3.1.1. Lớp 2
Ở lớp 2, các em được học rất nhiều các chủ điểm với nội dung phong phú và đa dạng trong các phân môn khác nhau. Và truyện lịch sử được lồng ghép trực tiếp trong các phân môn này thông qua các bài học trong từng chủ điểm. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã thống kê được những tác phẩm truyện lịch sử, những nội dung lịch sử được lồng ghép ở các phân môn trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 như sau:
Tập đọc:
Thư Trung thu (Trích)
Ai ngoan sẽ được thưởng (Theo Túy Phương và Thanh Tú) Cháu nhớ Bác Hồ (Theo Thanh Hải)
Chiếc rễ đa tròn (Theo tập sách Bác Hồ kính yêu) Cây và hoa bên lăng Bác (Theo Tập đọc lớp 4, 1977) Bảo vệ như thế là rất tốt (Theo tập sách Bác Hồ kính yêu) Bóp nát quả cam (Theo Nguyễn Huy Tưởng)
Lá cờ (Theo Nguyễn Quang Sáng) Lượm (Tố Hữu)
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về Bác Hồ Mở rộng vốn từ: từ ngữ về Bác Hồ
Kể chuyện:
Ai ngoan sẽ được thưởng Chiếc rễ đa tròn
Bóp nát quả cam
Chính tả:
Nghe – viết: Cháu nhớ Bác Hồ. Phân biệt tr/ ch, êt/ êch
Nghe – viết: Việt Nam có Bác. Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/ dấu ngã Nghe – viết: Cây và hoa bên lăng Bác
Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/ dấu ngã
Nghe – viết: Bóp nát quả cam
Nghe – viết: Lượm. Phân biệt s/x,i/iê.
3.1.2. Lớp 3
Tiếng Việt lớp 3 tiếp tục giúp các em rèn luyện các kĩ năng của mình về phần tập đọc, kể chuyện, tập làm văn, luyện từ và câu và luyện chính tả qua các chủ điểm bằng những câu chuyện sinh động mang nhiều ý nghĩa nhân sinh trong cuộc sống, giúp các em rút ra những bài học bổ ích trong học tập và cuộc sống.
Ở lớp 3, các em được học 15 chủ điểm. Trong mỗi chủ điểm bao gồm nhiều nội dung ở các phân môn khác nhau. Và truyện lịch sử được lồng ghép trực tiếp trong các phân môn này, đặc biệt là chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc, Chủ điểm sáng tạo, Chủ điểm nghệ thuật, Chủ điểm lễ hội. Cụ thể:
Tập đọc:
Hai Bà Trưng (Theo Văn Lang)
Ở lại với chiến khu (Theo Phùng Quán) Ông tổ nghề thêu (Theo Ngọc Vũ)
Người trí thức yêu nước (Theo Đức Hoài)
Trên đường mòn Hồ Chí Minh (Theo Dương Thị Xuân Quý) Đối đáp với vua (Theo Quốc Chấn)
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy.
Kể chuyện:
Hai Bà Trưng. Ở lại với chiến khu. Ông tổ nghề thêu. Đối đáp với vua.
Chính tả:
Nghe - viết: Hai Bà Trưng. Phân biệt l/ n, iêt/ iêc. Nghe - viết: Trần Bình Trọng. Phân biệt l/ n, iêt/ iêc. Nghe - viết: Ở lại với chiến khu. Phân biệt s/ x, uôt/ uôc
Nghe - viết: Trên đường mòn Hồ Chí Minh. Phân biệt s/ x, uôt/ uôc Nghe - viết: Ông tổ nghề thêu. Phân biệt tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã Nghe - viết: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. Phân biệt l/ n, ut/ uc Nghe - viết: Đối đáp với vua. Phân biệt s/ x, dấu hỏi/ dấu ngã Nghe - viết: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Tập làm văn:
Nghe và kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”.
Từ thống kê trên, ta thấy truyện lịch sử được lồng ghép trong phân môn Tập đọc, Chính tả và Kể chuyện chiếm số lượng lớn. Tập đọc giúp học sinh hình thành năng lực đọc (đọc đúng, đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài và đọc diễn cảm), giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành thói quen và phương pháp làm việc với sách. Chính tả góp phần hình thành và phát triển các kĩ năng Tiếng Việt, trong đó nhấn mạnh kĩ năng viết và nghe. Kể chuyện giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức, rèn kỹ năng nghe và diễn đạt vấn đề. Những phân môn này cung cấp một lượng kiến thức cơ bản về lịch sử cho học sinh Tiểu học, đồng thời rèn cho các em kĩ năng phân tích, xử lí và tiếp nhận thông tin, kiến thức lịch sử. Các phân môn còn lại đều tập trung thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung, đó là giáo dục lòng yêu nước, yêu sử cho các em học sinh.