Đánh giá chung về cảm thụ văn học ở lớp 5 1 Năng lực cảm thụ văn học của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 29 - 33)

BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP

2.1.4. Đánh giá chung về cảm thụ văn học ở lớp 5 1 Năng lực cảm thụ văn học của giáo viên

2.1.4.1. Năng lực cảm thụ văn học của giáo viên

Để nắm bắt tình hình nhận thức của GV đối với việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS lớp 5, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát, phỏng vấn 25 GV của trường Tiểu học Lê Đồng – Thị xã Phú Thọ bằng phiếu điều tra nhận thức của GV về dạy bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS (Phụ lục 1).Bước đầu chúng tôi thu được kết quả như sau:

* Thực trạng nhận thức của giáo viên về cảm thụ văn học

Bảng số liệu 1 : Nhận thức của giáo viên về cảm thụ văn học.

Stt Nhận thức của giáo viên về CTVH

Kết quả điều tra

Tốt Khá Trung bình Yếu SL (gv) Tỉ lệ (%) SL (gv) Tỉ lệ (%) SL (gv) Tỉ lệ (%) SL (gv) Tỉ lệ (%)

1 Tự đánh giá mức độ hiểu biết về CTVH của bản thân.

4 16 5 20 13 52 3 12

2 Nắm được những đặc điểm cơ bản của hoạt động CTVH.

3 12 6 24 10 40 6 24

3 Nắm được đặc trưng của hoạt động CTVH lứa tuổi tiểu học.

5 20 7 28 8 32 5 20

4 Nắm được mục đích, nội dung, phương pháp cơ bản trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS tiểu học.

3 12 5 20 9 36 8 32

5 Nắm được các tiêu chí đánh giá năng lực CTVH của HS.

5 20 8 32 10 40 2 8

Qua bảng số liệu, chúng tôi thấy giáo viên tự đánh giá mức độ hiểu biết về CTVH của bản thân ở mức trung bình tương đối cao lên tới mức 52%, chỉ có 16% giáo viên tự đánh giá ở mức độ tốt, 20% giáo viên tự đánh giá ở mức độ trung khá, có đến 12% giáo viên tự đánh giá ở mức độ hiểu biết yếu.

Tìm hiểu trình độ nhận thức của giáo viên về CTVH trong phạm vi sâu hơn, chi tiết hơn chúng tôi nhận thấy:

- Số giáo viên nắm đầy đủ những đặc điểm cơ bản của hoạt động CTVH là rất ít, chỉ có 12% giáo viên nắm được ở mức độ tốt nhưng lại có đến 40% giáo viên nắm được ở mức độ trung bình, mức độ khá chỉ có 24% số giáo viên nắm được, còn lại 24% giáo viên ở mức độ trung bình.

- Cũng như thế, số lượng giáo viên nắm được những đặc trưng của hoạt động CTVH ở mức độ tốt chiếm tỉ lệ không cao chỉ chiếm 20%, phần đa là ở mức độ trung bình 32%, yếu là 20%, số giáo viên nắm được các đặc trưng của hoạt động CTVH ở mức độ khá là 28%.

- Số giáo viên nắm được mục đích, nội dung, các phương pháp cơ bản trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh tiểu học mức độ tốt là thấp chỉ có 12%, cao nhất là ở mức độ trung bình 36% và mức độ yếu là 32%, mức độ khá cũng chỉ đạt ở mức 20%.

- Số giáo viên nắm được các tiêu chí đánh giá năng lực CTVH của học sinh ở mức độ trung bình là cao nhất lên tới 40%, sau đó là mức độ khá lên tới 32%, mức độ tốt đạt 20%, và mức độ yếu chỉ là 8%.

Nhìn vào kết quả bảng điều tra mức độ nhận thức của giáo viên về cảm thụ văn học, chúng ta thấy trình độ nhận thức của giáo viên không đồng đều, phần lớn giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ trung bình và ở mức yếu, số giáo viên hiểu biết ở mức độ khá và tốt còn rất hạn chế. Khi tìm hiểu về nguyên nhân vấn đề này chúng tôi nhận thấy xuất phát từ nhiều yếu tố. Xuất phát từ trình độ giáo viên không dồng đều, đội ngũ được đào tạo ở nhiều trình độ khác nhau như: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học… và được đào tạo với nhiều hình thức khác nhau: chính quy, tại chức, chuyên tu, từ xa… Còn có những yếu tố ảnh hưởng đến là do thiếu tài liệu tham khảo, thiếu thời gian để nghiên cứu, do năng lực của bản thân có hạn… Nhưng theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản là do giáo viên chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh. Khi tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi thu được kết quả: 21.4% giáo viên cho rằng CTVH không ảnh hưởng đến

quá trình dạy học Tiếng Việt nên không cần thiết, 50% giáo viên cho rằng ít ảnh hưởng, chỉ có 28.6% giáo viên cho rằng rất ảnh hưởng và việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh là điều cần thiết.

