Tổ chức đàm thoại gợi mở nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn bản nghệ thuật

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 55 - 58)

BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP

2.3.5. Tổ chức đàm thoại gợi mở nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn bản nghệ thuật

là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Chính vì thế, giáo viên sử dụng thích đáng biện pháp này sẽ tạo cho học sinh những ấn tượng tươi mới, những xúc động mạnh mẽ về văn bản; đồng thời nó có khả năng kích thích liên tưởng, tưởng tư ợng tạo sự thâm nhập thuận lợi vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Cho nên, đây là biện pháp có tác dụng rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh.

Giáo viên có thể sử dụng biện pháp này trước khi hướng dẫn học sinh bước vào phân tích cụ thể văn bản, hoặc kết hợp với việc phân tích; cũng hoàn toàn có thể sử dụng sau khi đã hoàn tất việc tìm hiểu văn bản. ở mỗi thời điểm nó đều có tác dụng riêng; hoặc là tạo những ấn tượng chung; hoặc kiểm nghiệm hay khắc sâu một sắc thái tình cảm nào đó; hoặc củng cố, thống nhất, nâng cao mọi ấn tượng về văn bản.

2.3.5. Tổ chức đàm thoại gợi mở nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn bản nghệ thuật nghệ thuật

Đàm thoại là một hình thức phổ biến trong mọi hoạt động sống và làm việc trong xã hội hiện nay. Các hình thức đàm thoại được áp dụng và sử dụng để giải quyết các vấn đè xã hội có thể là giữa cá nhân – cá nhân, cá nhân – tập thể, tập thể - tập thể....nhằm tìm ra một tiếng nói chay quan điểm thống nhất chung.

Trong dạy học, đàm thoại là cách tốt nhất để GV thu nhận thông tin ngược về những vấn đề có nhiều người học quan tâm, mảng kiến thức người học còn

thiếu, còn yếu...Từ đó có những cơ sở để vạch ra chiến lược, điều chỉnh phương pháp, giải pháp cho phù hợp với sự phát triển tư duy, kiến thức và nhu cầu của người học. Bởi đàm thoại là hình thức có thể nghe ý kiến, vấn đề người khác đặt ra, đồng thời cũng thể hiện được những hiểu biết, quan điểm, ý kiến của cá nhân người học về một vấn đề nào đó. Quan trọng hơn, qua đàm thoại người dạy biết được mức độ kiến thức mà người đọc đã đạt được.

Trong dạy học phân môn Tập đọc, việc tổ chức đàm thoại giữa GV và HS hay giữa HS và GV là rất cần thiết đặc biệt là trong quá trình bồi dưỡng nâng cao năng lực CTVH. Trong quá trình đàm thoại GV cần đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, ở dạng đơn giản nhất. Những câu hỏi này có thể kiểm tra phản ứng tình cảm của học sinh; mặt khác nó thúc đẩy sự đồng cảm, khuyến khích các em lắng nghe tiếng nói của trái tim.

Chẳng hạn, sau khi đọc diễn cảm, giáo viên có thể hỏi: Em có ấn tượng thế nào về văn bản? Dạng câu hỏi này thường được gọi là câu hỏi ấn tượng chung. Và ở dạng tương tự, sẽ có các câu hỏi như: Em ấn tượng thế nào về (đoạn thơ, khổ thơ, câu thơ…trong bài thơ; hay hành động, ngôn ngữ, tính cách nhân vật… trong truyện)?

Nhưng cũng có những hình thức đặt câu hỏi sáng tạo hơn, dựa vào việc khơi gợi liên tưởng của học sinh mà tạo sự đồng cảm, thể nghiệm văn bản. Chẳng hạn, dạy bài “Tà áo dài Việt Nam” theo Trần Ngọc Thêm (TV5 – T2 – Tr122); Giáo viên có thể hỏi: Qua tà áo dài truyền thống em cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ?

Hay để bình giá về chi tiết người chiến sĩ nhớ tới mẹ trong bài “Bầm ơi” của Tố Hữu (TV5 – T2 - Tr130), cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ người mẹ với hình ảnh mẹ lội xuống ruộng cấy mạ non mẹ run vì rét; Giáo viên có thể hỏi học sinh: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? Em đã bao giờ có cảm giác nhớ mẹ như anh chiến sĩ chưa? Và em nghĩ gì về người mẹ của anh chiến sĩ? Những câu hỏi dạng này khiến học sinh phải huy động kinh ngiệm bản thân để soi sáng bản chất nhân vật, dễ đồng

cảm sâu sắc với tình huống và cảnh ngộ của nó.

