Nội dung quản lý ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 34)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về Ngân sách huyện

1.2.2. Nội dung quản lý ngân sách cấp huyện

1.2.2.1. Lập dự toán ngân sách cấp huyện

- Trách nhiệm lập dự toán tại cơ quan Tài chính địa phương

Cơ quan thuế các cấp ở địa phương lập dự toán thu NSNN và cơ sở tính toán từng nguồn thu trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan thuế cấp trên, UBND và cơ quan tài chính cùng cấp.

Phòng kế hoạch và đầu tư ở địa phương thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp lập và phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB cho từng đơn vị, từng dự án, công trình thuộc NS địa phương gởi cơ quan tài chính cùng cấp làm căn cứ tổng hợp, lập dự toán NS trình cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo trước 10 ngày trước khi Hội đồng nhân dân cùng cấp họp quyết định dự toán NS.

Ban Tài chính xã lập dự toán thu chi NS xã báo cáo UBND xã, xin ý kiến Phòng Tài chính huyện trước khi trình HĐND xã xem xét quyết định.

Phòng Tài chính huyện xem xét dự toán NS của các đơn vị thuộc huyện và dự toán thu trên địa bàn do CQ thuế lập, lập dự toán và phương án phân bổ NS cấp huyện; tổng hợp, lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi NS huyện ( gồm dự toán NS các xã và dự toán NS huyện ) tổng hợp dự toán chi bằng nguồn kinh phí ủy quyền của NS cấp trên ( nếu có ); báo cáo UBND huyện; và xin ý kiến Sở Tài chính trước khi trình HĐND huyện quyết định.

Xem xét Nghị quyết về dự toán NS của HĐND xã, đề xuất ý kiến trình UBND huyện, yêu cầu HĐND xã điều chỉnh dự toán NS xã trong trường hợp cần thiết.

- Yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách cấp huyện:

+ Dự toán ngân sách phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

+ Dự toán ngân sách phải lập theo đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu, và thời gian quy định.

+ Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh.

+ Dự toán ngân sách cấp huyện, xã, thị trấn phải cân bằng thu, chi. - Căn cứ lập dự toán ngân sách huyên hàng năm:

+ Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của Đảng và Chính quyền địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo.

+ Căn cứ vào chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định. Đó là những quy phạm pháp luật định ra những chuẩn mực pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

+ Đối với việc lập dự toán thu ngân sách nhà nước cần phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách. Đối với các khoản chi trong dự toán ngân sách, về nguyên tắc phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh

+ Việc xây dựng dự toán ngân sách còn căn cứ vào những quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (đối với dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định).

+ Căn cứ vào số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước do Sở Tài chính thông báo.

+ Căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách các năm trước.

1.2.2.2. Chấp hành ngân sách cấp huyện *) Chấp hành thu ngân sách cấp huyện

+ Chỉ có cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước.

+ Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; Phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật ngân sách và các quy định khác của Pháp luật.

+ Cơ quan thu các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách phải nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản nộp vào ngân sách nhà nước.

- Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách: Sau khi Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc được quy định tại Điểm a khoản 1 điều 44 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ. Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ theo từng loại của Mục lục ngân sách nhà nước, dự toán chi đầu tư phát triển giao cho chủ đầu tư được phân bổ theo nguồn vốn và dự án, công trình.

+ Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện bao gồm: Nguyên tắc quản lý theo dự toán; Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước.

+ Nguyên tắc quản lý chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp huyện gồm: Nguyên tắc quản lý theo dự án; Nguyên tắc hồ sơ, tài liệu, thủ tục của dự án, công trình phải đầy đủ và đảm bảo quy định; Nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc Nhà nước.

*) Phân bổ dự toán chi ngân sách

Sau khi UBND giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách theo từng loại của mục

lục ngân sách nhà nước, theo nhóm mục: Chi thanh toán cá nhân; chi công tác nghiệp vụ, chuyên môn, nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa; chi khác.

+ Chi thường xuyên: Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện, cụ thể: Nguyên tắc quản lý theo dự toán; nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.

Nội dung chi thường xuyên: Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý; Chi cho các hoạt động hành chính Nhà nước; Chi hỗ trợ các hoạt động quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội (Phần do cấp trên giao cho huyện); chi khác.

+ Chi đầu tư phát triển: Nguyên tắc quản lý chi đầu tư phát triển: Trên nguyên tắc quản lý cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản như: cấp phát vốn trên cơ sở thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các hồ sơ thiết kế, dự toán. Việc cấp phát vốn thanh toán vốn đầu tư và xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng kế hoạch, mục đích. Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo đúng tiến độ hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi đã được phê duyệt được thực hiện bằng hai phương pháp (cấp phát không hoàn trả và có hoàn trả), phải đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Nội dung chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội do địa phương quản lý; Đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Dự toán chi đầu tư phát triển giao cho chủ đầu tư được phân bổ theo nguồn vốn và dự án công trình.