* Khả năng của giáo viên trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh qua phân môn Tập đọc lớp 5

Kết quả điều tra của chúng tôi thể hiện qua bảng sau:

Bảng số liệu 2: Đánh giá khả năng của giáo viên trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH.

Stt Khả năng của GV trng việc bồi dưỡng năng lực CTVH Kết quả Số làm đúng Tỉ lệ (%) Số làm chưa đúng Tỉ lệ (%)

1 Khả năng CTVH của GV thông qua một đoạn văn, đoạn thơ, câu chuyện…

10 40 15 60

2 Khả năng phát hiện những chi tiết đặc sắc về nội dung và các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.

13 52 12 48

3 Khả năng tổ chức dạy lồng ghép các kiến thức CTVH cho học sinh thông qua các phân môn Tập đọc, kể chuyện, tập làm văn.

16 64 9 36

4 Khả năng thiết kế được các bài tập nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực CTVH.

11 44 14 56

Kết quả điều tra cho chúng ta thấy:

Phần lớn khả năng CTVH của giáo viên còn nhiều hạn chế, giáo viên không trả lời được mục đích tác giả viết bài này, câu chuyện này để làm gì? Một số giáo viên có hiểu nhưng diễn đạt không rõ. Số giáo viên phân tích cách đọc thơ mắc lỗi sai cũng không phải là ít, mà đọc sai thì sẽ hiểu sai dẫn đến sẽ cảm thụ không đúng. Chỉ có 10/25 giáo viên chiếm 40% làm đúng yêu cầu còn lại 60% là trả lời chưa

đúng.

Tương tự như vậy, 52% giáo viên có khả năng phát hiện những chi tiết đặc sắc về nội dung và các biện pháp nghệ thuật trong văn bản, còn lại 48% là chưa có khả năng phát hiện ra vấn đề này.

Khả năng tổ chức dạy lồng ghép các kiến thức CTVH cho học sinh thông qua các phân môn có 16/25 giáo viên thực hiện được, chiếm 64% nhưng hiệu quả của việc làm để nâng cao năng lực CTVH cho học sinh thì giáo viên chưa thật thỏa mãn, còn nhiều băn khoăn.

Khả năng thiết kế được các bài tập nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực CTVH còn thấp, chỉ có 11/25 giáo viên thực hiện được chiếm 44%; có tới 56% giáo viên chưa thực hiện được.

Qua phỏng vấn, trò chuyện với giáo viên, chúng tôi biết được rằng: Đa số giáo viên đều khẳng định CTVH là một vấn đề khó mà dạy học sinh CTVH thì lại càng khó hơn, bởi giáo viên có cảm thụ được thì mới giúp học sinh cảm thụ được. Hơn nữa CTVH ở Tiểu học không có môn học riêng, tiết học riêng mà phải dạy lồng ghép vào các phân môn của môn Tiếng Việt. Để đánh giá hiệu quả của việc CTVH thì giáo viên thấy cũng còn đang là vấn đề trừu tượng, chưa cụ thể. Khi học ở trường sư phạm thì cũng không có môn riêng và cũng chưa được quan tâm chú ý nhiều đến việc rèn kĩ năng CTVH…

Tất cả những ý kiến trên, theo chúng tôi nguyên nhân chủ yếu là do một mặt chỉ số ít giáo viên được trang bị kiến thức CTVH. Mặt khác, vì mặc cảm là vấn đề khó đồng thời quỹ thời gian không nhiều để có thể tìm hiểu nghiên cứu, tài liệu tham khảo chưa có nên dẫn đến giáo viên ít quan tâm, ngại dạy CTVH. Cho nên kết quả dạy CTVH chưa được như mong muốn là điều dễ hiểu.

Tóm lại, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy kết quả dạy học CTVH trong những năm vừa qua chưa đạt yêu cầu, nguyên nhân chính là do đội ngũ giáo viên. Nhiều giáo viên khi đứng trước một văn bản nghệ thuật đã không hiểu đúng những điều được đọc từ cấp độ từ, câu, đoạn và cả nội dung, đích thông báo của toàn văn bản; năng lực cảm nhận văn chương còn hạn chế, không nắm được đặc trưng của

văn bản nghệ thuật, không phát hiện được những giá trị về nội dung, nghệ thuật của văn bản thì chất lượng của việc rèn kĩ năng CTVH nhằm bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh là điều đương nhiên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)