Giá trị lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu Đặc sắc của thể loại truyện lịch sử trong môn tiếng việt ở nhà trường tiểu học (Trang 69 - 70)

Bác Hồ có một câu nói nổi tiếng đã nói lên giá trị lịch sử - văn hóa to lớn của truyện lịch sử nói riêng và của lịch sử nói chung: “Các vua Hùng đã

có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!”

Đó là một giá trị to lớn về lịch sử - văn hóa Đại Việt, Việt Nam nhận thức và tiếp cận lịch sử, làm nên bề dày lịch sử của chính mình. Không quá máy móc, cứng nhắc như phương Tây, không quá tô hồng thổi phồng như phương Bắc, mà thực tế, “thiết thực”. Dùng lịch sử như một công cụ, phương tiện, tấm gương để giữ nước, để truyền lửa từ đời này sang đời nọ, từ thế hệ này sang thế hệ kia, từ già tới trẻ, từ cha đến con, người này ngã xuống người kia đứng lên, thế hệ sau kế tục thế hệ đi trước,... Nó có tác dụng truyền lửa và xây dựng một động lực tranh đấu, cống hiến, xây dựng cho thế hệ trẻ. Hun đúc và rèn luyện tinh thần yêu nước thương nòi và đoàn kết dân tộc.

Nhiều chiến thắng lừng lẫy, oanh liệt trong những cuộc chống ngoại xâm trong quá khứ đã hun đút và hình thành một niềm tự hào dân tộc chính đáng và tiếp lửa cho lòng yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam. Dân tộc nào cũng có lòng yêu nước, quốc gia nào cũng có chủ nghĩa ái quốc của

họ, nhưng lòng yêu nước đặc thù Việt Nam đã được hình thành và tôi luyện trong lao động sản xuất với bao điều kiện thiên nhiên nghiệt ngã, và trong chiến đấu bảo vệ đất nước, quê hương, làng mạc, ruộng vườn. Tinh thần yêu nước đó đã trở thành “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam”, và trên thực tế đã biến thành một sức mạnh vô biên từng đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

Bác Hồ đã đúc kết lại điều đó như sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn

yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Nói chung, chúng ta dùng lịch sử để làm

gương cho đời sau noi theo, để truyền lửa, và để nghiên cứu học tập người xưa. Do đó, cách tiếp cận của ta không “máy móc”, không “trần trụi” như phương Tây, không “lãng mạn, hoành tráng” như Trung Hoa mà chừng mực, vừa phải, vừa đủ, và hữu dụng trong thực tế. Ở Việt Nam, lịch sử gắn liền với chính trị xã hội, văn hóa phong tục, con người, gắn liền với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Một phần của tài liệu Đặc sắc của thể loại truyện lịch sử trong môn tiếng việt ở nhà trường tiểu học (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)