Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý ngân sách trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 55)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện

3.2.1. Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý ngân sách trên địa bàn huyện

3.2.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý ngân sách

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách huyện Phú Bình

(Nguồn: Phòng TC-KH huyện Phú Bình)

UBND Huyện Phú Bình Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên

Trưởng phòng TC-KH Huyện Phú bình Phó phòng Phó phòng Bộ phận kế hoạch kinh tế xã hội Bộ phận ngân sách huyện Bộ phận ngân sách xã Bộ phận hành chính đơn vị Bộ phận XDCB GPMB

Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Phú Bình là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Phú Bình có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý điều hành thu - chi ngân sách địa phương theo luật ngân sách.

Trình UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn huyện.

Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm theo quy định gửi UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt.

Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, thị trấn, lập phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

Trong trường hợp cần thay đổi dự toán thì báo cáo UBND huyện lập dự toán điều chỉnh trình HĐND huyện phê chuẩn.

Hướng dẫn kiểm tra việc quản lý, thực hiện quyết toán ngân sách cấp xã. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính, hợp tác xã, dịch vụ nông nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc cấp huyện.

Phối hợp với các cơ quan thuế trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý, thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định quyết toán thu chi ngân sách xã, thị trấn, lập quyết toán thu - chi ngân sách cấp huyện.

Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên, quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Quản lý giá theo quy định của UBND tỉnh, báo cáo tình hình giá cả thị trường trên địa bàn, kiểm tra thực hiện niêm yết giá của các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.

- Đối với bộ phận ngân sách cấp huyện, ngân sách xã, thị trấn

Giúp Lãnh đạo của phòng hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch ngân sách, tổng hợp kế hoạch ngân sách cấp huyện, xã, thị trấn. Kiểm tra việc xây dựng và chấp hành ngân sách ở đơn vị và các xã, thị trấn. Bám sát với các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương.

Quản lý cấp phát và thông báo dự toán, thông báo vốn đầu tư XDCB các khoản chi ngân sách theo luật ngân sách Nhà nước cho các đơn vị dự toán và ngân sách xã, thị trấn.

Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kiểm toán, lập tổng quyết toán ngân sách địa phương theo luật ngân sách Nhà nước.

Theo dõi, quản lý các khoản ngân sách vay và thu nợ các khoản ứng cho vay từ ngân sách, quản lý tài sản từ nguồn ngân sách, các dự án, vốn viện trợ…

- Đối với bộ phận tổng hợp kế hoạch

Hướng dẫn xây dựng, tổng hợp kết quả thảo luận dự toán ngân sách địa phương của các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn.

Tổng hợp dự toán thu chi ngân sách cấp huyện hàng năm phục vụ tốt cho công tác thảo luận với Sở Tài chính.

3.2.1.2. Cơ chế quản lý ngân sách tại Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên a. Các chính sách chế độ

Trên địa bàn huyện Phú Bình, cơ chế quản lý thu, chi ngân sách xã được thực hiện trên cơ sở Luật Ngân sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách, các luật và các văn bản quy định chế độ khác có liên quan của Trung ương, của tỉnh và địa phương

*) Quy định thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện và cấp xã

1. Thu và chi ngân sách cấp huyện

- Các nguồn thu của ngân sách cấp huyện gồm:

+ Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%.

+ Các khoản thu phân theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.

- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện gồm:

+ Chi đầu tư phát triển. + Chi thường xuyên.

+ Chi bổ sung cho ngân sách xã.

+ Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.

2. Thu và chi ngân sách cấp xã

- Các nguồn thu của ngân sách cấp xã gồm:

+ Các khoản thu ngân sách xã, thị trấn hưởng 100%.

+ Các khoản thu phân theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp huyện với ngân sách xã, thị trấn.

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện.

- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã gồm:

+ Chi đầu tư phát triển. + Chi thường xuyên.

+ Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau

*)Quy định tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa ngân sách cấp huyện và cấp xã.

- Các khoản thu ngân sách xã, thị trấn hưởng 10%, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng ngoài quốc doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Còn lại 90% ngân sách cấp huyện hưởng.

- Các khoản thu ngân sách xã, thị trấn hưởng 70%, bao gồm: Thuế môn bài cá nhân và hộ kinh doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, lệ phí trước bạ nhà đất. Còn lại 30% ngân sách cấp huyện hưởng.

b. Cơ chế quản lý thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện

- Đối với cơ chế tự kiểm tra:Giúp cho UBND huyện kịp thời phát hiện những sai sót trong quản lý điều hành ngân sách xã để điều chỉnh, khắc phục. Tuy nhiên, việc tự kiểm tra chưa được thực hiên thường xuyên và toàn diện, giám sát còn ở góc độ nhỏ lẻ.

- Đối với cơ chế kiểm tra, thanh tra: Qua kiểm tra, thanh tra giúp kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, nhưng chủ yếu tập trung ở những xã lớn ở khu vực trung tâm huyện, chưa chú trọng xã khó khăn, vùng sâu vùng xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 55)