Truyện lịch sử trong phân môn Chính tả

Một phần của tài liệu Đặc sắc của thể loại truyện lịch sử trong môn tiếng việt ở nhà trường tiểu học (Trang 81 - 83)

Phân môn Chính tả có vai trò quan trọng trong dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học truyện lịch sử nói riêng. Vì vậy, việc dạy đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ buổi đầu đối với học sinh Tiểu học. Phân môn Chính tả ở tiểu học có nhiệm vụ chủ yếu là luyện cho học sinh nắm các quy tắc và thói quen viết đúng với chuẩn chính tả Tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, Chính tả giúp học sinh chiếm lĩnh ngôn ngữ - công cụ để giao tiếp, tư duy. Ngay từ bậc Tiểu học, trẻ cần phải được học chính tả một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này trong học tập cũng như trong suốt cuộc đời mình.

Thể loại truyện lịch sử với các nội dung lịch sử xuất hiện trong phân môn này dưới dạng các bài chính tả, yêu cầu học sinh nghe - viết hoặc làm các bài tập chính tả. Đặc sắc của các bài tập này là sự xuất hiện của các nội dung lịch sử. Các bài chính tả nghe - viết thường có nội dung là các nhân vật, sự kiện lịch sử của dân tộc. Thông qua các bài tập này học sinh sẽ được tiếp cận với các kiến thức lịch sử và rèn luyện các kĩ năng dùng từ ngữ đúng chuẩn chính tả Tiếng Việt. Việc dạy môn chính tả ở trường tiểu học không chỉ đơn thuần là rèn cho học sinh viết đẹp, viết đúng mà còn nâng cao sự hiểu biết về chương trình, tích luỹ vốn từ ngữ, đặc biệt là vốn từ về lịch sử. Từ đó học sinh biết sử dụng những vốn từ ngữ đó vào thực tế, tạo điều kiện để học tốt các môn học khác. Học sinh học tốt môn chính tả sẽ được nâng cao về mặt nhận thức, hiểu biết. Truyện lịch sử với nội dung lịch sử được lồng ghép trong phân môn Chính tả đang dần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục lịch sử cho học sinh.

Như vậy, thể loại truyện lịch sử được sự sắp xếp, lồng ghép trong các phân môn của Tiếng Việt. Và các kiến thức lịch sử không chỉ dạy trong một môn học cụ thể mà được dạy thông qua nhiều môn học khác nhau. Đó chính là sự tích hợp của thể loại này trong chương trình Tiểu học. Vì vậy, giáo viên cần nắm được nét đặc sắc này để có thể đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tạo hứng thú học tập cho các em, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt. Giáo viên cần phải tìm hiểu về các phương

pháp dạy học tích hợp, nguyên tắc dạy học tích hợp, đặc biệt là quy trình dạy học tích hợp để có thể tổ chức các bài học/ chủ đề tích hợp, góp phần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em, tạo hứng thú học tập cho các em, nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng yêu cầu và sự đòi hỏi của xã hội hiện đại.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận truyện lịch sử ở Chương 1 và làm rõ một số nét đặc sắc của thể loại này ở Chương 2, tôi đã thống kê các tác phẩm truyện lịch sử ở một số phân môn của Tiếng Việt ở Chương 3. Đồng thời, nghiên cứu những giá trị của truyện lịch sử trong dạy học và sự tích hợp truyện lịch sử trong dạy học môn Tiếng Việt. Từ đó, đề ra một số hướng tiếp cận thể loại và hướng dẫn tìm hiểu một số tác phẩm truyện lịch sử trong một số phân môn của Tiếng Việt nhằm giúp học sinh có cách nhìn mới, cách tiếp thu mới, không làm cho học sinh có cảm giác quá nặng nề, gây hứng thú học tập cho các em, phần nào giúp khắc phục và hạn chế tình trạng “ghét học sử” của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học truyện lịch sử trong nhà trường Tiểu học nói riêng và dạy học lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung.

Một phần của tài liệu Đặc sắc của thể loại truyện lịch sử trong môn tiếng việt ở nhà trường tiểu học (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)