2.2.2.1. Kết cấu của truyện lịch sử
Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Cần
phân biệt bố cục và kết cấu của tác phẩm. Thuật ngữ bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nôi dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương diện của kết cấu.
Kết cấu của truyện lịch sử trong nhà trường Tiểu học không quá dài, dễ đọc, dễ hiểu và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Như nhiều thể loại văn học, truyện lịch sử cũng mang tính truyền thống. Tác phẩm có một kết cấu tương đối ổn định với nhiều yếu tố nghệ thuật lặp đi lặp lại. Câu chuyện thường bắt đầu bằng việc giới thiệu lai lịch, xuất thân khác thường của nhân vật lịch sử. Kế đến là một chuỗi sự kiện, tình tiết tô đậm công trạng của ngưòi anh hùng. Kết thúc là những lời tôn vinh, tưởng nhớ, đôi khi kể thêm những chứng tích văn hóa liên quan đến nhân vật chính.
Truyện lịch sử không phải chỉ có một kiểu hay một loại mà truyện lịch sử trong chương trình Tiểu học cũng rất đa dạng. Mỗi truyện đều có những cái hay, đều có sức lôi cuốn và hấp dẫn riêng. Tuy nhiên, kết cấu của truyện thường được chia làm ba phần:
“Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con
người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật,…
Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chủ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể.
Nhân vật của truyện lịch sử cũng chính là nhân vật văn học, nhân vật ấy cũng được xây dựng nhờ ngôn từ nghệ thuật của tác giả. Nhác biệt so với các nhân vật văn học khác, nhân vật của truyện lịch sử được xây dựng và sáng tạo dựa trên những nhân vật lịch sử có thật. Từ những nhân vật có thật, bằng sự khéo léo trong tổ chức hình tượng nghệ thuật, tác giả sẽ làm cho nhân vật trở nên sống động và độc đáo, tác giả sẽ vẽ lên những nét vẽ khắc họa rõ nhất hình tượng của những nhân vật này.
Các phương diện cơ bản khi giới thiệu nhân vật trong truyện lịch sử thường là: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, hành vi “cử chỉ, hành động” của nhân vật.
Lai lịch: Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách cùng cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ trực tiếp và quan trọng tới đường đờì của một nhân vật. Hệ thống nhân vật phong phú nên lai lịch của các nhân vật cũng rất đa dạng, có thể là anh hùng xuất thân từ một gia đình nhà Nho, một chàng trai áo vải hay xuất thân từ một gia đình quý tộc,…
Miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Anh hùng có phong thái của một vị anh hùng, ung dung, khoan thai, chững chạc, chỉnh tề,… Chính vì vậy, miêu tả ngoại hình cũng phần nào hé mở tính cách của nhân vật.
Ngôn ngữ: Qua lời ăn tiếng nói của một người, chúng ta có thể nhận ra trình độ văn hoá, nhận ra tính cách của người ấy. Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được có thể được cách thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân nào đó. Tuy nhiên, ngôn ngữ của các nhân vật lịch sử phải gắn với ối cảnh và sự kiện lịch sử, ngôn ngữ cùng phải bộc lộ được khí phách của những bậc hiền tài, tướng giỏi.
Nội tâm là thế giới bên trong gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ,… của nhân vật. Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật.
Phần 2. Diễn biến truyện
Đây là phần chính, trung tâm của câu chuyện. Ở phần này, nhân vật bộc lộ tài năng, nhân cách điển hình của mình qua những cử chỉ, hành động, việc làm nhất định. Thông qua những sự kiện, tính cách của nhân vật được bộc lộ rõ nét.
Cử chỉ và hành động là chi tiết quan trọng nhất trong việc tìm hiểu, phân tích tính cách nhân vật. Con người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vậy, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy.
Đứng trước những hoàn cảnh cụ thể, nhân vật lịch sử có những hành động và việc làm cụ thể. Những hành động này được tác giả khắc hoạ một cách rõ nét để làm nổi bật tính cách của nhân vật. Một nhân vật văn học thành công cũng như một con người sinh động ngoài đời vậy. Tính cách, số phận nhân vật hiện lên sinh động trong tác phẩm qua nhiều phương diện cụ thể. Bản chất của con người ta bộc lộ chính xác, đầy đủ nhất qua cử chỉ, hành động.
Đứng trước cảnh nước nhà bị đô hộ, giặc thẳng tay chém giết dân lành, lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược,… Hai Bà Trưng đã nuôi chí giành lại non sông, đất nước.
Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ nhưng bị tướng giặc lập mưu giết chết. Đứng trước cảnh“ nước mất nhà tan”, Hai Bà Trưng đã có những hành động và việc làm cụ thể. Hai Bà Trưng kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Nhận được tin dữ nhưng Trưng Trắc không hề nao núng tinh thần, không mặc tang phục mà tuyên bố sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn. Đó là một thái độ bình tĩnh, lạc quan và một ý chí sắt đá, một quyết tâm “đòi nợ nước, trả thù nhà” của Hai Bà Trưng.
Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
Tóm lại, thông qua những hành động và việc làm cụ thể, tính cách điển hình của Hai Bà Trưng nói riêng và của nhân vật lịch sử nói chung được khắc hoạ một cách rõ nét. Từ cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ đến việc làm đều khắc hoạ họ là hình tượng những con người anh hùng, có công lao to lớn đối với dân tộc ta.
Phần 3. Kết thúc truyện
Kết thúc truyện là thái độ của nhân dân, của tác giả đối với nhân vật hoặc sự kiện lịch sử được nêu trong truyện. Đó là thái độ cảm phục, biết ơn, tôn kính,… đối với những vị anh hùng, những vị tướng tài ba,… những con người đã đổ mồ hôi, xương máu của mình cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước hơn bốn nghìn năm của dân tộc.
Đây là một trong số những nội dung quan trọng trong giảng dạy truyện lịch sử cũng như giảng dạy các phân môn khác. Làm sao để người đọc có cái nhìn đúng đắn, khách quan về các sự kiện cũng như nhân vật lịch sử là một thách thức lớn đối với công tác giáo dục. Làm sao để các câu chuyện lịch sử đi vào lòng và để lại những bài học quý giá cho người đọc. Để mỗi người có thái độ biết ơn, tôn kính những con người đã làm nên bề dày lịch sử nước nhà;
biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã gây dựng nên,… Từ đó, góp phần bồi đắp lòng yêu sử, yêu nước cho các thế hệ ngày nay và mai sau.
2.2.2.2. Nhân vật trong truyện lịch sử
Cần phân biệt nhân vật của truyện với nhân vật trữ tình của tản văn, tuỳ bút hay tâm sự. Nhân vật trữ tình chỉ thể hiện suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc, qua đó bày tỏ tình cảm, thái độ về sự vật, sự việc tâm điểm của trang viết; còn nhân vật của truyện, đặc biệt là nhân vật của truyện lịch sử cần thể hiện được tính cách và phải có hành động và các mối quan hệ với các sự kiện được nêu trong truyện.
Nhân vật trữ tình thường xưng “tôi” hay được nhìn từ ngôi thứ ba, gọi là “nó”, “em”, “anh”,… nhưng kì thực đều là ngôi thứ nhất bởi lẽ nhân vật có nghĩ gì, có cảm thấy gì cũng được ghi lại sạch trơn. Nhân vật được chọn làm điểm nhìn của tuỳ bút hay tản văn có thể là bất kì ai, bởi lẽ nhân vật ấy không thể hiện cá tính mà chỉ đóng vai trò góc nhìn, thậm chí có thể không cần có. Ví dụ như “Đi trên con đường này, tôi cảm thấy…” hoàn toàn có thể là “Bạn sẽ cảm thấy… khi đi trên con đường này”; hay “Năm học cuối cấp đối với tôi là một năm đầy cảm xúc” cũng có thể là “Năm học cuối cấp đối với mọi học sinh là một năm đầy cảm xúc”; khi đó “con đường” hay “năm học cuối cấp” mới là tâm điểm.
Trong chia sẻ cảm xúc, người viết thường tự đặt mình vào nhân vật “tôi” để viết, khi đó, nhân vật có đầy đủ các nét tính cách của tác giả. Và nếu viết khéo, các nhân vật trữ tình này sẽ gần với các nhân vật của truyện nhất với cá tính và mối quan hệ. Nhưng các nhân vật này thường không có hành động hay có chăng chỉ là một vài cử chỉ mang tính ẩn dụ kiểu “Tôi gào lên, lao ra ngoài màn mưa” chẳng hạn. Nhân vật của truyện và truyện lịch sử thì khác, mỗi nhân vật của truyện lịch sử đều là một chủ thể riêng biệt với các đặc điểm được khắc hoạ trong tác phẩm.
