Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý ngân sách huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 94)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý ngân sách huyện Phú Bình

Trong mỗi giai đoạn khác nhau, mức độ, nội dung cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cũng có sự khác nhau. Các nhân tố chủ yếu tới những ảnh hưởng đó bao gồm:

*) Nhân tố bên ngoài

- Vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên tư tài nguyên đất đai, khí hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thu và nhu cầu chi cho các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn. Việc thu ngân sách một phần được thực hiện bởi các cán bộ thuế phường, xã tới tận nơi các hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể. Do đặc điểm nhiều vùng sâu vùng xa nên việc đi lại bị cản trở rất nhiều, có trường hợp đi cả ngày để thu vài hộ song lại chẳng thể thu được của hộ nào.

- Định hướng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, tỉnh Thái Nguyên nói chung và Huyện Phú Bình nói riêng, thực trạng tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện cũng tác động rất lớn tới hoạt động thu chi ngân sách huyện

Nhà nước định hướng về việc hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Điều đó được thực hiện thông qua các chính sách thuế và chính sách chi tiêu của ngân sách chính phủ đưa cụ thể tới ngân sách tỉnh và ngân sách huyện để vừa kích thích và vừa gây sức ép với các doanh nghiệp, nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế những năm gần đây trên địa bàn đã có lúc rất nhiều doanh nghiệp phải đình trệ sản xuất bởi không tìm được đơn hàng, không tìm được đầu ra cho hàng hóa xuất khẩu trong khi đó lạm phát ở mức cao.

Trước tình hình đó, huyện đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng giảm 0,3% đã được tỉnh thông qua trong kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015. Tuy nhiên khi điều chỉnh giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng lại giữ nguyên các chỉ tiêu về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và các chỉ tiêu về tài chính ngân sách.

Trước tình hình đó chung của đất nước chứ không riêng huyện Phú Bình do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ điều hành chính sách tài khóa theo hướng chủ động, tích cực cả trong thu và chi ngân sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

bảo an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trong tình hình mới và ứng phó hiệu quả trước tác động của diễn biến giá dầu thế giới.

Cụ thể chính sách thu ngân sách đã được áp dụng theo hướng cắt, giảm và gia hạn thời gian nộp hàng loạt các sắc thuế, khoản thu ngân sách nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động SX-KD của doanh nghiệp, từ đó hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành kinh tế, tạo động lực và sức bật dậy cho các doanh nghiệp trước sự suy thoái của kinh tế thế giới. Tuy nhiên điều đó đã ảnh hưởng tới quy mô thu ngân sách nhà nước huyện khiến các khoản thu ngân sách khó khăn hơn trong khi chi tiêu là thiết yếu.

Đối với nhiệm vụ chi, thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển KT- XH, đáp ứng các nhu cầu an sinh xã hội, quy mô chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này năm 2015 đã tăng 42% so với năm 2014, chiếm khoảng 32% GDP huyện. Chi đầu tư phát triển và tăng khá mạnh trong những năm gần đây do có sự tham gia của khu công nghiệp Yên Bình đặc biệt tăng hơn 100% so với năm 2014. Tỷ lệ chi đầu tư cho phát triển tăng vượt bậc như vậy đã góp phần tích cực cho đầu tư cơ sở hạ tầng KT- XH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách phát triển giữa khu vực thành thị - nông thôn, vùng núi, vùng sâu với vùng đồng bằng.

Hiện nay với định hướng của tỉnh tới năm 2020 huyện Phú Bình có 2 siêu thị loại III. Phát triển chợ đầu mối Thượng Đình phía Bắc huyện Phú Bình (gắn liền với vùng nguyên liệu nông sản thực phẩm tươi sống trên địa bàn phục vụ cho Thành phố Thái Nguyên, diện tích khoảng 15.000 m2; xây dựng TTTM14 Phú Bình thuộc địa phận xã Kha Sơn; Ở các đô thị mới có thể cho phép hình thành thêm từ 1 đến 2 TTTM hạng III theo quy hoạch đô thị được duyệt. Từ những nhu cầu trên ngân sách huyện bắt buộc phải thực hiện kế hoạch thu chi hợp lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện.

Thực tế hiện nay huyện Phú Bình đang trong quá trình công nghiệp hóa khá mạnh nền kinh tế huyện nhà do có sự tham gia rất lớn từ việc đầu tư tại khu công nghiệp Yên Bình. Khu công nghiệp được xây dựng kéo theo khá nhiều nhu cầu dịch vụ mà bản thân các hộ kinh doanh cá thể chưa 100% hoàn thành trách nhiệm đối với

cơ quan thuế với nhiều lý do được đưa ra rằng mới hoạt động nên chưa thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong khi thực tế lại khác.

- Do ảnh hưởng của cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp và tỷ lệ % phân chia các khoản thu và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới (trong năm tiếp theo của thời kỳ ổn định). Lập ngân sách nhà nước huyện dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành về thu chi ngân sách nhà nước như chi tiền lương, sinh hoạt phí cho cán bộ,... Đối với các cơ quan thụ hưởng ngân sách, việc lập dự toán ngân sách cho ngân sách của cơ quan phải dựa vào số kiểm tra về dự toán ngân sách được thông báo.

Đối với Hội đồng nhân dân căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương quyết định; dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết. Quy định này đảm bảo các khoản dự định chi sẽ phù hợp với tổng thể các khoản chi khác, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước đề ra trong năm ngân sách.

