5. Bố cục của luận văn
1.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước một số huyện
1.3.1.1. Kinh nghiệm huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận
Trong 5 năm qua, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện liên tục có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 7,7%, tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 là 957.734 triệu đồng, tăng 118,6% so với giai đoạn 2006 - 2010.
Đạt được những kết quả như trên là do được sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các địa phương, đặc biệt là có sự phấn đấu, nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức ngành thuế và sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp, doanh nhân, các hộ kinh doanh cá thể, các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện.
Mặc dù quy mô ngân sách và tốc độ gia tăng hàng năm đạt khá, nhưng chưa đạt theo chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần VII đề ra (tăng thu ngân sách nhà nước bình quân đạt 7,7%/ năm so với chỉ tiêu 14 - 15%/năm), tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn thấp hơn tốc độ tăng chi ngân sách địa phương nên ngân sách cấp huyện phải nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên để cân đối chi ngày càng tăng; quy mô ngân sách có tăng hàng năm nhưng vẫn còn nhỏ.
Trong giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, tiếp tu ̣c xác đi ̣nh thu ngân sách là mô ̣t trong những nhiê ̣m vu ̣ trọng tâm hàng đầu của huyê ̣n, phấn đấu thu ngân sách đa ̣t và vượt chỉ tiêu thu ngân sách do tỉnh giao, tốc đô ̣ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm không thấp hơn giai đoa ̣n 2011 - 2015; Tuy Phong đề ra một số nhiê ̣m vụ, giải pháp tro ̣ng tâm như sau:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật về thuế bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh nắm bắt kịp thời, đầy đủ các chính sách, pháp luật về thuế. Tăng cường công tác hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và thực hiện tốt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020;
2. Thực hiện các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tạo nguồn thu lớn, ổn định và bền vững cho ngân sách địa phương, trong
đó tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án sản xuất - kinh doanh dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các chủ đầu tư về các thủ tục đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh trật tự,… để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm đưa dự án vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách; đồng thời tập trung các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách.
3. Tập trung tăng cường thu nghĩa vụ tài chính trên lĩnh vực đất đai thông qua công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu nợ theo quy định; triển khai lập, rà soát quy hoạch các khu dân cư trên địa bàn huyện và xây dựng các giải pháp đồng bộ để xây dựng, hoàn chỉnh các khu dân cư trên địa bàn, khai thác tốt quỹ đất các khu dân cư để đưa ra bán đấu giá cho nhân dân có nhu cầu về đất ở, tăng nguồn thu cho ngân sách.
4. Tập trung quản lý tốt khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, đảm bảo việc khai thác phải đúng quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt và cấp phép khai thác, tổ chức thu đúng, thu đủ vào ngân sách từ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản. Kiên quyết xử lý các trường hợp khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép, truy thu và xử phạt nghiêm các trường hợp khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép hoặc không thực hiện nộp tiền khai thác tài nguyên khoáng sản vào ngân sách theo đúng quy định của pháp luật.
5. Tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra nhằm chống thất thu ngân sách, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại, buôn lậu, chuyển giá. Triển khai thực hiện tích cực các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, xử lý nợ đúng quy định của pháp luật.
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
Trên cơ sở dự toán thu NSNN được giao trong năm 2015, ngay từ những tháng đầu năm, Chi cục Thuế huyện Bình Xuyên xây dựng kế hoạch, tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp tích cực nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác thu trên địa bàn. Các thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, rõ ràng, minh bạch,
công khai, nội dung công việc chính xác nhanh chóng, tiết kiệm thời gian của người nộp thuế. Chi cục phát động phong trào thi đua hoàn thành dự toán thu ngân sách cả năm tới toàn thể cán bộ công chức trong toàn đơn vị; tiến hành giao kế hoạch thu cho từng đội thuế, triển khai các biện pháp quản lý thuế, khai thác có hiệu quả các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, tăng cường các biện pháp thu nợ.
Đối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chi cục thuế tổ chức hướng dẫn các đơn vị thực hiện kê khai và quyết toán thuế qua mạng. Đến nay, 100% số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện việc kê khai và quyết toán thuế qua mạng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình nộp thuế của các đối tượng nộp thuế. Qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm hành chính về thuế; tiến hành khoanh nợ và thu các khoản nợ thuế kéo dài nhằm chống thất thu NSNN.
6 tháng đầu năm 2016, huyện Bình Xuyên đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Chi cục Thuế huyện tích cực hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách xây dựng dự toán ngân sách theo phân cấp; lập dự toán các khoản thu; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý tài chính, thẩm định giá, chế độ tài chính, kế toán các cấp, các ngành, đơn vị… nhờ vậy, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt đạt gần 330 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2015. Các lĩnh vực có nguồn thu lớn là: Công thương nghiệp ngoài quốc doanh; thu khác ngân sách; thu tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thu lệ phí trước bạ…
Từ nay đến cuối năm, huyện Bình Xuyên tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện đồng bộ các giải pháp chống thất thu, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời. Tích cực đấu giá quyền sử dụng đất và khai thác các nguồn thu từ đất, rà soát các khoản thu nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính vào ngân sách Nhà nước; phấn đấu thu đạt 507,7 tỷ đồng, hoàn thành dự toán ngân sách tỉnh giao năm 2016.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Phú Bình
Qua nghiên cứu công tác quản lý thu chi ngân sách ở hai địa phương trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Hầu hết các địa phương đều tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu được cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các xã, phường trong công tác thu ngân sách.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, HĐND và sự điều hành của UBND các cấp trong công tác quản lý ngân sách của huyện.
- Trong quá trình quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách đảm bảo sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả và chống lãng phí.
- Đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.
- Quản lý NSNN có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý NSNN theo đúng quy định.
- Kiểm tra quyết toán thu, chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý thu, chi NSNN.
- Công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán quản lý NSNN luôn coi trọng hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
- Chủ động khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương để tận thu NSNN.Có kế hoạch cụ thể, chi tiết ngay từ đầu năm NS đối với các khoản thu từ tiền đất để tăng tích lũy chi đầu tư XDCB.