Ngoài ra trong quá trình đàm thoại, giáo viên có thể dùng những câu hỏi khơi gợi tưởng tượng của học sinh. Văn học dùng ngôn ngữ làm chất liệu, do tính chất phi vật thể của ngôn ngữ nên hình tượng văn học không thể tác động trực tiếp vào giác quan của người đọc, mà chỉ tác động gián tiếp thông qua liên tưởng, tưởng tượng. Cho nên thưởng thức văn bản văn học đòi hỏi phải huy động tưởng tượng, hình thức tưởng tượng để làm nổi bật lên bức tranh đời sống trong văn bản thường được gọi là tưởng tượng tái tạo.

Để huy động hình thức tưởng tượng này của học sinh vào cảm thụ văn bản, giáo viên có thể đặt các câu hỏi với dạng sau: Em hình dung thế nào về bức tranh (Với bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến chẳng hạn, thì bức tranh ở đây là bức tranh mùa thu) được tác giả thể hiện trong tác phẩm? ở đây, hoàn toàn không phải là việc phân tích bức tranh mà là yêu cầu học sinh phải có cái nhìn bên trong thầm kín, phải hình dung thấy bức tranh đó trong đầu mình, và trong chừng mực nhất định là sống với nó, đồng cảm với nó. Khả năng tưởng tượng càng cao thì sự thâm nhập vào văn bản càng sâu sắc, và người đọc có xu hướng quên đi thế giới thực tại, sống bằng thế giới tưởng tượng do nhà văn sáng tạo nên.

Nhưng tưởng tượng trong cảm thụ văn học còn có hình thức khác đó chính là sự nhập thân vào nhân vật, làm sống lại trên chính bản thân mình những cảm xúc nhân vật trải qua. Với thao tác liên tưởng, học sinh vận dụng những gì mình đã trải nghiệm để hiểu nhân vật, còn hình thức tưởng tượng này lại yêu cầu học sinh thể nghiệm những gì chưa hề trải qua. Nó tạo ra sự xúc động, đắm say mãnh liệt đối với văn bản. Để huy động hình thức tưởng tượng này của học sinh, giáo viên có thể dùng hình thức đặt câu hỏi, các câu hỏi kèm theo những gợi ý nhất định.

Song song với việc khai thác nội dung bằng cách đặt những câu hỏi gợi cảm xúc liên tưởng, tưởng tượng, giáo viên phải đi sâu vào việc hướng dẫn học sinh khai thác khía cạnh nghệ thuật nhằm giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng đoạn văn, đoạn thơ. Một số câu hỏi ở sách giáo khoa hay sách giáo viên có nói sơ qua về các biện pháp nghệ thuật, song chưa đi sâu khai thác nghệ thuật

của từng đoạn trong bài văn, bài thơ mà tác giả sử dụng. Vì thế khi lên lớp một bài dạy Tập đọc giáo viên phải luôn chủ động nắm chắc nghệ thuật viết văn của tác giả để dạy cho các em biết khai thác giá trị của biện pháp nghệ thuật đó trong bài để từ đó biết vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật đó vào viết văn. Bằng cách dạy đó làm cho thế giới tưởng tượng của các em thêm phong phú, đa dạng, từ đó trình độ tư duy và năng khiếu của các em có điều kiện phát huy.

Ví dụ: Khi dạy bài “ Cửa sông” ( TV5 – T2 – T74 ) ở khổ thơ thứ năm có viết: “Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư”

Hỏi: Em hãy cho biết trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Sử dụng biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?

Từ việc học sinh phát hiện được biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh được sử dụng (chào, tiễn. lành, như phong thư) có tác dụng gợi lên tình cảm của “cửa sông” khi tiễn tàu và người ra biển.

Cảm thụ văn học là sự bộc lộ tình cảm, thái độ của con người đối với một tác phẩm văn học mà cụ thể đối với học sinh Tiểu học là tình cảm, thái độ của học sinh đối với bài văn, bài thơ thông qua việc tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để bộc lộ nội dung của bài tập đọc đó. Nói cách khác khả năng cảm thụ của học sinh chính là sự nhận thức cái hay, cái đẹp, cái thú vị của ngôn từ được tác giả sử dụng trong bài văn, bài thơ để chuyển tải có hiệu quả nội dung của tác phẩm văn học. Như vậy khả năng cảm thụ văn học của học sinh càng tốt bao nhiêu thì mức độ tái hiện tác phẩm thông qua ngữ điệu đọc của các em càng có hiệu quả bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)