Tuy nhiên quy định này một mặt tạo ra sự công khai cho việc thực hiện chi ngân sách, tránh xảy ra những việc khoản chi bất minh, chi không rõ mục đích, chi quá gây ra những thất thoát lớn. Nhưng nếu chỉ theo như đúng các khoản được chi trong dự toán được giao thì có khi lại gây ra những thiếu xót bởi không thể dự liệu được hết trước mọi vấn đề có thể xảy ra. Điển hình như các dự toán về thiên tai bão lụt trên đại bàn huyện Phú Bình hiện nay thường không đúng với thực tế, các khoản chi cho lĩnh vực này thường cao hơn rất nhiều so với dự toán đầu năm.

*) Nhân tố bên trong

Phần lớn, xuất phát điểm kinh tế ở huyện còn thấp, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp thuần nông, số hộ đói nghèo và tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn, trình độ dân trí thấp, khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh doanh cho thu ngân sách. Theo số liệu thống kê hộ nghèo năm 2014 toàn huyện không còn hộ đói tuy nhiên số hộ nghèo vẫn còn khá cao 6.152 hộ chiếm tỷ lệ 21,67% tổng số hộ toàn huyện, về cơ bản người dân huyện Phú Bình có đời sống chưa hẳn là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

cao, bộ phận người giàu chiếm tỷ lệ thấp còn tập trung chủ yếu ở trung tâm huyện đã gây ra những khó khăn cho công tác tuyên truyền của cơ quan thuế đối với từng người dân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với nhà nước nói chung và địa bàn huyện nói riêng.

- Mức độ phát triển lực lượng sản xuất: đây là nhân tố tạo ra tiền đề, khả năng cho việc hình thành nội dung, cơ cấu chi ngân sách cấp huyện. Bởi lẽ nhân lực con người là yếu tố quyết định sản xuất, quyết định trong quá trình quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn, hiện nay nguồn lực này trên địa bàn còn chưa cao bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một bộ phận làm việc thiếu minh bạch dẫn tới những hậu quả kém trong việc thu chi từ đó tác động tới kết quả của quá trình này.

Tính đến 31/12/2014 dân số huyện Phú Bình là 142,254 người, trong đó số lao động là 97,986 người chiếm 68.88% tổng nhân khẩu, có thể thấy huyện có lượng lao động khá dồi dào tuy nhiên số lượng lao động được đào tạo còn tương đối ít chiếm gần 30% tổng số lao động, Vì vậy gây trở ngại khá lớn cho công tác phát triển kinh tế tăng thu ngân sách.

- Tốc độ tăng trưởng dân số: Việc quy mô sân số hiện đang gia tăng trên địa bàn huyện gây những trở ngại không nhỏ, do điều kiện trang thiết bị hạn chế từ đố làm giảm phúc lợi xã hội/người dân. Phú Bình là một trong những huyện có số lượng người có công cao nhất của tỉnh Thái Nguyên với trên 3.300 đối tượng người có công bao gồm: cán bộ tiền khởi nghĩa, cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc hóa học, người có công với nước nên ngân sách chi cho những đối tượng này chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi ngân sách.

- Một yếu tố quan trọng đối với chất lượng hoạt động quản lý ngân sách trên địa bàn huyện đó là chất lượng của đội ngũ làm quản lý công tác thu chi ngân sách.

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền. Đó cũng là nguyên nhân làm giảm sút hiệu lực quản lý ngân sách huyện, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chính quyền. Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng

và lãnh đạo, nhiều cán bộ xã, phường đã bộc lộ sự bất cập, hụt hẫng về kiến thức quản lý trong điều kiện nền kinh tế thị trường vừa có hợp tác, vừa có cạnh tranh. Một bộ phận cán bộ xã, phường sa sút về phẩm chất chính trị, thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, ý chí tổ chức, kỷ luật kém.

Chính vì năng lực chuyên môn còn thấp nên ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thu chi ngân sách cụ thể như một số khoản thu vẫn chưa đánh giá đúng nguồn thu và khả năng thu của địa phương như thu phí, thuế từ các dịch vụ phục vụ du lịch, từ các khách sạn, nhà hàng mới phát sinh trong năm. Việc xác định doanh thu trong các dịch vụ phục vụ du lịch của các hộ kinh doanh chưa được rà soát, thống kê, điều chỉnh doanh số kịp thời cũng ảnh hưởng nhiều đến thu ngân sách địa phương. Quản lý chi thường xuyên ở các số đơn vị chưa thực sự tiết kiệm nhất là trong mua sắm, tiếp khách, điện, nước, xăng dầu…

Năng lực hạn chế dẫn tới công tác tham mưu của kế toán đơn vị, địa phương trong quản lý, sử dụng ngân sách yếu kém, chưa kịp thời nắm bắt các quy định mới về chế độ tài chính ngân sách.

- Yếu tố thuộc về doanh nghiệp -đơn vị chủ chốt đóng góp trong công tác thu ngân sách huyện. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp hiện nay lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước đã trục lợi cho bản thân doanh nghiệp làm thất thoát nguồn thu của ngân sách. Ví dụ như chính sách bù giá trong xây dựng cơ bản của Nhà nước, nhiều đối tượng có hành vi gian lận gây thất thoát vốn đầu tư: lập hồ sơ nghiệm thu khối lượng hoàn thành vào thời điểm giá đầu vào tăng cao hoặc thanh toán không đúng chủng loại vật liệu thực tế thi công…dẫn đến giá trị bù giá cao hơn thực tế. Nhiều doanh nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết nhằm chuyển giá để làm giảm số thuế phải nộp nhà nước. Một số công ty môi giới bảo hiểm ký hợp đồng tái bảo hiểm ra nước ngoài và nhận thu phí ở Việt Nam để chuyển cho công ty nhận tái bảo hiểm nước ngoài nhưng giấu doanh thu để tính thuế Thu nhập doanh nghiệp…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 89 - 94)