Thể loại tự sự có hình tượng nhân vật được khắc hoạ dưới nhiều bình diện. Hình tượng nhân vật trong truyện lịch sử cũng vậy, được khắc hoạ dưới nhiều bình diện. Đó là hình tượng những con người anh hùng: những vị anh
hùng dân tộc, những vị tướng tài ba, những con người giữ được khí tiết trong sạch trong thời buổi loạn lạc,… liên quan đến một sự kiện hay một giai đoạn lịch sử nào đó. Nhân vật trong truyện lịch sử được khắc họa và lộ rõ nhân cách, tài năng, có công với đất nước,...
Việc xây dựng hệ thống nhân vật lịch sử như vậy có ý nghĩa hết sức quan trọng.Với cách xây dựng nhân vật của mình, truyền thuyết chỉ nhằm thể hiện lòng biết ơn, ngưỡng mộ, tôn thờ người có công đức đối với nhân dân và dân tộc được nói đến trong tác phẩm của mình. Về phần mình, truyện lịch sử không chỉ dừng lại ở đó. Hệ thống nhân vật trong truyện lịch sử không chỉ được xây dựng để ca ngợi, tôn vinh các anh hùng mà còn nhằm xây dựng và nâng những hình tượng đó trở thành tấm gương, bài học đối nhân xử thế, bài học cảnh tỉnh, răn đe đời sau.
Nhân vật trong tác phẩm tự sự là nhân vật văn học, là những người được miêu tả trong tác phẩm tự sự bằng những phương tiện văn học. Đồng thời, nhân vật trong tác phẩm tự sự cũng là những người thực hiện các sự việc, là người được nói đến , được biểu dương hay bị lên án. Nhân vật văn học không phải là “bản dập” của con người ngoài đời. Nó là một hiện tượng, một đơn vị nghệ thuật, được sáng tác theo những ước lệ của văn học.
Thế giới nhân vật văn học cũng mênh mông, phong phú tương tự như thế giới con người trong thực tại. Có bao nhiêu nhân vật là có bấy nhiêu đường nét, số phận, tính cách khác nhau. Dưới ngòi bút của các nhà văn, sự độc đáo của các nhân vật lại càng nổi rõ. Người ta đã đưa ra rất nhiều tiêu chí để phân loại, và với mỗi tiêu chí lại thấy xuất hiện một “danh sách” loại nhân vật khác nhau. Thường căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện, căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm, căn cứ vào cấu trúc nhân vật, căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện mà ta có:
Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ đạo xuất hiện nhiều trong tác phẩm, trong câu chuyện liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm,
là cơ sở để tác giả triển khai đề tài, tư tưởng hay những vấn đề trung tâm của mình.
Nhân vật trung tâm là các nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm về mặt ý nghĩa nơi quy tụ mọi mâu thuẫn của tác phẩm thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm ấy.
Nhân vật phụ là những nhân vật thể hiện tính cách hoặc chỉ thấp thoáng trong tác phẩm để làm nổi bật nhân vật chính.
Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những đối kháng, mâu thuẫn trong tác phẩm, có:
Nhân vật chính diện là nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng quan điểm tư tưởng đạo đức tốt đẹp được khẳng định đề cao như một tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời.
Nhân vật phản diện là nhân vật có tính cách xấu đáng bị lên án. Căn cứ vào cấu trúc nhân vật:
Nhân vật chức năng là nhân vật không có đời sống nội tâm, đặc điểm cố định từ đầu đến cuối tác phẩm tồn tại trong đấy chỉ nhằm một số chức năng nhất định.
Nhân vật ngoại hình là nhân vật tập trung những phẩm chất, đặc điểm của một loại người một thời. Nhằm khái quát chung loại về tính cách điển hình.
Nhân vật tính cách là nhân vật phức tạp có cá tính nổi bật thường có những mâu thuẫn nội tại có những chuyển hoá.
Nhân vật tư tưởng là nhân vật thể hiện rõ tư tưởng của nhà văn. Nhân vật này dễ rơi vào công thức minh hoạ, trở thành cái loa phát ngôn của tác giả. Thông qua nhân vật, tác giả thực hiện ý đồ của mình.
Nhân vật trong tác phẩm tự sự có vai trò rất quan trọng. Trong tác phẩm tự sự nhân vật chính là nơi mang , chứa đựng nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Là nơi thể hiện thái độ của nhà văn hoặc của cộng đồng đối với nhân vât lịch sử được nêu trong truyện .Vì thế, phân tích nhân vật trở
thành con đường quan trong nhất để đi đến giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn.
Nhân vật trong tác phẩm tự sự có vai trò rất quan trọng. Trong tác phẩm tự sự nhân vật chính là nơi mang, chứa đựng nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân