BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP
2.3.6. Xây dựng phiếu học tập và hệ thống bài tập tương tác nhằm nâng cao năng lực CTVH cho học sinh lớp
năng lực CTVH cho học sinh lớp 5
Cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm, chúng tôi đề xuất một số hệ thống bài tập và phiếu bài tập tương tác nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực CTVH cho học sinh đó là:
Dạng bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu. Dạng bài tập rèn kĩ năng đọc diễn cảm. Dạng bài tập rèn kĩ năng CTVH.
Từ đó giúp giáo viên thiết lập một quy trình dạy xen lồng việc bồi dưỡng năng lực CTVH trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5.
Hệ thống bài tập chúng tôi đề xuất gồm có 3 nhóm, trong mỗi nhóm chúng tôi lại chia thành các dạng nhỏ khác nhau. Với mỗi dạng do phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đưa ra một số bài tập minh họa. Việc sử dụng hệ thống bài tập này giúp giáo viên có thể chủ động trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Khắc phục việc dạy CTVH phụ thuộc hoàn toàn vào cảm thụ của giáo viên, khắc phục việc học sinh tìm hiểu bài chưa đúng, chưa đủ, việc cảm thụ chưa triệt để như hiện nay.
Chúng tôi nghĩ rằng, việc làm quen với các dạng, các nhóm bài tập cùng với một số bài minh họa, mỗi giáo viên sẽ tự thiết kế cho mình hệ thống bài tập đầy đủ hơn, áp dụng cho từng bài học cụ thể.
Dạng 1: Bài tập rèn kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh
* Kiểu 1: Nhóm bài tập giúp học sinh đọc – hiểu và cảm thụ nghĩa của từ trong câu.
Chúng ta đã biết, một từ thường có nhiều nghĩa, trong mỗi ngữ cảnh khác nhau, từ mang những nét nghĩa khác nhau. Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật thường mang tính sáng tạo, giàu hình ảnh. Một từ có thể có một nghĩa quen thuộc với học sinh, nhưng trong một văn cảnh nào đó thì nó lại mang một nghĩa khác hẳn mà có thể học sinh chưa biết tới. Trong các trường hợp đó, những từ như thế chúng tôi coi là nghĩa bóng của từ.
Ví dụ: Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Từ “bàn tay” trong câu thơ, ngoài nghĩa học sinh hiểu là một bộ phận của cơ thể người thì còn mang một nghĩa khác nữa đó là sức khỏe, nghị lực và ý chí của con người. Hay từ “sỏi đá” ở đây cũng không thể hiểu
thông thường theo nghĩa từ điển là một thứ nguyên vật liệu sử sụng trong xây dựng. Cũng có thể một từ, hoặc một hư từ nhưng có tác dụng nhấn mạnh, làm rõ nghĩa cho câu.
Ví dụ: “Mưa phùn ướt áo tứ thân/ Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu!” (TV5 – T2 – Tr130) “mưa…bao nhiêu” “thương… bấy nhiêu” cho thấy người chiến sĩ rất thương mẹ, nỗi niềm thương mẹ của người chiến sĩ nơi chiến trường không thể đếm được mà phải phải so sánh với hạt mưa của trời đất.
Các bài tập trong nhóm này, giúp học sinh phát hiện được nghĩa bóng của từ, là nghĩa phát sinh hay các tiền giả định của từ. Tất nhiên là trong một bài đọc, không thể soi hết để tìm nghĩa bóng của tất cả các từ. Ở đây chúng tôi muốn nói đến các từ chứa nghĩa bóng quan trọng và chủ yếu trong câu, trong bài mà nếu không hiểu được nghĩa các từ đó thì sẽ ảnh hưởng đến việc hiểu nội dung bài và việc cảm thụ bài đọc đó. Dữ kiện của bài tập là các từ mang nghĩa hàm ngôn, lệnh của bài tập là lựa chọn cách hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, xác định mục đích của việc sử dụng từ, cụm từ.
Bài tập minh họa: Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời mà em cho là đúng ( hoặc đúng nhất) trong các bài tập sau:
Bài tập 1: Tác giả sử dụng từ “cửa” trong câu thơ: “Là cửa nhưng không then khóa/ Cũng không khép lại bao giờ” với nghĩa là:
a. Cánh cửa.
b. Nói về nơi sông chảy ra biển – cửa sông. c. Là một câu đố bình thường.
(Cửa sông – TV5 – T2 – Tr74). Bài tập 2: Các từ “giáp mặt” “chẳng dứt” trong câu thơ “Dù giáp mặt với biển rộng/ Cửa sông chẳng dứt cội nguồn” nói lên điều gì?
a. Cho dù đổ ra biển rộng nhưng cửa sông không quên nơi đầu nguồn chảy ra. Qua đó nhắc nhở chúng ta luôn nhớ về nguồn cội sinh ra.
b. Là những động từ mạnh. c. Không có ý nghĩa gì.
