Đặc sắc về nội dung phản ánh

Một phần của tài liệu Đặc sắc của thể loại truyện lịch sử trong môn tiếng việt ở nhà trường tiểu học (Trang 41 - 51)

2.2.1.1. Đề tài, nội dung mang tính lịch sử - văn hóa

Truyện lịch sử cũng là một trong các thể loại thuộc dòng văn học lịch sử. Lĩnh vực văn học bao gồm các thể loại văn học khác nhau cùng viết về đề tài lịch sử.

Các tác phẩm lịch sử kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện lại các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh. Đây là một thể loại văn học vừa thuộc phạm trù khoa học lịch sử vừa thuộc phạm trù khoa học văn học nghệ thuật. Các tác phẩm văn học loại này đã lưu lại vô vàn tư liệu giá trị để người sau dựa vào đó mà sáng tác các thể loại khác. Các loại truyện kể về danh nhân, cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lỗi lạc trên tất cả các lĩnh vực của nước nhà cũng thuộc thể loại văn học này.

Nhân vật trong tác phẩm tự sự có vai trò rất quan trọng. Trong tác phẩm tự sự nhân vật chính là nơi mang, chứa đựng nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Là nơi thể hiện thái độ của nhà văn hoặc của cộng đồng đối

với nhân vât lịch sử được nêu trong truyện .Vì thế, phân tích nhân vật trở thành con đường quan trong nhất để đi đến giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn.

Truyện lịch sử với cốt lõi là các sự kiện, nhân vật lịch sử nhưng cũng chứa đựng các chi tiết hư cấu.

Thứ nhất, sự kiện là toàn bộ các sự việc, tình huống diễn ra trong quá khứ và được tái hiện lại trong các câu chuyện. Dựa vào các yếu tố này để thêu dệt nên tất cả các biểu tượng. Sự kiện là dấu mốc quan trọng đánh giá các thời đại lịch sử. Nó chứng minh sự tồn tại và sự có lí của tác phẩm. Tác phẩm lịch sử chỉ khi nào có lí thì nó mới được lịch sử xác nhận.

Thứ hai là có nhân vật lịch sử. Nhân vật trong tác phẩm tự sự là nhân vật văn học, là những người được miêu tả trong tác phẩm tự sự bằng những phương tiện văn học. Đồng thời, nhân vật trong tác phẩm tự sự cũng là những người thực hiện các sự việc, là người được nói đến, được biểu dương hay bị lên án. Nhân vật văn học không phải là “bản dập” của con người ngoài đời. Nó là một hiện tượng, là một đơn vị nghệ thuật, được sáng tác theo những ước lệ của văn học.

Thế giới nhân vật văn học cũng mênh mông, phong phú tương tự như thế giới con người trong thực tại. Có bao nhiêu nhân vật là có bấy nhiêu đường nét, số phận, tính cách khác nhau. Dưới ngòi bút của các nhà văn, sự độc đáo của các nhân vật lại càng nổi rõ. Người ta đã đưa ra rất nhiều tiêu chí để phân loại, và với mỗi tiêu chí lại thấy xuất hiện một “danh sách” những nhân vật khác nhau.

Nhân vật trong truyện lịch sử được khắc hoạ dưới nhiều bình diện. Đó là hình tượng những con người anh hùng: những vị anh hùng dân tộc, những vị tướng tài ba, những con người giữ được khí tiết trong sạch trong thời buổi loạn lạc,… liên quan đến một sự kiện hay một giai đoạn lịch sử nào đó của một địa phương, một quốc gia hay một dân tộc. Nhân vật trong truyện lịch sử được khắc họa và lộ rõ nhân cách, tài năng, có công với đất nước,... xét về Hai Bà Trưng, có thể nói là bậc nữ kiệt hiếm có trong lịch sử Việt Nam nói

riêng và lịch sử thế giới nói chung. Đặc biệt là thân phận của nữ nhi thời phong kiến bị xem thường, vậy mà dám nổi dậy mưu toan nghiệp lớn, đền nợ nước, trả thù nhà, điều đó ngay đến đấng mày râu cũng chưa chắc đã có mấy ai được như vậy. Mặc dù cuộc khởi nghĩa này cuối cùng bị thất bại, nhưng công lao và sự nghiệp hiển hách của hai bà vẫn không thể phai mờ được.

