Công tác kiểm tra ngân sách huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 89)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện

3.2.5. Công tác kiểm tra ngân sách huyện

- Công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; công khai dự toán năm của các đơn vị về cơ bản thực hiện theo qui định.

*) Kiểm tra việc lập dự toán ngân sách

Định kỳ hàng năm các đơn vị tiến hành tự kiểm tra công tác lập dự toán ngân sách, công khai dự toán năm tại đơn vị mình. Các căn cứ lập dự toán thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp I, các hướng dẫn của của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đối với đơn vị dự toán cấp II…

Tiến hành kiểm tra định kỳ hàng năm đối với việc lập dự toán chi ngân sách theo hai nội dung riêng biệt: phần kinh phí thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ. Các đơn vị đã cơ bản thực hiện tốt việc lập dự toán theo quy định.

- Dự toán thu ngân sách: UBND huyện đã xây dựng dự toán thu bằng số dự

toán tỉnh giao (năm 2015tăng 8.37%số thực hiện năm 2014). Qua kiểm tra phần thu ngân sách năm 2015mặc dù đã được cải thiện, bớt khó khăn hơn so với năm 2014 tuy nhiên do tình hình kinh tế năm 2015vẫn còn nhiều vướng mắc vì vậy để hoàn thành nhiệm vụ thu, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo huyện, sự cố gắng, nỗ lực lớn của các ngành, các cấp và sự hỗ trợ của huyện đối với hoạt động của các doanh nghiệp.

- Dự toán chi ngân sách địa phương:Ban kiểm tra ngân sách thống nhất với

số chi ngân sách địa phương, số chi ngân sách huyện(bao gồm cả chi ngân sách xã, phường, thị trấn). Ban KTNS nhất trí với tổng chi ngân sách huyện như đề nghị của UBND huyện; thống nhất thực hiện định mức chi khác như năm 2015 trong phần kinh phí giao tự chủ của các đơn vị.

Đối với số bổ sung từ ngân sách huyện cho ngân sách xã, thị trấn: tập trung thu hút các dự án trọng điểm vào địa bàn, như: Dự án đường đến trung tâm xã Tân Đức - Tân Hòa - Tân Thành - Tân Kim, huyện Phú Bình với tổng mức đầu tư32 tỷ đồng; Dự án đường cứu hộ, cứu nạn trong vùng mưa lũ huyện Phú Bình với tổng mức đầu tư 44 tỷ đồng; Đường Điềm Thụy đi Nga My với tổng mức đầu tư 21 tỷ đồng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

Đường từ trung tâm huyện Phú Bình đến UBND xã Tân Hòa tổng mức đầu tư 8,7 tỷ đồng. Đặc biệt, huyện đã thu hút được 07 dự án FDI vào hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp Điềm Thụy với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng. trong đó hầu hết dự án bố trí vốn vượt dự toán, 2 dự án không đủ thủ tục (Đường Điềm Thụy đi Nga My và 1 dự án nhà máy của Hàn quốc). Ban KTNS đề nghị UBND giải trình làm rõ và kiến nghị HĐND giao UBND rà soát lại phương án theo hướng đảm bảo đúng nguyên tắc, tăng vốn cho các công trình có khả năng hoàn thành, ưu tiên cho những công trình cấp thiết cần thực hiện sớm trong năm 2016, đúng đối tượng, phù hợp với danh mục kế hoạch đầu tư 3 năm và đảm bảo chỉ bố trí vốn cho các dự án khi đủ thủ tục theo quy định.

*) Kiểm tra việc thực hiện dự toán

Cơ quan kiểm tra thẩm tra xem xét các cơ quan chủ quản cấp trên (đơn vị dự toán cấp I) phân bổ dự toán cho đơn vị dự toán cấp dưới, căn cứ vào dự toán do cơ quan nhà nước đều thực hiện đúng thẩm quyền.

Hàng năm cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra để nắm bắt và báo cáo với cơ quan nhà nước là UBND và HĐND về kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại từ đó phát huy thế mạnh, đưa ra giải pháp cho những mặt yếu. Công tác kiểm tra sử dụng kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, xem xét từng khoản chi phí thực hiện chế độ tự chủ trên địa bàn huyện đều thực hiện đúng quy định không vượt quá định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Các chứng từ hoá như đối với khoản chi thanh toán cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mướn, chi vật tư, văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, chi công tác phí trong nước, hội nghị, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón khách nước ngoài vào Việt Nam đều được thực hiện đúng quy tắc, hợp lý.

Điển hình như kết quả kiểm tra cho thấy năm 2015, huyện Phú Bình đã thực hiện thu đúng thu đủ đảm bảo cho các nhu cầu chi tiết kiệm trong tỉnh nhằm phát triển kinh tế xã hội, huyện được tỉnh giao thu 41,24 tỷ đồng, huyện giao thu 43,24 tỷ đồng, trong đó có 10 tỷ đồng tiền đất. Kết thúc năm, tổng số thu toàn huyện đạt 97 tỷ đồng, bằng 224% dự toán huyện giao, tăng 118% so với năm 2014. Đây là năm huyện có số thu cao nhất từ trước đến nay, cũng là năm đầu tiên có số vượt thu lên tới vài

chục tỷ đồng. Trong số 12 nguồn thu, có 9 nguồn vượt dự toán, gồm: Thu thuế đối với doanh nghiệp (DN) xây dựng ngoại tỉnh được 5,28 tỷ đồng, bằng 440% dự toán, thuế thu nhập cá nhân được 2,76 tỷ đồng, bằng 153,7% dự toán, tiền thuê đất được 33 tỷ đồng, bằng 906% dự toán huyện giao, thu lệ phí trước bạ đạt 16,6 tỷ đồng, bằng 160% dự toán, thu phí, lệ phí đạt 1,38 tỷ đồng, bằng 126% dự toán huyện giao. Tuy nhiên, vẫn còn 3 nguồn thu không đảm bảo kế hoạch là thuế ngoài quốc doanh được 7,7 tỷ đồng, bằng 73,38% dự toán; thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thu khác ngân sách được 2,75 tỷ đồng, bằng 89% dự toán.

Có được kết quả trên là do nhu cầu dịch vụ, tiêu dùng đã tăng cao, ngoài ra các ngành, địa phương trong huyện thực hiện tốt công tác tăng cường thu ngân sách, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản.

Công tác quản lý ngân sách trên địa bàn được quan tâm và thực hiện đúng quy định. UBND huyện đã chỉ đạo đảm bảo kịp thời các nguồn chi lương, trợ cấp xã hội và các khoản chi phát sinh, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, tiến hành công bố công khai dự toán ngân sách năm và thẩm định quyết toán năm 2015 cho các đơn vị theo kế hoạch.

Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các khoản thu đạt thấp, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo chế độ hiện hành. Tập trung thực hiện khai thác các khoản thu: thu tiền cấp quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất.... Đẩy mạnh các biện pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí ở các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước…

*) Kiểm tra việc quyết toán kinh phí

Quá trình kiểm tra xem xét việc chuyển nguồn kinh phí (nguồn thực hiện chế độ tự chủ và không thực hiện chế độ tự chủ) sang năm sau được thực hiện đúng với quy định của luật ngân sách và định hướng phát triển của huyện.

Qua kiểm tra lại số kinh phí tiết kiệm được, việc hạch toán kế toán và mục lục ngân sách được kế toán thực hiện đúng quy định.Việc quyết toán ngân sách thực hiện đúng thời hạn, các biểu mẫu đúng quy định, ngoài ra các quyết toán đều được công khai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

Kết quả kiểm tra còn cho thấy chi cục Thuế Phú Bình đã trở thành một trong 3 đơn vị của tỉnh về đích trước kế hoạch, được Cục Thuế tỉnh khen thưởng đột xuất. Cùng với các biện pháp hỗ trợ trên, Chi cục còn quan tâm làm tốt công tác thanh, kiểm tra thuế, tạo ra cho người nộp thuế ý thức nghiêm túc chấp hành các quy định.

Trong năm, số hồ sơ được kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế là 145; số đơn vị được kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế là 21, đạt 131% kế hoạch. Qua thanh, kiểm tra, số thuế bị truy thu và xử lý phạt là hơn 1,1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó đối với một số nguồn thu không mang tính ổn định và dễ bị thất thoát như doanh nghiệp xây dựng cơ bản ngoại tỉnh, Chi cục đã thành lập tổ công tác để quản lý các nhà thầu; phối hợp với chủ đầu tư, Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh và cơ quan thuế tỉnh bạn để nắm bắt địa chỉ, số điện thoại của nhà thầu, dự toán dự án, tiến độ giải ngân… để có biện pháp đôn đốc, nhắc nhở và thực hiện thu hợp lý. Nhờ đó, tuy đây là nguồn thu khó nhưng Chi cục vẫn vượt kế hoạch ở mức cao.

Qua kiểm tra cũng cho thấy hiện nay công tác thực hành chống thất thoát, lãng phí ngày càng được chú trọng với mục tiêu đảm bảo, tiết kiệm chi thường xuyên , huyện Phú Bình đã thực hiện điều hành ngân sách để đảm bảo tiết kiệm, cụ thể: Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên trừ các khoản tiền lương và có tính chất lương; Tạm giữ lại 50% dự toán chi dự phòng để chủ động xử lý khi nguồn thu NSNN giảm lớn; rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn; bố trí vốn đầu tư đảm bảo tập trung, chống dàn trải, chống thất thoát, lãng phí; ưu tiên bố trí cho các nhiệm vụ quan trọng; tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên cho bộ máy quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công…

Trong tổ chức thực hiện, các cấp, các ngành cũng đã chủ động tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; cắt giảm tối đa các khoản chi tổ chức lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ khởi công, khánh thành, công tác phí trong và ngoài nước; sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 89)