KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 78 - 79)

1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài đã trình bày ở phần mở đầu, công trình khoa học của chúng tôi về cơ bản đã hoàn thành việc nghiên cứu những vấn đề sau:

- Xác định được cơ sở khoa học của vấn đề CTVH. Trong đó, đã làm rõ các vấn đề về CTVH bao gồm về khái quát, bản chất, đặc điểm của CTVH; Và xác định tầm quan trọng của CTVH trong dạy học Tiếng Việt nói chung và Tập đọc nói riêng. Đồng thời cũng làm rõ các cơ sở thực tiễn của CTVH, tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc bồi dưỡng nâng cao năng lực CTVH cho HS.

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc CTVH của HS và việc bồi dưỡng năng lực CTVH của GV cho HS ở trường Tiểu học Lê Đồng. Từ kết quả điều tra cho thấy: Việc CTVH của HS chưa được xác định một cách đúng mức, HS còn mơ hồ, hời hợt; GV bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS chưa có hiệu quả. Một trong các nguyên nhân chủ yếu được xác định là GV chưa tìm ra các biện pháp hữu hiệu, chưa biết cách thu hút HS vào các hoạt động học tập và HS ngại học và “sợ” học cảm thụ.

- Để khắc phục khó khăn của GV và HS khi dạy học bồi dưỡng năng lực CTVH trong dạy học phân môn Tập đọc, chúng tôi đưa ra các biện pháp cụ thể sau:

+ Bồi dưỡng thường xuyên tri thức Tiếng Việt, văn học cho học sinh + Nâng cao năng lực đọc - hiểu trong giờ Tập đọc

+ Đa dạng hóa dạy học theo chủ đề và dạy học liên môn + Đổi mới hình thức đọc – kể diễn cảm cho học sinh

+ Tổ chức đàm thoại gợi mở nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn bản nghệ thuật

+ Xây dựng phiếu học tập và hệ thống bài tập tương tác nhằm nâng cao năng lực CTVH cho học sinh lớp 5.

- Để kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm. Kết quả dạy học thực nghiệm đã

khẳng định tính đúng đắn, tính khả thi của các biện pháp và hệ thống bài tập nêu ra.

Như vậy, muốn bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 được tốt giáo viên cần:

+ Bồi dưỡng để nâng cao vốn ngôn ngữ và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong nói và viết thông qua các tiết học.

+ Cần có sự đầu tư suy nghĩ để tìm ra các giải pháp thiết thực thông qua phân môn Tập đọc nhằm giúp học sinh có niềm say mê học văn, khơi gợi được ở các em sự sáng tạo, phát hiện được cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm.

+ Trong mỗi tiết dạy Tập đọc giáo viên cần phát huy cao độ vai trò tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là khâu tìm hiểu bài thông qua việc phát hiện các thủ pháp nghệ thuật có trong bài đọc.

+ Nắm vững chương trình sách giáo khoa mới, đưa ra hệ thống câu hỏi và phân tích được những câu hỏi mang tính cảm thụ văn học.

+ Coi trọng việc cung cấp vốn từ cho học sinh thông qua việc dạy học các phân môn khác như: Luyện từ và câu; Tập làm văn,… cụ thể như sau:

Phối hợp tốt vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong một tiết học. Lựa chọn cách khai thác nội dung bài tập đọc một cách phù hợp, có thể đi từ phân tích đến tổng hợp hoặc ngược lại tuỳ thuộc vào nội dung cụ thể của bài.

Thông qua các hoạt động học tập của học sinh; giáo viên dẫn dắt học sinh phát hiện nội dung của đoạn văn, đoạn thơ ( dựa vào tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn, đoạn thơ đó).

+ Đặc biệt trong khi dạy Tập đọc lớp 5 giáo viên cần chú trọng đến việc phát hiện và bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh, giúp học sinh ngoài việc hiểu nội dung bài học còn thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn từ mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn, đoạn thơ đó. Điều đó không chỉ nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh mà còn góp phần làm nền tảng cho các e học chắc môn văn học sau này ở các lớp tiếp theo.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)