉ làm hình thức, đối phó. Nhưng phần lớn các tổ chức, các đơn vị đều nhận thức được việc quản lý chi của đơn vị mình phải được tổ chức quản lý từ khâu lập dự toán trở đi. Bởi thông qua việc lập dự toán ngân sách của các đơn vị được tốt thì khâu chấp hành và quyết toán mới có thể thực hiện tốt, giúp cho các đơn vị thực hiện thu đúng, thu đủ, đúng chế độ, nhiệm vụ đã có trong dự toán. Đồng thời, góp phần giảm bớt việc chi sai chế độ, gây lãng phí tiền của Nhà nước. Việc quản lý chi ngân sách trong khâu lập dự toán chặt chẽ ngay tại các đơn vị sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chi ngân sách cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)