Bài học kinh nghiệm đối với huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 38)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Phú Bình

Qua nghiên cứu công tác quản lý thu chi ngân sách ở hai địa phương trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Hầu hết các địa phương đều tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu được cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các xã, phường trong công tác thu ngân sách.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, HĐND và sự điều hành của UBND các cấp trong công tác quản lý ngân sách của huyện.

- Trong quá trình quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách đảm bảo sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả và chống lãng phí.

- Đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

- Quản lý NSNN có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý NSNN theo đúng quy định.

- Kiểm tra quyết toán thu, chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý thu, chi NSNN.

- Công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán quản lý NSNN luôn coi trọng hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

- Chủ động khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương để tận thu NSNN.Có kế hoạch cụ thể, chi tiết ngay từ đầu năm NS đối với các khoản thu từ tiền đất để tăng tích lũy chi đầu tư XDCB.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung làm rõ những câu hỏi sau:

Thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào?

Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý ngân sách tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên?

Các giải pháp nàogóp phần hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu Luật ngân sách nhà nước năm 2015; Các Nghị định hướng dẫn thực hiện luật ngân sách năm 2015; Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Báo cáo dự toán ngân sách giai đoạn (2010-2015)- UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước huyện Phú Bình các năm 2013 - 2014 - 2015.

Các số liệu về kinh tế xã hội trong niên giám thống kê huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2015.

2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

*) Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở tổng hợp thông tin thứ cấp là các bài báo, báo cáo tổng kết, sơ kết của huyện Phú Bình, các số liệu có liên quan; Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị.

Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện luận văn. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Phú Bình.

Đồng thời trên cơ sở phân tích giữa lý luận và thực tiễn, thông qua việc sử dụng số bình quân, phần trăm đối với từng chỉ tiêu, tiến hành phân tích theo từng góc độ hướng tới, sau đó tổng hợp khái quát để thấy được xu hướng, đánh giá đối với từng vấn đề được đưa ra. Các số liệu thu thập được từ bảng đã được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

*) Phương pháp so sánh:

Nhằm so sánh, đánh giá và kết luận về tình hình quản lý ngân sách cấp huyện. Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế - xã hội; trong luận văn sử dụng phương pháp này để xác định mức độ biến động của công tác thu chi ngân sách và quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2013 - 2015. Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự thông qua các tỷ số, so sánh các nguồn khác nhau về thời gian, không gian để có nhận xét đúng đắn về công tác quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế bao gốm nhiều nội dung khác nhau:

So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số định mức để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm (%) hay số chênh lệch tăng giảm.

So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số liệu cùng kỳ năm trước hoặc các năm trước. Mục đích cảu việc so sánh này là để thấy được sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu thu chi qua những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển trong tương lai.

Ngoài ra trong phân tích thường phải so sánh giữa tổng thu và tổng chi để xác định kết quả thực hiện hoặc so sánh giữa các chỉ tiêu cá biệt với các chỉ tiêu chung để xác định tỷ trọng của nó trong chỉ tiêu chung...

*) Phương pháp ma trận SWOT

Thực chất phương pháp này là phân tích những mặt mạnh (S - Srengths), những mặt yếu (W - Weaknesses), Các cơ hội (opportunities) và các nguy cơ (T- Threats), phối hợp các mặt đó để xác định, lựa chọn phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách nhà nước. Sau khi xác định yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, có thể lập thành ma trận SWOT:

Ma trận SWOT Cơ hội Nguy cơ

Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội Phối hợp S/T Tận dụng điểm mạnh để hạn chế nguy cơ Điểm yếu (W) Phối hợp W/O Hạn chế điểm yếu để nắm bắt cơ hội Phối hợp (W/T)

Tối thiểu điểm yếu để ngăn chặn nguy cơ bất lợi xảy ra Dựa vào phương pháp này xác định được những ưu điểm của huyện Phú Bình trong công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước huyện, thấy được những điểm mạnh mà huyện có được, những điểm yếu còn tồn tại và những nguy cơ có thể xảy ra nếu không hạn thế những điểm yếu đó. Từ đó đưa ra được được những phương pháp hiệu quả cho hoạt động nâng cao công tác quản lý thu chi ngân sách huyện trên địa bàn huyện Phú bình.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích chủ yếu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách

