Hướng tiếp cận mô hình thể loạ

Một phần của tài liệu Đặc sắc của thể loại truyện lịch sử trong môn tiếng việt ở nhà trường tiểu học (Trang 72 - 74)

Mô hình thể loại cũng có thể coi là dạng thức tồn tại của văn bản văn học. Nhưng văn bản thì không tồn tại dưới một dạng thức cụ thể. Truyện lịch sử cũng vậy. Nó tồn tại theo cấu trúc truyện kể chứ không như một tiết học lịch sử: bắt đầu từ hoàn cảnh đến diễn biến cụ thể và cuối cùng là kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. Ở Tiểu học, truyện lịch sử chủ yếu được lồng ghép trong môn Tiếng Việt, trong các phân môn như: Tập đọc, kể chuyện, chính tả, tập làm văn. Trong truyện lịch sử, mỗi kiểu, mỗi loại là một mô hình khác nhau.

Mô hình này bao gồm nhiều nhóm kiểu, loại khác nhau như: nhóm anh hùng thiếu niên (Trần Quốc Toản,...), nhóm anh hùng trưởng thành, nhóm anh hùng mang dáng dấp thần thoại, nhóm anh hùng xuất thân từ quần chúng,... Ngoài ra còn có mô hình truyện kể cổ xưa và mô hình truyện kể hiện đại. Nói đến truyện kể cổ xưa là nói đến những sự kiện, tình huống diễn ra từ thời xa xưa, từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Còn truyện kể hiện đại là lấy bối cảnh lịch sử hiện đại, cách chúng ta không xa.

Ví dụ như Ở lại với chiến khu, tác giả tái hiện lịch sử kháng chiến, đấu tranh của dân tộc ta trong những năm 1945 – 1954 - kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là mô hình truyện kể với bối cảnh lịch sử hiện đại.

Một trong những mô hình giúp học sinh hứng thú với lịch sử, lôi cuốn và hấp dẫn các em đó chính là mô hình truyện tranh lịch sử.

Có thể nói, truyện tranh - một loại hình đầu tư ít tốn kém nhất nhưng hiệu quả giáo dục lịch sử cho học sinh rất cao. Bằng chứng cho thấy, các nước phương Tây, Nhật Bản, Trung Quốc,… rất thành công trong lĩnh vực này cả về phương diện giáo dục lẫn kinh tế. Họ được phép thể hiện đề tài lịch sử với nhiều góc nhìn phong phú và luôn được xã hội khuyến khích. Những bộ truyện tranh như Asterix, Kaze Hikaru, Tam quốc diễn nghĩa,… rất quen thuộc với nhiều học sinh Việt Nam. Còn ở Việt Nam, mô hình này cũng rất phát triển, đã thành công với rất nhều bộ truyện tranh danh tiếng như bộ "Thần đồng Đất Việt”, cuốn “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”. Trong chuyên

mục "Câu lạc bộ Trạng và Bạn” của cuốn "Thần đồng Đất Việt”, có rất nhiều em học sinh mới lớp 3, lớp 4 đã biết vẽ truyện tranh, làm thơ về đề tài lịch sử và tỏ ra rất yêu môn lịch sử, yêu những nhân vật lịch sử Việt Nam qua bộ truyện tranh này. Đến nay, rất nhiều bộ sách đã trở thành bộ truyện tranh lịch sử quen thuộc, trở thành cuốn truyện “gối đầu giường” cho các em học sinh.

Ưu điểm của mô hình này là các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử được xây dựng theo kết cấu của truyện, rất dễ đọc, có sức hấp dẫn và lôi cuốn các em. Hơn thế nữa, hệ thống kênh hình rất phong phú, đa dạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi; hình ảnh rõ ràng, đẹp mắt, hấp dẫn, lôi cuốn các em. Trong các giờ ra chơi, hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa, các em có thể đọc và tìm hiểu truyện tranh. Vừa thư giãn vừa bổ ích, tránh được tình trạng ép buộc, học theo lối chống đối; ngoài ra còn phát triển năng lực tự đọc, tự học, năng lực làm việc với sách,…

Ở lứa tuổi tiểu học, phần lớn tư duy trực quan vẫn chiếm ưu thế. Chính vì vậy, mô hình truyện tranh rất phù hợp với các em. Ở lúa tuổi này, các em chỉ cần học lịch sử qua các câu truyện kể lịch sử, các bộ truyện tranh, các bài tập có nôi dung lịch sử là có thể tích lũy kiến thức lịch sử cho mình. Hơn nữa, qua mô hình này các em sẽ tự tư duy do đó sẽ nhớ lâu hơn, nhớ kỹ hơn. Ở các cấp học tiếp theo, các em sẽ học các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới và Việt Nam, sẽ học lịch sử qua các chủ đề, nâng cao kỹ năng thực hành bộ môn. Do đó, việc mở rộng mô hình truyện tranh lịch sử là một việc là ít tốn kém và mang lại hiệu quả to lớn. Đã có rất nhiều “Thư viện nhỏ của em” được mở ra với rất nhiều bộ truyện tranh lịch sử hấp dẫn, lôi cuốn các em.

Ngoài ra, nên tăng thời lượng và mở rộng việc dạy - học sử ở bảo tàng, trên thực địa, gắn dạy và học lịch sử với giáo dục di sản, di tích, văn hóa ở địa phương gần gũi với học sinh. Đây chính là phát huy vai trò của các giờ hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học truyện lịch sử nói riêng. Tránh được tình trạng nhàm chán, để mỗi bài học lịch sử thực sự là một “món quà” thú vị đối với các em. Thông qua các hoạt động ngoại khóa,

các em sẽ được trực tiếp trải nghiệm, ý nghĩa của bài học sẽ được nhân lên gấp đôi khi các em được tham gia.

Một phần của tài liệu Đặc sắc của thể loại truyện lịch sử trong môn tiếng việt ở nhà trường tiểu học (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)