Nâng cao năng lực đọc hiểu trong giờ Tập đọc

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 42 - 50)

BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP

2.3.2. Nâng cao năng lực đọc hiểu trong giờ Tập đọc

Đọc hiểu là nội dung khoa học của lí thuyết đọc sách và đọc văn. Khái niệm đọc hiểu bắt nguồn và gắn bó hữu cơ với sách và tác phẩm văn chương. Sách và tác phẩm văn chương là hình thức tồn tại của ngôn ngữ với sự kí mã không giống nhau để người đọc nhận thức được nội dung thông tin khoa học và nội dung thông tin thẩm mĩ. Cái đẹp trong thông tin thẩm mĩ cũng là một phạm trù khoa học và được gọi tên là mĩ học. Do đó nói cho cùng, đọc sách hay đọc văn là nắm vững logic nhận thức, là sự khai sáng trí tuệ và tâm hồn với mục đích nâng cao hiểu biết của con người.

Bản chất của đọc hiểu là quá trình diễn ra những hành động đọc để hình thành nhận thức thực tại liên quan đến sự phát triển con người và xã hội bởi sự tổng hợp đa năng của văn hóa.

Đọc hiểu được thực hiện bởi năng lực và tố chất từng người nhưng muốn đạt tới sự hiểu biết thỏa đáng đều cần phải học hỏi và thể nghiệm lâu dài. Năng lực của con người có được là nhờ sự lao động thường xuyên, lâu dài, cần mẫn đầy hứng thú. Năng lực được hình thành nhờ một phần không lớn của năng khiếu hoặc tài năng. Nói đến năng lực đọc hiểu là nói đến năng lực ngôn ngữ của con người. Một

đứa trẻ sinh ra phải học mới biết nói, rồi học để biết chữ và lúc đó mới học đọc. Đọc hiểu là quá trình lao động trí tuệ và cơ thể rất công phu mới dần dần có năng lực đọc hiểu các loại văn bản khác nhau trong đời sống.

Bởi vậy, trong dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng cần chú ý tới hành động đọc của học sinh tạo tiền đề cho việc trao đổi, thảo luận, đối thoại trong tiếp nhận tác phẩm để đào sâu cách nhìn thế giới hiện thực. Bên cạnh sự hiểu biết khái niệm đọc hiểu với bản chất của nó, giáo viên phải làm rõ mục đích giáo dục, đào tạo việc đọc hiểu qua năng lực đọc và kĩ năng đọc hiểu trong nhà trường là:

- Giúp học sinh đánh giá năng lực đọc của mình và tác động của nó tới kết quả học tập.

- Giúp học sinh phân biệt được các đơn vị ý nghĩa trong khi đọc một văn bản hoặc một tác phẩm văn chương.

- Giúp học sinh sử dụng việc đọc như là một cách phát hiện đời sống tâm hồn, cách ứng sử văn hóa trong giao tiếp xã hội.

- Giúp học sinh thường xuyên nâng cao trình độ đọc có hệ thống, bài bản. - Giúp học sinh phát hiện và vận dụng kiến thức phong cách văn bản và thể loại văn học để đọc các văn bản khác nhau.

- Giúp học sinh tìm kiếm những hành động đọc, kĩ năng đọc đối với mỗi loại văn bản phù hợp.

- Giúp học sinh phát triển động cơ đọc, mục đích đọc, thói quen đọc, kĩ năng đọc để định hướng cuộc sống và phù hợp với phương pháp học tập.

- Giúp học sinh ý thức rõ nhu cầu phát triển ngôn ngữ và năng lực giao tiếp trong đọc.

- Giúp học sinh có quan điểm học đọc sẽ không bao giờ kết thúc cả.

Xét về bản chất, rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 gồm các kĩ năng: kĩ năng nhận diện văn bản, kĩ năng làm rõ nghĩa và kĩ năng hồi đáp văn bản. Có thể phân giải kĩ năng lớn thành các kĩ năng bộ phận như sau:

- Kĩ năng nhận diện từ mới và phát hiện các từ quan trọng (từ chìa khóa) trong văn bản.

- Kĩ năng nhận ra các câu khó hiểu, các câu quan trọng.

- Kĩ năng nhận ra các đoạn, ý của văn bản: kĩ năng nhận biết cấu trúc của văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa các bộ phận trong bài, những chỗ được đánh dấu, nhận biết những phương tiện liên kết văn bản (phép nối, phép liên tưởng,…) thành một thể thống nhất, nhân diện được các kiểu cấu trúc của đoạn (diễn dịch, quy nạp, song hành…).

