Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 42)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu Luật ngân sách nhà nước năm 2015; Các Nghị định hướng dẫn thực hiện luật ngân sách năm 2015; Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Báo cáo dự toán ngân sách giai đoạn (2010-2015)- UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước huyện Phú Bình các năm 2013 - 2014 - 2015.

Các số liệu về kinh tế xã hội trong niên giám thống kê huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2015.

2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

*) Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở tổng hợp thông tin thứ cấp là các bài báo, báo cáo tổng kết, sơ kết của huyện Phú Bình, các số liệu có liên quan; Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị.

Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện luận văn. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Phú Bình.

Đồng thời trên cơ sở phân tích giữa lý luận và thực tiễn, thông qua việc sử dụng số bình quân, phần trăm đối với từng chỉ tiêu, tiến hành phân tích theo từng góc độ hướng tới, sau đó tổng hợp khái quát để thấy được xu hướng, đánh giá đối với từng vấn đề được đưa ra. Các số liệu thu thập được từ bảng đã được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

*) Phương pháp so sánh:

Nhằm so sánh, đánh giá và kết luận về tình hình quản lý ngân sách cấp huyện. Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế - xã hội; trong luận văn sử dụng phương pháp này để xác định mức độ biến động của công tác thu chi ngân sách và quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2013 - 2015. Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự thông qua các tỷ số, so sánh các nguồn khác nhau về thời gian, không gian để có nhận xét đúng đắn về công tác quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế bao gốm nhiều nội dung khác nhau:

So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số định mức để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm (%) hay số chênh lệch tăng giảm.

So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số liệu cùng kỳ năm trước hoặc các năm trước. Mục đích cảu việc so sánh này là để thấy được sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu thu chi qua những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển trong tương lai.

Ngoài ra trong phân tích thường phải so sánh giữa tổng thu và tổng chi để xác định kết quả thực hiện hoặc so sánh giữa các chỉ tiêu cá biệt với các chỉ tiêu chung để xác định tỷ trọng của nó trong chỉ tiêu chung...

*) Phương pháp ma trận SWOT

Thực chất phương pháp này là phân tích những mặt mạnh (S - Srengths), những mặt yếu (W - Weaknesses), Các cơ hội (opportunities) và các nguy cơ (T- Threats), phối hợp các mặt đó để xác định, lựa chọn phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách nhà nước. Sau khi xác định yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, có thể lập thành ma trận SWOT:

Ma trận SWOT Cơ hội Nguy cơ

Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội Phối hợp S/T Tận dụng điểm mạnh để hạn chế nguy cơ Điểm yếu (W) Phối hợp W/O Hạn chế điểm yếu để nắm bắt cơ hội Phối hợp (W/T)

Tối thiểu điểm yếu để ngăn chặn nguy cơ bất lợi xảy ra Dựa vào phương pháp này xác định được những ưu điểm của huyện Phú Bình trong công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước huyện, thấy được những điểm mạnh mà huyện có được, những điểm yếu còn tồn tại và những nguy cơ có thể xảy ra nếu không hạn thế những điểm yếu đó. Từ đó đưa ra được được những phương pháp hiệu quả cho hoạt động nâng cao công tác quản lý thu chi ngân sách huyện trên địa bàn huyện Phú bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 42)