Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích chủ yếu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách
Thu ngân sách chỉ bao gồm những khoản thu, mà chính quyền địa phương huy động vào ngân sách, không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả cho đối tượng nộp. Nội dung thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện bao gồm:
(2) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật;
(3) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo quy định của pháp luật; (4) Các khoản thu từ đất: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu hoa lợi công sản và đất công ích;
(5) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho địa phương;
(6) Thu kết dư ngân sách; (7) Thu chuyển nguồn;
(8) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
(9) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
(10) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Vậy tổng thu ngân sách ngân sách trên địa bàn sẽ được tính bằng công thức tổng của toàn bộ 10 nội thu nói trên.
- Thu trong cân đối chính là tổng thu nội địa được tính bằng tổng các khoản thu sau:
+ Thu từ xí nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương;
+ Thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh; + thu lệ phí trước bạ;
+ Thu phí, lệ phí;
+ Thu chuyển quyền sử dụng đất;
+ Thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác; + Thu xuất nhập khẩu;
Tuy nhiên hiện hay thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách huyện nói riêng. Vì vậy để thấy rõ nguồn thu chính từ ngân sách là thuế được hình thành từ những khoản nào để từ đó nghiên cứu công tác quản lý thu thuế hiện nay còn tồn tại những yếu kém gì và vướng mắc thu tại đâu.
- Thu theo sắc thuế: Khoản thu này đều được thu bởi cơ quan thuế và tổng thu theo sắc thuế được tính bằng tổng các khoản thuế sau:
Thu theo sắc thuế = Thuế GTGT + Thuế thu nhập DN + Thuế tiêu thu đặc biệt + Thuế tài nguyên + Thuế môn bài + Thuế nhà đất + Thuế thu nhập cá nhân Trong đó:
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, đánh vào sản phẩm khai thác chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, như: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô; Khí thiên.
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm
Thuế nhà đất là loại thuế thu hàng năm đối với các đối tượng có quyền sử dụng đất để ở hoặc để xây dựng công trình, mang ý nghĩa là thuế đánh vào việc sử dụng đất cho mục đích phi sản xuất nông nghiệp
Thuếthu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một
- Thu theo ngành kinh tế quốc dân: gồm các ngành Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch, Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Ngư nghiệp.Chỉ tiêu này được các cơ quan Nhà nước đánh giá về sự đóng góp của các ngành trong tỷ trọng nền kinh tế quốc dân để thấy sự chuyển dịch kinh tế một cách chính xác.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách
*) Chi cân đối:
Chi cân đối = Chi thường xuyên + Chi đầu tư phát triển
- Chi thường xuyên: Tổng khoản chi thường xuyên là tập hợp các khoản chi sau: + Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
+ Quốc phòng, an ninh, trật tự, ATXH, phần giao địa phương quản lý; + Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
+ Sự nghiệp văn hóa thông tin; + Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; + Sự nghiệp thể dục thể thao;
+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường; + Các hoạt động kinh tế;
+ Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Chi đầu tư phát triển: Tổng các khoản chi đầu tư phát triển là tập hợp các
khoản chi sau:
+) Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại các lĩnh vực chi thường xuyên trên đại bàn;
+) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;
*) Chi chuyển nguồn là việc chuyển nguồn kinh phí năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong được cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau.
*) Chi bổ sung ngân sách cấp dưới: gồm bổ sung cân đối thu, chi ngân sách nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao; Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định sau khi đã báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh phương án cân đối ngân sách xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo cân đối chung.
Mức bổ sung = Tổng số chi của ngân sách cấp xã - Tổng số các khoản thu ngân sách cấp xã được hưởng 100% (không bao gồm số bổ sung)
+
Tổng số các khoản thu ngân sách cấp xã được hưởng theo tỷ lệ (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý ngân sách Nhà nước
- Hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Phú Bình,tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015.
- Hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Phú Bình,tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm chung của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thành phố Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2.
Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía Bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía Tây. Phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 21o23 33’ - 21o35 22’ vĩ Bắc; 105o51 - 106o02 kinh độ Đông.
- Khí hậu - Thủy văn:Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của
miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12.
Có thể nói điều kiện khí hậu - thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du.
- Các nguồn tài nguyên:Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, Phú Bình không
có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như ở các huyện khác của tỉnh. Phú Bình có nguồn cát, đá sỏi ở sông Cầu. Đây là là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Phú Bình đã làm tốt công tác quy hoạch các vùng sản xuất gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Huyện xác định phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng
tâm năm 2015 và những năm tiếp theo”. Theo đó, 14 xã, thị trấn (gồm các xã phía Nam như Thủy nông Sông Cầu và Núi Cốc…) tập trung sản xuất lúa lai kết hợp trồng cây vụ đông để tăng thu nhập; các xã vùng núi tập trung phát triển sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi… đẩy mạnh kinh tế trang trại và đồi rừng phát triển.