(Cửa sông – TV5 – T2 – Tr74).
* Kiểu 2: Bài tập giúp học sinh xác định nghĩa của câu văn.
Dữ kiện để xây dựng nhóm bài tập này là các câu thông thường hoặc là các câu hội thoại trong bài đọc mang nhiều nghĩa, lệnh của bài tập là xác định đúng nghĩa cảu câu trong hoàn cảnh giao tiếp hoặc nghĩa của câu mà tác giả đưa ra như một kết luận mà không có luận cứ giúp học sinh hiểu kĩ, hiểu sâu nội dung bài đọc.
Bài tập minh họa: Hãy khoanh và chữ cái đặt trước câu trả lời mà em cho là đúng ( hoặc đúng nhất) trong các bài tập sau:
Bài tập 1: Vì sao tác giả viết: “Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí”?
a. Cảnh rừng đẹp đẽ đến mức kì diệu.
b. Tác giả quá say mê với cảnh đẹp của rừng xanh. c. Cả hai ý trên.
(Kì diệu rừng xanh – TV5 – T1 – Tr75). Bài tập 2: Tại sao tác giả viết: “Bầy ong giữ hộ cho người/ Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.” ?
a. Bầy ong làm cho hao không tàn.
b. Bầy ong đã giữ những bông hoa tàn để làm mật.
c. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ chắt lọc được những vị ngọt, hương thơm của hoa trong những giọt mật.
d. Thưởng thức mật ong, con người như thấy mùa hoa sống lại, không gian phai tàn.
(Hành trình của bầy ong – TV5 – T1 – Tr117).
* Kiểu 3: Nhóm bài tập giúp học sinh xác định ý chính của đoạn văn
Văn bản nghệ thuật dùng làm ngữ liệu dạy đọc hiểu giúp học sinh cảm thụ thường có dung lượng vừa phải và được chia làm các đoạn (đối với văn bản văn xuôi) và chia thành các khổ thơ (với văn bản thơ). Để tìm được ý chính của đoạn văn, khổ thơ, người đọc thường phải sử dụng các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, phán đoán, lập luận… tức là phải dựa vào nghĩa của các từ ngữ, các câu trong đoạn để phân loại thành nhóm có chung chủ đề, rồi dựa vào các nhóm câu để phân
tích tìm ra ý chung của các nhóm câu đó. Dùng thao tác tổng hợp, tổng hợp ý của các nhóm câu thành một ý chung nhất cho cả đoạn, để từ đó rút ra ý chung dưới dạng một câu, mà cốt lõi của nó là một phán đoán. Nhưng cũng có khi ý chính của đoạn văn, khổ thơ lại được thể hiện một cách tường minh ngay trong đoạn dưới hình thức câu chốt đoạn.
Câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa của phân môn Tập đọc lớp 5 rất hạn chế kiểu câu hỏi: Tìm ý chính của mỗi đoạn văn, khổ thơ trong văn bản. Chủ yếu câu hỏi tìm hiểu dạng bài tổng hợp, yêu cầu cao đối với học sinh, trong khi đó, không có phần gợi ý hướng dẫn. Vì vậy, các tiết học diễn ra nặng nề, gây khó khăn cho học sinh, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi có nhiều lựa chọn trong giờ Tập đọc để giúp học sinh nhanh chóng tìm ra ý chính của đoạn văn là việc làm cần thiết giảm nhẹ áp lực công việc mà lại phát huy được tính chủ động của các em học sinh, đưa các em vào trong các hoạt động học tập cụ thể, hấp dẫn thu hút các em, tạo điều kiện thuận lợi để các em hứng thú cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong bài đọc.
Dữ kiện của các bài tập này là các đoạn văn trong bài Tập đọc. Lệnh của bài tập là xác định đúng đoạn văn và ý chính đoạn văn trong bài đọc.
Bài tập minh họa: Hãy khoanh và chữ cái đặt trước câu trả lời mà em cho là đúng ( hoặc đúng nhất) trong các bài tập sau:
Bài tập 1: Khổ thơ 3 và 4 (từ “Trong đêm khuya vắng vẻ”… đến “Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say…” ) nói lên điều gì?
a. Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh. b. Những vất vả của người chiến sĩ đi tuần.
c. Mong ước của các cháu học sinh với các chú chiến sĩ.
(Chú đi tuần –TV5 – T2 – Tr51).