- Kĩ năng nhận ra đề tài văn bản.

+ Kĩ năng quan sát tên bài, chú ý dựa vào tên bài, hình vẽ minh họa, sơ đồ (nếu có) để phỏng đoán về nội dung văn bản.

+ Kĩ năng phán đoán nội dung bài đọc dựa vào kiến thức vốn có về chủ điểm.

Kĩ năng làm rõ nghĩa gồm:

- Kĩ năng làm rõ nghĩa từ: bằng ngữ cảnh, bằng trực quan, bằng tìm từ đồng nghĩa, tìm từ trái nghĩa…

- Kĩ năng làm rõ nội dung thông báo của câu. - Kĩ năng làm rõ ý của đoạn.

- Kĩ năng làm rõ ý chính của văn bản.

+ Kĩ năng đọc lướt tìm ý chung của bài, của đoạn để có thể xử lí bài học như một chỉnh thể trọn vẹn trước khi đi vào chi tiết.

+ Kĩ năng khái quát hóa, tóm tắt nội dung đã đọc.

- Kĩ năng làm rõ mục đích của người viết gửi vào văn bản, kĩ năng nhận biết những ẩn ý của tác giả.

Kĩ năng hồi đáp văn bản gồm:

- Kĩ năng đánh giá tính đúng đắn của văn bản. - Kĩ năng đánh giá tính đầy đủ của văn bản.

- Kĩ năng đánh giá nguyên nhân, hiệu quả của văn bản. - Kĩ năng đánh giá tính cập nhật của nội dung văn bản.

- Kĩ năng đánh giá tính hấp dẫn, thuyết phục của nội dung văn bản. - Kĩ năng liên hệ của cá nhân sau khi tiếp nhận văn bản.

* Con đường nâng cao hiệu quả đọc - hiểu cho học sinh

Việc dạy đọc - hiểu, phải hướng dẫn sự trải nghiệm và tạo niềm vui cho học sinh.

Những tiền đề cần chú ý để thực hiện tốt điều này là phải kiên quyết loại trừ sự đơn giản về phương pháp của chủ nghĩa giáo điều về đọc. Cần có những suy nghĩ mới, cách làm mới để nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh. Với học sinh Tiểu học, không nên dùng cách thức dạy đọc tổng hợp hay phân tích lí thuyết sáo mòn. Bên cạnh hệ thống chương trình, kế hoạch dạy đọc cần sử dụng nhiều khả năng khác nhau, đưa học sinh vào những hoạt động đọc cụ thể.

Sự trải nghiệm cá nhân đầu tiên với niềm vui được đọc là cơ sở chắc chắn cho những tiến bộ trong kỹ thuật đọc. Niềm phấn khởi đầu tiên của việc đọc cần được chuyển hóa nhanh chóng thành năng lực duy trì sự hứng thú với nội dung của văn bản được đọc. Khi đọc, niềm vui chờ đợi một cái gì đó mới lạ được nhân lên nhiều lần và được phát huy, đặc biệt khi học sinh nghe đọc và tự đọc.

Văn bản dạy tập đọc ở lớp 5 được xậy dựng theo từng đơn vị học với các chủ điểm, nội dung văn bản được nối tiếp, xâu chuỗi với nhau và phải làm thỏa mãn điều mong đợi của học sinh. Nội dung văn bản còn tạo ra hứng thú và có thể nâng cao dần độ khó theo thời gian.

Việc dạy đọc - hiểu cho học sinh phải chú trọng bản chất của hoạt động đọc và quá trình đọc.

Đọc là hình thức của quá trình giả mã ngôn ngữ thành nội dung ý nghĩa. Đọc trôi chảy không chỉ là mức độ đọc trong một giai đoạn mà còn là sự nhận thức lại bất kỳ từ ngữ và nhóm từ phong phú nào đó đã được tích lũy trước kia ở học sinh. Hiệu quả đọc của học sinh là vốn liếng dự trữ trước đó thông qua luyện tập và tiếp xúc hàng ngày với từ và nhóm từ. Kết quả luyện tập này không thể phát triển theo chiều hướng tiến bộ nếu chúng ta chỉ việc nhắc lại từ và nhóm từ một cách máy móc đơn điệu trong các văn bản dạy đọc. Giả sử nếu chúng ta làm như vậy thì sẽ

dẫn tới sự nguy hại trong việc dạy và hiểu. Nó sẽ gây nên sự nhàm chán và những phản ứng ngần ngại của học sinh. Phải từ những bài đọc có sức lôi cuốn hấp dẫn, nhẹ nhàng và phong phú mà khéo léo cho học sinh nhớ lại và vận dụng từ và nhóm từ trong những văn cảnh khác nhau của văn bản.