Nhờ định hướng này, những năm gần đây, Phú Bình đã trở thành huyện dẫn đầu tỉnh Thái Nguyên về sản lượng lương thực có hạt. Mô hình sản xuất hàng hóa cây vụ đông được phát triển ổn định, tiêu biểu là cây dưa chuột xuất khẩu, diện tích trên 100ha tại các xã Thanh Ninh, Tân Đức, Lương Phú. Hàng năm, cung cấp trên 4300 tấn quả tươi làm nguyên liệu cho Công ty TNHH Vạn Đạt và mô hình khoai tây vụ đông, diện tích gần 200ha, cung cấp khoảng 1200 tấn củ cho thị trường…
Năm 2013, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn cấy một giống; mô hình tổ hợp tác ứng dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp; mô hình giống lúa mới; mô hình Zêbu hóa đàn bò. Đặc biệt là thực hiện mối liên kết 4 nhà (Nhà nước - Nhà Khoa học - Nhà Doanh nghiệp - Nhà nông), đẩy mạnh tập huấn KHKT cho nông dân. Trong năm 2013 Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức trên 400lớp tập huấn, số người tham dự trên 20 nghìn lượt người tham dự; phối hợp với các chuyên gia đầu ngành về chăn nuôi tổ chức04 lớp tập huấn chuyên sâu cho chủ trang trại chăn nuôi; hoàn tất các thủ tục đề nghị công nhận nhãn hiệu chứng nhận “ Gà Đồi Phú Bình”...
Toàn huyện có trên 230 trang trại (đứng đầu tỉnh Thái Nguyên về số lượng) và khoảng 1000 gia trại với tổng đàn gia cầm khoảng 2,5 triệu con, đàn lợn khoảng 140 nghìn con, đàn trâu, bò khoảng 30 nghìn con. Hàng năm cung cấp cho thị trường trên 22 nghìn tấn thịt hơi…
Hàng năm, UBND huyện trích ngân sách khoảng 4,2 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ sản xuất cây lương thực khoảng 2,3 tỷ, còn lại để phát triển cây rau màu, phòng chống dịch bệnh, xây dựng mô hình chăn nuôi.
Nét nổi bật trong nông thôn Phú Bình trong 15 năm trở lại đây là cơ cấu kinh tế gia đình phát triển khá đa dạng, vững chắc: trồng cây, nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm và làm thủ công nghiệp gia đình, chủ yếu là nghề thủ công. Đàn lợn của Phú Bình tăng từ 88.008 con năm 2007 lên 107.119 con năm 2013; đàn bò từ9.699 con
năm 2007 lên 15.119 con năm 2013… chủ yếu nhờ chăn nuôi gia đình. Một số xã như Kha Sơn, Lương Phú, Thượng Đình, Nhã Lộng… có nghề thủ công phát triển, thu nhập gia đình thường cao hơn 1 - 2 lần so với các xã thuần nông.
Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, Phú Bình cũng chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã duy trì được nhịp độ phát triển khá, tỷ trọng ngành trong cơ cấu kinh tế chiếm 9%, toàn huyện hiện có gần 3.000 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu hút và tạo việc làm cho gần 1,5vạn lao động.
Bên cạnh đó, Phú Bình luôn chú trọng thu hút đầu tư, xây dựng các khu Công nghiệp như: Điềm Thụy 350ha;phần địa phận Phú Bình 213ha. Huyện đã vận động và thu hút 27 dự án FDI làm phụ trợ cho Tổ hợp công nghệ cao cho Sam Sung Thái Nguyên, với quy mô vốn đăng ký khoảng 300 triệu đô la Mỹ.
Đặc biệt Phú Bình trong những năm gần đây chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất do có đóng góp rất lớn từ khu công nghiệp Yên Bình. Với những cố gắng đó nền kinh tế huyện Phú Bình đang thay đổi rất nhanh theo hướng phát triển mạnh đóng góp tương đối lớn vào hoạt động thu ngân sách trên địa bàn.
3.2.2.2. Đặc điểm xã hội
Huyện Phú Bình hiện có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 20 xã, trong đó có 4 xã miền núi, với 31 xóm (số liệu năm 2013). Các xã của huyện gồm Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Đồng Liên, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh,Thượng Đình, Úc Kỳ và Xuân Phương.
- Giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của Phú Bình hơn 60 năm qua được quan tâm, phát triển toàn diện. Năm học 2013-2014, cả huyện có 67 trường, trong đó có 22 trường mẫu giáo, 22 trường tiểu học, 21 trường trung học cơ sở và 2 trường trung học phổ thông. Đội ngũ giáo viên có tới 1.687 người, trong đó hầu hết đã tốt nghiệp ở các trường Cao đẳng và Đại học sư phạm, một số có trình độ trên đại học. Số học sinh phổ thông toàn huyện có 28.496 em. Số người chưa biết chữ trong độ tuổi chỉ chiếm khoảng 15% tổng số dân toàn huyện.
- Văn hóa
Đến năm 2012, huyện Phú Bình có 7 di tích xếp hạng quốc gia: cụm di tích lịch sử xã Kha Sơn, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật: đình Phương Độ (xã Xuân Phương), đình Hộ Lệnh (xã Điềm Thuỵ), đình Xuân La (xã Xuân Phương), Chùa Úc Kì (xã Úc Kì ), chùa Ha (xã Nhã Lộng), đình Đông (xã Tân Đức). Di tích lịch sử cấp tỉnh: chùa Phú Mỹ (xã Lương Phú). Những làn điệu dân ca như hát ví, hát chèo, hát trống quân…biểu diễn trong các dịp lễ hội được nhân dân ưa thích. Đặc biệt, kho tàng ca dao, tục ngữ ở đây rất phong phú, đa dạng, phản ánh kinh nghiệm sản xuất, chế giễu thói hư tật xấu trong xã hội.
Ngày nay, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao được phát triển từ huyện đến các cơ sở, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong huyện, tạo môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc cho thế hệ trẻ.
- Công tác y tế, dân số kế hoạch hoá gia đình
Về y tế, toàn huyện có 26 cơ sở y tế, trong đó có 1 bệnh viện đa khoa 230