Cơ cấu dự toán chi ngân sách huyện giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 63)

Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Dự toán 2013 Tỷ trọng (%) Dự toán 2014 Tỷ trọng (%) Dự toán 2015 Tỷ trọng (%) TỔNG CHI NS 343.651,5 100,00 378.196,0 100,00 337.244,0 100,00

A Chi cân đối NS 285.328,0 83,03 311.342,0 82,32 331.244,0 98,22

I Chi đầu tư phát

triển 12.700,0 4,45 9.000,0 2,89 9.000,0 2,67

Tr. Đó: - Chi ĐT từ nguồn thu tiền SDĐ

12.700,0 9.000,0 9.000,0 - Chi XDCB và

XDCSHT NT

- Chi đầu tư xây

dưng trụ sở xã

- Chi XD công trình từ nguồn XSKT

II Chi thường xuyên 268.228,0 94,01 296.332,0 95,18 322.144,0 95,52

1 Chi quốc phòng 7.090,0 2,64 6.991,0 2,36 4.571,2 1,42 2 Chi an ninh 5.303,0 1,98 6.192,0 2,09 5.251,8 1,63 3 Chi sự nghiệp GD

- ĐT &DN 158.028,0 58,92 177.642,0 59,95 189.574,0 58,85 4 Chi sự nghiệp văn

hóa thông tin 988,0 0,37 1.019,0 0,34 1.089,0 0,34 5 Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình 948,0 0,35 1.069,0 0,36 1.104,0 0,34 6 Chi sự nghiệp TD- TT 591,0 0,22 441,0 0,15 341,0 0,11 7 Chi đảm bảo xã hội 15.995,0 5,96 15.671,4 5,29 15.418,0 4,79 8 Chi sự nghiệp KT 12.372,5 4,61 11.649,0 3,93 17.716,0 5,50 9 Chi sự nghiệp môi

10

Chi Q.lý hành chính, Đảng, đoàn thể

61.377,0 22,88 69.632,0 23,50 80.652,0 25,04

11 Chi hoạt động của

các Hội đặc thù 2.174,0 0,81 1.194,6 0,40 2.630,0 0,82 12 Chi khác ngân

sách 1.430,0 0,53 1.741,0 0,59 1.800,0 0,56

III Chi chuyển nguồn

IV Dự phòng NS 4.400,0 1,54 6.010,0 1,93 6.100,0 1,81

B Trợ cấp NS cấp

dưới 58.323,5 16,97 66.854,0 17,68 0,0 0,00

(Nguồn: Phòng TC-KH huyện Phú Bình)

Huyện Phú Bình đã chủ động xây dựng và giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015, tổ chức thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Thông tư số 71, giúp cho các đơn vị dự toán thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước. Đây là một trong những công việc ưu tiên thực hiện ngay, bới có gắn quyền lợi và trách nhiệm với nhau thì chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí mới có thể thực hiện có hiệu quả.

Có thể thấy rõ trong cơ cấu dự toán thu bảng 3.1 ngoài việc dựa vào thu từ ngân sách cấp trên là chủ yếu thì trong cơ cấu phần thu còn lại dự toán thu trên địa bàn tập trung chủ yếu vào thu thuế, phí và lệ phí. Năm 2013 dự toán thu tiền sử dụng đất cao nhất trong 3 năm 2013, 2014, 2015 do 1 diện tích lớn đất được đền bù giải phóng phục vụ cho khu công nghiệp Yên Bình vì vậy từ năm 2014 trở đi tiền thu sử dụng đất chính thức giảm.

Bảng 3.2 có thể thấy được việc dự toán chi phối hầu hết các hoạt động kinh tế-xã hội trên địa bàn, việc chi tiêu như thế nào đều do thu đảm bảo. Trong tổng dự toán chi thì dự toán chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm tới 95% trong tổng chi cân đối ngân sách hàng năm. Chi cân đối ngân sách gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, hạng mục này chiếm 98.22% trong tổng chi ngân sách.