Tóm lại, nhân vật được coi là đứa con tinh thần của nhà văn, nên phân tích nhân vật còn để nhận ra tài năng, đặc điểm, bút pháp nghệ thuật của nhà văn. Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phận riêng. Nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính hình tượng. Một tác phẩm cá biệt có thể vắng nhân vật nhưng văn học nói chung thì không thể thiếu nó. Khi nhân vật xuất hiên thì cái gọi là “hiện thực cuộc sống” không còn tồn tại như một khái niệm khô khan mà trở nên có hình khối rõ ràng, có đủ “ba chiều” để mời gọi người đọc tưởng tượng, khám phá và suy ngẫm. Hơn thế, nhiều khi nhân vật trở thành đối tác “sống động” của độc giả, có thể khơi lên những chuyên đề đối thoại thực sự có ý nghĩa về cuộc đời và con người.

Tuy nhiên nhân vật và sự kiện chính được sáng tạo trên các sử liệu xác thực, có thật trong lịch sử. Tác phẩm tôn trọng lời ăn, tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán của con người trong những giai đoạn lịch sử ấy. Truyện lịch sử thường mượn truyện xưa nói chuyện đời nay, tiếp thu những bài học kinh nghiệm của quá khứ và bày tỏ sự đồng cảm với những con người, thời đại đã qua. Song, không vì thế mà “hiện đại hóa” người xưa, phá vỡ tính chân thật, tính lịch sử của thể loại này. Đặc điểm này của truyện lịch sử nói riêng và các thể loại văn học lịch sử nói chung đòi hỏi nhà văn phải vừa là nghệ sĩ vừa là nhà nghiên cứu, tiếp cận lịch sử, có những hiểu biết phong phú và quan điểm lịch sử đúng đắn, tiến bộ.

Truyện lịch sử với đề tài và nội dung mang đậm tính lịch sử - văn hóa. Đây là yếu tố tiên quyết làm nên giá trị của tác phẩm.

Tính chân thực là khái niệm chỉ phẩm chất tạo nên sức hấp dẫn, thuyết

phục của văn học. Tính chân thực thể hiện ở: Sự phù hợp sinh động giữa sự phản ánh của văn học với đối tượng phản ánh của nó, ở sự thống nhất giữa chân lí nghệ thuật với chân lí đời sống, giữa sự sáng tạo nghệ thuật với tất yếu lịch sử. Tác phẩm văn học nào cũng có tính chân thực nhưng chỉ những tác phẩm xây dựng hình tượng, phản ánh được bản chất của hiện thực và phù hợp với tâm lí, thị hiếu thẩm mĩ của con người ở một giai đoạn lịch sử nhất định thì mới có được tính chân thực. Đây là một đặc trưng không thể thiếu của truyện lịch sử.

Lịch sử của chúng ta sẽ không chấp nhận những tác phẩm phản ánh sai lạc lịch sử của dân tộc, của nhân dân. Và một tác phẩm nghệ thuật sẽ không có giá trị khi nó đánh mất đi tính hiện thực này. Đặc biệt là đối với truyện lịch sử thì vai trò và ý nghĩa của tính chân thực lại càng quan trọng. Sẽ không có cái mà chúng ta gọi là lịch sử nếu như sự kiện, nhân vật, tình tiết trong tác phẩm không có cốt lõi là yếu tố lịch sử. Bản chất của truyện lịch sử là kể lại, thuật lại, miêu tả lại,... các sự kiện diễn ra trong quá khứ của nhân loại, tái hiện các nhân vật lịch sử một cách sinh động, cụ thể bằng ngôn ngữ khách quan để cho các thế hệ sau biết, hiểu và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông. Một tác phẩm nếu không hội đủ những yếu tố đó thì không phải là truyện lịch sử. Sự thống nhất giữa chân lí nghệ thuật với chân lí đời sống, giữa sự sáng tạo nghệ thuật với tất yếu lịch sử làm nên tính chân thực của tác phẩm. Chân lí nghệ thuật phải gắn với chân lí đời sống, nghĩa là tác phẩm ấy phải gần gũi như bức tranh đời thường, phản ánh cuộc sống một cách chân thực, hiện thực cuộc sống phải được thể hiện một cách sinh động, hấp dẫn,… Sự thống nhất giữa sáng tạo nghệ thuật với tất yếu lịch sử cúng góp phần làm nên tính chân thực của tác phẩm. Điều này thể hiện rất rõ trong các truyện lịch sử. Các tác giả “làm ra những đứa con tinh thần” của mình và thổi vào trong tác phẩm cá tính, sự sáng tạo của bản thân cũng như khẳng định “cái tôi” khác biệt. Đó là sự sáng tạo nghệ thuật trong văn chương. Nhưng một điểm khác biệt của dòng văn học viết về lịch sử, đặc biệt là truyện lịch sử thì