Học sinh có trình độ là biết nắm vững hình thức đọc đối với tài liệu và mục đích đọc đối với bản thân.

Về cơ bản chúng ta cùng phân biệt giữa đọc trải nghiệm (tức là đọc đối thoại với văn bản) với đọc thông báo (tức là đọc hướng vào sự vật khách quan). Đọc trải nghiệm nói chung là việc đọc phù hợp với hứng thú vốn có của học sinh Tiểu học. Trong hình thức đọc trải nghiệm, học sinh muốn được cùng sống với những gì xuất hiện trong những hành động, ngôn ngữ và thái độ nhân vật văn học để cảm thấy được nếm trải và gây nên những bất ngờ thú vị. Thái độ tò mò và hiếu kỳ của học sinh sẽ làm cho các em phải băn khoăn tự nghĩ: Cái gì sẽ được tiếp tục diễn ra và cái đó sẽ phải kết thúc ra sao? Điều tò mò thuần túy có tính chất tâm lý này có tác dụng kích thích khả năng chuyển biến thành kỹ thật đọc với sự điều chỉnh phù hợp tốc độ đọc của học sinh tốt hơn.

Thái độ phê phán có tính chất xây dựng, sự bồi dưỡng khả năng đọc nhanh đòi hỏi học sinh đọc ra nội dung bề mặt đơn nghĩa tất nhiên trong điều kiện hợp lý của nó. Những bài tập về tộc độ đọc cần được dẫn dắt thường xuyên từ những bài tập trắc nghiệm để kiểm chứng việc nắm bắt nội dung ý nghĩa của văn bản cần đọc. Chúng ta cần đưa ra hệ thống bài tập nắm vững tư tưởng cốt lõi từ những nội dung ý tứ quan trọng hoặc từ những sự kiện tham dự trong văn bản và biết dừng lại ở mức độ nào.

Đọc thông báo nói chung là đọc hướng vào sự vật khách quan để làm rõ sự thật và chân lý của nó. Đây là hình thức đọc hoàn thiện, có nghĩa là phải hiểu chính xác văn bản đọc và có thể khắc sâu tối đa nội dung trong văn bản đọc. Động cơ đọc ở đây không phải cho sự trải nghiệm những bất ngờ và nhu cầy hấp dẫn mà là sự đào luyện tri thức tổng thể. Bên cạnh đó còn là bồi dưỡng lòng tin và thái độ học tập kiên trì, có ý thức suy nghĩ về những vấn đề có nội dung thực sự được thể hiện

trong văn bản. Đọc hướng vào sự thật khách quan hay còn gọi là đọc tìm hiểu chân lý có thể đạt được mục đích, cùng với thời gian và sẽ có tác dụng ý nghĩa lâu dài. Đó là cách đọc và làm các bài tập về đọc. Trong quá trình làm việc đó có thể hợp tác cùng các bạn trong nhóm, tổ hoặc trao đổi cùng các thầy cô giáo để tìm ra chân lý cần phải hiểu. Một câu hỏi khác được đặt ra là cần làm gì để giải tỏa những băn khoăn về những vấn đề vướng mắc trong khi đọc văn bản. Cần thông qua sự kết nối chúng vào những điều đã biết và suy ngẫm thêm những điều ta có thể kỳ vọng, bổ sung vào những điều cần hiểu rõ. Cần lặp lại việc trao đổi rộng rãi về tiêu đề, về những dấu hiệu nội dung của văn bản một cách nhất quán.Cũng cần luyện tập việc đọc trôi chảy ở mức cao hơn để nắm được đặc điểm diễn đạt và trình bày của văn bản đọc. Cần đi sâu vào từng từ, từng ý… Lưu ý một số câu trong văn bàn và những kết luận có thể có, được rút ra từ văn bản đọc.

Khi đọc cần tôn trọng sự thật khách quan, đọc phải thể hiện được nội dung của văn bản. Khi đọc phải ý thức rõ là cần tiếp thu cái gì? Cái đó làm phong phú kinh nghiệm và vốn sống của bản thân ra sao? Như vậy, tiến trình đọc thông báo có tính chất nghiên cứu không chỉ là sự tiếp thu văn bản thụ động mà còn là sự đối thoại, tranh luận tích cực và độc lập với văn bản với thái độ hoài nghi khoa học để phát triển nhận thức. Biện pháp này thực hiện theo các bước sau:

+ Đọc toàn bộ văn bản tức là đọc và nắm được cấu trúc văn bản chú ý những minh họa.