Thu ngân sách chỉ bao gồm những khoản thu, mà chính quyền địa phương huy động vào ngân sách, không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả cho đối tượng nộp. Nội dung thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện bao gồm:

(2) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật;

(3) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo quy định của pháp luật; (4) Các khoản thu từ đất: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu hoa lợi công sản và đất công ích;

(5) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho địa phương;

(6) Thu kết dư ngân sách; (7) Thu chuyển nguồn;

(8) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

(9) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

(10) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Vậy tổng thu ngân sách ngân sách trên địa bàn sẽ được tính bằng công thức tổng của toàn bộ 10 nội thu nói trên.

- Thu trong cân đối chính là tổng thu nội địa được tính bằng tổng các khoản thu sau:

+ Thu từ xí nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương;

+ Thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh; + thu lệ phí trước bạ;

+ Thu phí, lệ phí;

+ Thu chuyển quyền sử dụng đất;

+ Thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác; + Thu xuất nhập khẩu;

Tuy nhiên hiện hay thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách huyện nói riêng. Vì vậy để thấy rõ nguồn thu chính từ ngân sách là thuế được hình thành từ những khoản nào để từ đó nghiên cứu công tác quản lý thu thuế hiện nay còn tồn tại những yếu kém gì và vướng mắc thu tại đâu.

- Thu theo sắc thuế: Khoản thu này đều được thu bởi cơ quan thuế và tổng thu theo sắc thuế được tính bằng tổng các khoản thuế sau:

Thu theo sắc thuế = Thuế GTGT + Thuế thu nhập DN + Thuế tiêu thu đặc biệt + Thuế tài nguyên + Thuế môn bài + Thuế nhà đất + Thuế thu nhập cá nhân Trong đó:

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, đánh vào sản phẩm khai thác chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, như: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô; Khí thiên.

Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm

Thuế nhà đất là loại thuế thu hàng năm đối với các đối tượng có quyền sử dụng đất để ở hoặc để xây dựng công trình, mang ý nghĩa là thuế đánh vào việc sử dụng đất cho mục đích phi sản xuất nông nghiệp

Thuếthu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một

- Thu theo ngành kinh tế quốc dân: gồm các ngành Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch, Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Ngư nghiệp.Chỉ tiêu này được các cơ quan Nhà nước đánh giá về sự đóng góp của các ngành trong tỷ trọng nền kinh tế quốc dân để thấy sự chuyển dịch kinh tế một cách chính xác.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách

*) Chi cân đối:

Chi cân đối = Chi thường xuyên + Chi đầu tư phát triển

- Chi thường xuyên: Tổng khoản chi thường xuyên là tập hợp các khoản chi sau: + Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

+ Quốc phòng, an ninh, trật tự, ATXH, phần giao địa phương quản lý; + Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

+ Sự nghiệp văn hóa thông tin; + Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; + Sự nghiệp thể dục thể thao;

+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường; + Các hoạt động kinh tế;

+ Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

- Chi đầu tư phát triển: Tổng các khoản chi đầu tư phát triển là tập hợp các

khoản chi sau:

+) Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại các lĩnh vực chi thường xuyên trên đại bàn;

+) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;

*) Chi chuyển nguồn là việc chuyển nguồn kinh phí năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong được cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau.

*) Chi bổ sung ngân sách cấp dưới: gồm bổ sung cân đối thu, chi ngân sách nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao; Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định sau khi đã báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh phương án cân đối ngân sách xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo cân đối chung.

Mức bổ sung = Tổng số chi của ngân sách cấp xã - Tổng số các khoản thu ngân sách cấp xã được hưởng 100% (không bao gồm số bổ sung)

+

Tổng số các khoản thu ngân sách cấp xã được hưởng theo tỷ lệ (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương

2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý ngân sách Nhà nước

- Hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Phú Bình,tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015.

- Hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Phú Bình,tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm chung của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thành phố Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2.

Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía Bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía Tây. Phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 21o23 33’ - 21o35 22’ vĩ Bắc; 105o51 - 106o02 kinh độ Đông.

- Khí hậu - Thủy văn:Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 38)