* Kiểu 4: nhóm bài tập giúp hoc sinh xác định đại ý của bài
Văn bản giao tiếp nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng, bao giờ cũng có đích tác động. Đích tác động của văn bản nghệ thuật thường được thể hiện bằng một nội dung hàm ẩn, có thể là cảm xúc, là tâm trạng của tác giả, có thể là một
nghĩa liên cá nhân, mong muốn của tác giả đặt người đọc vào những thái độ, tình cảm, khát vọng của mình. Bên cạnh đó, mỗi văn bản nghệ thuật còn đem lại cho người đọc nhận thức, tình cảm, thái độ, khoái thẩm mĩ, lòng ham thích cái đẹp, cái thiện…Tìm ra đại ý của bài là chúng ta đã xác định và làm rõ được đích tác động của người viết để xác định được đại ý của bài, học sinh phải được trang bị những hiểu biết về tác giả, mục đích viết văn bản của tác giả, hoàn cảnh xã hội và tác giả văn bản. Người đọc còn phải phát hiện xem sự kiện, nhân vật nào thể hiện ý tưởng của tác giả, trở thành công cụ để biểu đạt tư tưởng của tác giả. Yêu cầu tình cảm mà tác giả muốn thông qua tác phẩm gửi đến người đọc là gì?
Từ nghĩa của từ, câu, ý của đoạn văn trong văn bản, học sinh tổng hợp, chắt lọc (có thể phải suy luận) để tìm ra đại ý của bài hay việc phát biểu cảm nghĩ, nhận xét, rút ra bài học từ các tình tiết, sự kiện trong bài, câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa về vấn đề này thường là: “Theo em người ta đặt ra luật tục để làm gì ? ” (Luật tục xưa của người Ê- đê –TV5 – T2 – Tr56) hay “ Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên.” (Kì diệu rừng xanh – TV5 – T1 – Tr75) … Các câu hỏi này có điểm chung là: để trả lời được, học sinh phải đọc kĩ, đọc đi đọc lại bài đọc nhiều lần, phát huy hết khả năng sử dụng vốn từ của mình để trả lời câu hỏi tự nhiên, theo chúng tôi, năng lực diễn đạt, khả năng sử dụng từ ngữ của học sinh chưa được tốt, có nhiều câu hỏi học sinh hiểu mà không biết cách diễn đạt, trả lời như thế nào.Vì thế, bên cạnh các câu hỏi mà sách giáo khoa đưa ra, giáo viên nên chuyển thành các kiểu câu hỏi lựa chọn (dạng trắc nghiệm), câu hỏi điền thế… giúp học sinh nắm bài nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Dự kiện dùng xây dựng nhóm bài tập này là các bài Tập đọc trong sách giáo khoa. Lệnh của nhóm bài tập này là lựa chọn đại ý đúng của bài, hay từ những ý của đoạn học sinh rút ra đại ý của bài.
Bài tập minh họa: Hãy khoanh và chữ cái đặt trước ý mà em cho là đúng (hoặc đúng nhất) trong các bài tập sau:
Bài tập 1: Từ các ý của các đoạn trong bài “Mùa thảo quả” (TV5 – T1 – Tr113) hãy xác định đại ý của bài bằng cách viết tiếp vào chỗ trống:
Ý 1: Thảo quả bảo hiệu vào mùa bằng mùi hương đặc biệt của nó. Ý 2: Sự phát triển của cây thảo quả.
Ý 3: Nét đẹp của thảo quả khi chín.
Đại ý: ……….
(Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.)
*Kiểu 5: Nhóm bài tập giúp học sinh xác định được đích tác động của văn bản những câu hỏi, bài tập thể hiện cụ thể về xác định đích tác động của bài đọc như:
Bài tập 1: Theo em, bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? a. Rất yêu quê hương.
b. Rất tự hào về quê hương. c. Rất vui vì quê hương đổi mới.
(Quang cảnh làng mạc ngày mùa – TV5 – T1 – Tr10). Bài tập 2: Tình cảm của bạn nhỏ trong bài thơ là gì?
a. Bạn nhỏ yêu thích tất cả các loại màu sắc b. Bạn nhỏ yêu thích tất cả màu sắc Việt Nam. c. Bạn nhỏ yêu quê hương đất nước Việt Nam.
(Sắc màu em yêu – TV5 – T1 – Tr19).
* Kiểu 6: Nhóm bài tập giúp học sinh hiểu về các biện pháp tu từ, cách dùng từ đặt câu, phát hiện những chi tiết, hình ảnh có giá trị trong bài Tập đọc.
Bài tập 1: Em hãy đọc kĩ các dòng thơ sau đây:
“Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ. Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên.
Sông Đà chìa ánh sáng đi muôn ngả.”
a. So sánh. b. Nhân hóa. c. Ẩn dụ.
b/ Hãy gạch chân các từ có sử dụng biện pháp nghệ thuật đó.
(Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà – TV5 – T1 – Tr69). Bài tập 2: Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động gần gũi:
“Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường. Làn gió mang hương ủ đầy những rãnh tường chưa chết. Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.”
(Về ngôi nhà đang xây – TV5 – T1 – Tr148).
Dạng 2: Bài tập rèn đọc diễn cảm cho học sinh