Do địa phương quản lý rộng, thêm vào đó trình độ cán bộ kế toán ngân sách xã và cán bộ kế toán tại các đơn vị dự toán không đồng đều, có nơi kiêm nhiệm, có

nhiều cán bộ kế toán mới chỉ được bồi dưỡng kiến thức qua những đợt tập huấn ngắn ngày, một số cán bộ còn đang đi học các lớp trung cấp kế toán, đại học tại chức, một số đơn vị chưa lập được dự toán theo đúng mục lục NSNN và các văn bản hướng dẫn. Mặt khác, cũng từ vấn đề con người, vấn đề trình độ mà thời gian lập và gửi dự toán để xét duyệt của tổ chức và các đơn vị dự toán thường bị chậm so với thời gian giao dự toán cho các đơn vị, thậm chí có năm đến khoảng 15 tháng 01 năm ngân sách dự toán mới được giao, làm cho việc triển khai công việc những tháng đầu năm còn gặp khó khăn.

Như vậy còn một số tổ chức, một số đơn vị dự toán của huyện chưa chú trọng tới công tác lập dự toán ngân sách của đơn vị mình mà chỉ làm hình thức, đối phó. Nhưng phần lớn các tổ chức, các đơn vị đều nhận thức được việc quản lý chi của đơn vị mình phải được tổ chức quản lý từ khâu lập dự toán trở đi. Bởi thông qua việc lập dự toán ngân sách của các đơn vị được tốt thì khâu chấp hành và quyết toán mới có thể thực hiện tốt, giúp cho các đơn vị thực hiện thu đúng, thu đủ, đúng chế độ, nhiệm vụ đã có trong dự toán. Đồng thời, góp phần giảm bớt việc chi sai chế độ, gây lãng phí tiền của Nhà nước. Việc quản lý chi ngân sách trong khâu lập dự toán chặt chẽ ngay tại các đơn vị sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chi ngân sách cấp huyện.

3.2.3. Quản lý việc thực hiện chấp hành ngân sách cấp huyện

Hàng năm, huyện phải tổ chức chấp hành dự toán ngân sách cấp huyện theo đúng quy định của các điều khoản về Luật NSNN và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Có thể nói việc chấp hành dự toán ngân sách cấp huyện là việc tổ chức thực hiện theo đúng dự toán ngân sách cấp huyện đã xây dựng. Trong đó việc tổ chức thu và thực hiện chi ngân sách cấp huyện ở khâu chấp hành dự toán là việc vô cùng quan trọng. Để có thể chi đúng, chi đủ, kịp thời thì công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện phải được coi trọng và quan tâm đúng mức. Chi đúng chính sách, chế độ, định mức, đúng dự toán đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, phải có những biện

pháp cụ thể trong việc kiểm tra, giám sát.Đồng thời để chi đủ, kịp thời thì nhất thiết phải thực hiện đúng theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền duyệt, phải chủ động khai thác tối đa nguồn thu trên địa bàn và phân phối các nguồn thu đó sao cho hiệu quả và hợp lý. Trong khâu lập dự toán, dự toán các xã và các đơn vị dự toán được chia ra quý, do đó trong khâu chấp hành dự toán, dự toán ngân sách cấp huyện có chia ra quý và tiến hành thông báo đáp ứng nguồn kinh phí cho các xã và các đơn vị dự toán theo quý.

3.2.3.1. Thực hiện thu ngân sách cấp huyện

Khái quát quá trình tổ chức quản lý thu ngân sách huyện trong khâu chấp hành dự toán ngân sách huyện trong 3 năm qua (2013-2015) thể hiện ở bảng 3.3 chi thấy:

Năm 2013, tổng thu NSNN đạt 33.806,3 triệu đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2012) không đạt chỉ tiêu đầu năm do huyện đưa ra là 36.820 triệu đồng quyết toán cuối năm chỉ đạt 91,8 %KH. Do hạng mục thu tiền sử dụng đất không hoàn thành kế hoạch quyết toán cuối năm là 7.182,5 triệu đồng trong đó dự toán đầu năm do HĐND huyện đưa ra là 15.000 triệu đồng (đạt 47,9% KH). Nguyên nhân chính là do quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện, cấp xã chưa được phê duyệt; bên cạnh đó việc triển khai nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2012, nhưng lại không phân cấp cho địa phưng, do đó gây ra khó khăn cho việc quyết định thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án và xây dựng khu dân cư trên địa bàn.

Ngoài ra các chỉ tiêu thu thường xuyên từ thuế, phí và lệ phí đều hoàn thành dự toán trong đó một số chỉ tiêu đạt cao như: Thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 128,5% KH; Thu lệ phí trước bạ đạt 121,1% KH; thu thuế thu nhập cá nhân đạt 106,2%KH; Thu phí và lệ phí đạt 232,4%KH; Thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 165,9%KH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 63)