*) Cân đối thu chi ngân sách cấp huyện

- Cân đối thu chi trong lập dự toán NSNN

+ Lập dự toán căn cứ trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh trên địa bàn huyện. Căn cứ theo tiêu chuẩn, định mức theo thời kỳ ổn định ngân sách và lập chi tiết theo mục lục ngân sách.

+ Lập dự toán ngân sách chủ động cân đối ngân sách Nhà nước, dự toán chi ngân sách cấp huyện được bố trí dự phòng từ 2% đến 5% tổng chi ngân sách, nhằm đáp ứng các nhu cầu chi phí phát sinh đột xuất trong năm ngân sách, (Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn nghị định 60/2003/NĐ-CP).

+ Khi có biến động lớn về ngân sách cấp huyện so với dự toán đã được phân bổ thì phải điều chỉnh tổng thể, thực hiện điều chỉnh theo quy định của Luật ngân sách năm 2002.

- Cân đối thu chi trong chấp hành NSNN

Khi có sự thay đổi về thu, chi trong quá trình chấp hành ngân sách Nhà nước, thì Chủ tịch UBND huyện thực hiện như sau:

+ Nếu tăng thu hoặc tiết kiệm chi so với dự toán được duyệt thì số tăng thu hoặc tiết kiệm chi được dùng để chi trả nợ, chi một số khoản cần thiết khác hoặc bổ sung quỹ dự trữ tài chính, nhưng không cho phép chi về quỹ tiền lương (trừ trường hợp đặc biệt được cấp có thẩm quyền cho phép).

+ Nếu giảm thu so với dự toán thì phải sắp xếp lại để giảm một số khoản chi tương ứng. Nếu có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán (Bất khả kháng) mà nguồn dự phòng không đủ chi thì phải xắp xếp lại các khoản chi.

+ Khi thực hiện việc tăng hoặc giảm thu, chi thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phải báo cáo Hội đồng nhân dân huyện vào kỳ họp gần nhất.

+ Trong việc cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước, phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc theo Luật Ngân sách quy định.

*) Điều chỉnh dự toán ngân sách cấp huyện

Điều chỉnh ngân sách của cấp xã trong trường hợp dự toán ngân sách cấp huyện chưa phù hợp với ngân sách Nhà nước, hoặc chưa phù hợp với ngân sách cấp tỉnh, cụ thể như sau:

+ Phòng Tài chính huyện báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp xã điều chỉnh dự toán ngân sách sau khi nhận được quyết định dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp xã.

Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh, sở Tài chính, sở Kế hoạch- đầu tư dự toán ngân sách điều chỉnh, đã được Hội đồng nhân dân huyện quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân huyện, phòng Tài chính- kế hoạch huyện về dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân thông qua.

Trong trường hợp có biến động lớn về ngân sách địa phương so với dự toán đã phân phối cần phải điều chỉnh tổng thể, Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương, đối với trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng- an ninh hoặc lý do đặc biệt khác cần điều chỉnh thu, chi của một số cơ quan trực thuộc hoặc của ngân sách cấp xã, nhưng không biến động lớn đến tổng thể ngân sách địa phương thì Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương.

1.2.2.3. Quyết toán ngân sách cấp huyện

- Đối với Ban Tài chính xã có trách nhiệm gửi:  Báo cáo quyết toán:

 HĐND xã  UBND xã

 Phòng tài chính Huyện  Lưu lại ban tài chính xã

 Nghị quyết phê chuẩn quyết toán của HĐND xã cho Kho bạc NN Huyện.

- Đối với Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm gửi:  Báo cáo quyết toán:

 HĐND Huyện  UBND Huyện  Sở tài chính -vật giá

 Lưu lại Phòng Tài chính huyện

 Nghị quyết phê chuẩn quyết toán của HĐND cấp huyện cho Kho bạc NN Huyện.

Quyết toán ngân sách và báo cáo quyết toán ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác, trung thực, đầy đủ. + Quyết toán thu ngân sách nhà nước là số thu đã thực nộp và số thu đã hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định. Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán và số chi đã hạch toán chi ngân sách nhà nước theo quy định.

+ Số liệu quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách, của chủ đầu tư và của ngân sách các cấp phải được đối chiếu, xác nhận với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

+ Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao và theo mục lục ngân sách nhà nước.

+ Báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp chính quyền địa phương không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách.

+ Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp dưới gửi đơn vị dự toán cấp trên, đơn vị dự toán cấp I gửi Phòng Tài chính huyện.

+ Báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp trên, ngân sách các cấp phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách.

+ Những khoản thu ngân sách nhà nước không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả tổ chức, cá nhân đã nộp; những khoản thu ngân sách nhà nước nhưng chưa thu, phải được truy thu đầy đủ cho ngân sách; những khoản chi ngân sách nhà nước không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi đủ cho ngân sách.

1.2.2.4. Kiểm tra, thanh tra ngân sách cấp huyện

Ủy ban nhân dân huyện thực hiện kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính- ngân sách.

-Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện và đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc thực hiện các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước.

- Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước.

-Khi thực hiện thanh tra, Thanh tra Tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách nhà nước những khoản chi sai chế độ, những khoản phải thu theo quy định. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Thanh tra Tài chính có quyền xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 34)