sự sáng tạo nghệ thuật còn đòi hỏi phải gắn liền và thống nhất với tính tất yếu của lịch sử. Hiểu một cách đơn giản là tác phẩm phải phản ánh chân thực lịch sử, phản ánh chân thực những cái đã diễn ra như một quy luật tất yếu. Lịch sử đất nước có những bước ngoặt to lớn, cũng có những bước thăng trầm nhất định, tác phẩm lịch sử phải phản ánh đầy đủ, nhìn nhận khách quan chặng đường đã qua, sự kiện đã qua để truyện lịch sử không chỉ ca ngợi và biết ơn những thế hệ cha ông mà còn để rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho những thế hệ đi sau.

Ví dụ: Truyện Thánh Gióng có tính chân thực vì nó đã phản ánh được cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước của tổ tiên ta trong buổi đầu dựng nước bằng những chi tiết, hình ảnh có thật, chứa đựng những yếu tố được hư cấu, huyền ảo phù hợp với niềm tin và thị hiếu thẩm mĩ xây dựng trên thế giới quan thần linh của con người trong xã hội đương thời.

Trong truyện lịch sử tác giả sẽ chọn lấy các sự kiện giúp nhân vật lịch sử thể hiện rõ nhất tài năng và nhân cách của mình.

Những sự kiện có thật trong thời kì dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, gắn liền với các nhân vật, các anh hùng có thật như: Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán, Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, Lê Lai cứu chúa, Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông, Lý Thường Kiệt mang quân đánh Tống,...

2.2.1.3. Cốt truyện mang tính lịch sử

Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối

quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự. Vấn đề cốt truyện trong truyện kể từ lâu đã được ngành Tự sự học coi là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi, một mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự.

Sự kiện trong truyện là bề nổi của cốt truyện và được diễn biến liên tục. Một truyện ngắn thường có tình huống truyện, xung đột, mâu thuẫn, cao trào và giải quyết, tất cả được thể hiện dưới dạng sự kiện. Có ba dạng tình huống của truyện ngắn, ấy là: tình huống hành động, tình huống cảm xúc và tình huống nhận thức. Với mỗi dạng tình huống sẽ có một kiểu tổ hợp sự kiện

riêng, có thể là hành động, đối thoại của nhân vật, một biến chuyển trong suy nghĩ. Nói tóm lại, sự kiện là những gì nhân vật thể hiện mà có thể tóm gọn lại trong một vài ý.

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cốt truyện. Và đây luôn là một yếu tố cần khảo sát. Giới hạn ở vấn đề lý thuyết về cốt truyện chúng tôi muốn có cái nhìn tương đối đầy đủ về việc nghiên cứu cũng như tiếp cận, triển khai vấn đề này ở ta như là một hình thức tạo nên tác phẩm tự sự. Mặt khác, khi đặt nó trước một đối tượng văn học cụ thể hy vọng sẽ đưa ra một “cách đọc” mà ở đó chúng tôi cố gắng chỉ ra những phương thức đã tạo nên “hiệu quả” cho tác phẩm văn học. Có rất nhiều quan niệm, quan niệm về cốt truyện. Từ

điển thuật ngữ văn học cũng đã khẳng định: “Cấu trúc đích thực của tác phẩm

chỉ bao gồm hai yếu tố: Ngôn từ và cốt truyện”. Tuy nhiên, vấn đề cốt truyện nhìn chung chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và cách hiểu còn khá cứng nhắc.

