Giá trị giáo dục

Một phần của tài liệu Đặc sắc của thể loại truyện lịch sử trong môn tiếng việt ở nhà trường tiểu học (Trang 68 - 69)

Một tiêu chuẩn quan trọng - là tiêu chí không thể thiếu khi đánh giá tác phẩm văn học, đó chính là giá trị giáo dục của nó. Giá trị này bắt nguồn từ chức năng giáo dục mà văn học mang lại.

Giáo dục là việc dùng hình thức nào đó tác động đến tư tưởng, tình cảm của con người, làm biến đổi nó theo chiều hướng tốt đẹp hơn, khiến cho người gần người hơn. Giá trị này của truyện lịch sử biểu hiện trước hết ở việc giáo dục nhận thức về xã hội, con người; nâng cao tư tưởng, đạo đức, tình cảm, lối sống. Mọi khía cạnh của cuộc sống đều có thể trở thành chất liệu cho văn học, phản ánh nhận thức của chính nhà văn về thế giới. “Mỗi nhà văn phải gắn liền với một dân tộc, một thời đại nhất định”(Bi-ê-lin-xki). “Qua tác phẩm, người đọc không chỉ hiểu về thời đại nhà văn sống mà còn là đời sống tinh thần của họ cũng như những người cùng thời với họ. Tham gia vào hoạt động văn chương cho dù là sáng tác hay thưởng thức, người ta đều được “ thanh lọc”, ít nhiều sẽ trở nên tốt hơn, nhân ái hơn” (Nguyễn Văn Hạnh- Ý nghĩa của

văn chương).

Giá trị giáo dục của một tác phẩm truyện lịch sử còn thể hiện ở việc bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ, nhân văn, giúp hoàn thiện con người và hướng họ tới cái đẹp, cái nhân ái trong cuộc sống. Văn chương có tác dụng “giúp ta là người một cách hoàn toàn hơn” vì nhờ thưởng thức văn chương, tâm hồn ta được “rèn luyện thành một dây đàn, sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cuộc đời” (Thạch Lam - Theo dòng).

Bản chất của nghệ thuật là tình cảm. Nó là “tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy” (Nguyễn Khải). Bởi vậy giá trị giáo dục của một tác phẩm không chỉ thể hiện trong quá trình tự nhận thức, tự giáo dục của mỗi người mà nó còn có khả năng ảnh hưởng lâu dài, tạo ra sức mạnh lay động tình cảm, làm

cho tâm hồn con người được thanh lọc. Một tác phẩm văn học đích thực sẽ đem lại cho con người sự tự nhận thức về giá trị của bản thân, từ đó phấn đấu hơn nữa để hoàn thiện mình. Truyện lịch sử là một trong các tác phẩm như vậy.

“Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người” (M.Gorki). Với vai trò đặc biệt của mình giá trị giáo dục đã góp phần quy định vị trí và nhiệm vụ cao cả của truyện lịch sử. Điều này khiến cho truyện lịch sử ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn đối với đời sống con người.

Cùng với những chức năng to lớn của văn chương, truyện lịch sử có giá trị giáo dục to lớn. Giáo dục niềm tin, giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa; giáo dục truyền thống dân tộc; giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã gây dựng từ ngàn xưa. Đồng thời ca ngợi các anh hùng dân tộc, bày tỏ thái độ tôn kính, biết ơn,...

Một phần của tài liệu Đặc sắc của thể loại truyện lịch sử trong môn tiếng việt ở nhà trường tiểu học (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)