+ Đặt câu hỏi về nội dung nhận thức và ý nghĩa của chúng trong văn bản, về những gì chờ đón trong văn bản,cái gì đặc biệt hấp dẫn, có giá trị nhất và những câu hỏi trong văn bản. Tác dụng của từng câu hỏi được đặt ra sẽ giúp học sinh tích cực tư duy, suy nghĩ trong những mối quan hệ giữa nội dung văn bản với nhận thức đã có và với hứng thú nảy sinh ra trong quá trình đọc.

+ Đọc chính xác, đọc hoàn thiện với các vấn đề nội dung được đặt ra, những từ ngữ trọng tâm, những câu văn cần ghi nhớ, những dấu hiệu về dấu câu…

+ Trình bày, báo cáo những điều đã đọc được. Sau đó trả lời những câu hỏi, ôn tập, khắc sâu những điều quan trọng và hoàn thiện văn bản một cách tự lực.

+ Kiểm tra lại sau một thời gian ngắn. Nhìn lại những nội dung cần ghi nhớ, đáng chú ý nhất để tiếp tục suy nghĩ thêm, trả lời những câu hỏi đã đặt ra và tiếp tục ôn luyện lại.

Ý nghĩa đích thực của biện pháp này là nó khơi gợi và làm sống lại những kiến thức đã học, thức tỉnh động cơ học tập năng động, tạo ra sự ôn luyện tích cực những gì đã học.

Bên cạnh việc luyện tập kĩ thuật đọc, đọc hoàn thiện có tính chất nghiên cứu còn phát triển phẩm chất tinh thần của năng lực đọc và kết quả tư duy trong mối quan hệ của văn bản đọc. Điều đó, đặc biệt có tác dụng tạo ra những nội dung đã đọc và năng lực cắt nghĩa hoàn cảnh làm nên sự thấu hiểu các ý tưởng cơ bản, những thông tin quan trọng và sự nhận thức về cấu trúc của văn bản.

Ở Tiểu học không có phân môn riêng cho CTVH. Tập đọc là phân môn góp phần nhiều nhất vào quá trình hình thành và phát triển năng lực CTVH cho học sinh. Luyện đọc cho học sinh là một hoạt động đặc trưng của phân môn Tập đọc đồng thời cũng là một khâu rất quan trọng trong việc giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương. Để tìm hiểu tác phẩm văn học nói chung hay cảm thụ đoạn trích, bài thơ ở Tiểu học nói riêng, yêu cầu đầu tiên là phải thể hiện được khả năng đọc. Phải đọc đúng và đọc rõ ràng từng từ, từng câu, từng đoạn, gọi là thao tác đọc trơn (có đọc thầm và đọc thành tiếng). Thực hiện xong thao tác này, cần tìm hiểu các từ khó và phần chú giải nhằm hiểu rõ ý nghĩa của bài văn, bài thơ. Sau đó, tùy theo thể loại văn bản mà xác định giọng đọc, cách nghỉ hơi, ngắt nhịp cho phù hợp. Cho học sinh đọc nhiều lần đoạn văn, đoạn thơ, yêu cầu học sinh phải đọc đúng, trôi chảy, lưu loát. Đọc hiểu nội dung cơ bản của bài văn, bài thơ, phân biệt đọc văn bản khác với đọc thơ, đọc văn miêu tả không giống văn kể chuyện, đọc lời trần thuật không giống đọc câu hỏi hay câu cảm và với mỗi bài sẽ có cách đọc khác nhau. Khi đọc phải ngắt nghỉ hơi cho đúng, tốc độ đọc phù hợp với từng bài. Khi đọc, học sinh phải chú ý đến cao độ, trường độ từng câu, từng câu, từng dòng trong bài. Khi đọc câu thơ cần thể hiện sự phối hợp với nhịp điệu, tiết tấu, ngắt hơi hợp lí giữa các ý thơ, mạch thơ, dòng thơ.

Ví dụ: “Trời xanh đây/ là của chúng ta Núi rừng đây/ là của chúng ta Những cánh đồng/ thơm ngát Những ngả đường/ bát ngát

Những dòng sông/ đỏ nặng phù sa…”

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi – TV5 – T1 – Tr94). Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm là để giúp các em nâng cao cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Đọc diễn cảm là

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)