Vấn đề cốt truyện đã được đề cập đến ở nhiều mức độ khác nhau. Trên cơ sở những công trình đã được dịch và giới thiệu ở trong nước có thể khái quát việc tiếp nhận và nghiên cứu cốt truyện theo hai giai đoạn:

1) Truyền thống: Hiểu cốt truyện như là tiến trình của các sự kiện liên hệ với nhau có tính chất thời gian (A xảy ra sau B) hay nhân quả (B xảy ra vì A), tức theo tuyến tính đã có truyền thống lâu đời trong giới nghiên cứu văn học .Hệ thống biến cố tạo nên cốt truyện của tác phẩm thành hai phần: cốt truyện và chuyện kể. Cốt truyện chỉ là mối xung đột cơ bản, còn chuỗi các biến cố cụ thể trong đó diễn ra mối xung đột cơ bản thì được gọi là chuyện kể. 2) Hiện đại: Hiểu cốt truyện là hành trình nhân vật chính di chuyển qua các không gian khác nhau cũng tức là các trường ngữ nghĩa khác nhau (cái thế giới mà trong đó nhân vật bị quy chiếu, là “sự tổng hợp” của các đối tượng cùng loại: những hiện tượng, những trạng thái, chức năng, những hình thể, những ý nghĩa của chuyển động,... với các mối liên hệ y như các quan hệ không gian thông thường). Cách hiểu này là đề xuất của các nhà nghiên cứu thuộc trường phái cấu trúc. Nó cho phép xây dựng những mô hình cốt truyện

theo trình tự các sự kiện của cấu trúc nội tại văn bản tác phẩm; sự kiện của cấu trúc được tạo nên “biến cố” vượt qua ranh giới của nhân vật hành động. Trong cấu trúc ấy một sự kiện đời sống phải trở thành một sự kiện thẩm mỹ. Mô hình văn bản cốt truyện có thể được hình thành dựa trên nhiều cấp độ khác nhau, và mối quan hệ qua lại giữa các cấp độ này sẽ thay đổi do việc chúng ta đặt sự đối lập cấu trúc cơ bản vào chỗ nào.

Ngày nay, khi mà lý thuyết tự sự ngày càng được quan tâm thì vấn đề trần thuật trong truyện kể đã được phân biệt rõ ràng giữa việc “kể cái gì” và “kể như thế nào”. Chỉ có đi sâu nghiên cứu cách thức kể chuyện chúng ta mới có thể thấy được vai trò của chủ thể trong trần thuật. Nghiên cứu cấu trúc của tình tiết (đơn vị cơ bản của tự sự), các kiểu tổ hợp tình tiết, loại hình hoá cốt truyện chỉ là một hướng cụ thể trong rất nhiều các hướng nghiên cứu tự sự khác, chẳng hạn như vấn đề người trần thuật, vấn đề kết cấu của các tầng bậc trần thuật, vấn đề phương vị (góc nhìn) với điểm nhìn, vấn đề hành vi ngôn ngữ tự sự và các hình thức của nó.

Cốt truyện nghệ thuật sẽ giúp chúng ta tiếp cận với mô hình tự sự mang phong cách và tài năng của nhà văn. Trong xu thế liên ngành, sự nghiên cứu cốt truyện không chỉ gắn bó chặt chẽ với các yếu tố khác của quá trình tự sự mà còn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tố khác của tổng thể văn hóa và văn minh nhân loại. Chỉ trong sự liên kết chúng ta mới có thể lý giải được sự phát triển của tính cách cũng như tìm ra tính nội dung trong những hình thức mà nhà văn sáng tạo ra các tác phẩm.

Có cốt truyện và cốt truyện mang tính lịch sử là một trong số những đặc trưng cơ bản của truyện lịch sử trong dòng chảy của văn học thể tự sự.

Ở truyện lịch sử, sự kiện là một khâu quan trọng, thiết yếu để tác giả khắc họa sống động nhân cách, tài năng của nhân vật. Sự kiện trong truyện lịch sử là những sự kiện lịch sử có thật. Hệ thống sự kiện chính là cốt truyện của tác phẩm. Chính vì vậy, với hệ thống sự kiện là sự kiện lịch sử thì truyện lịch sử có cốt truyện mang tính lịch sử rõ nét. Toàn bộ các tình tiết, sự kiện

Một phần của tài liệu Đặc sắc của thể loại truyện lịch sử trong môn tiếng việt ở nhà trường tiểu học (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)