CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm
3.2. Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm là các em học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Lê Đồng thị xã Phú Thọ.
Lớp thực nghiệm (lớp 5A) là lớp thực hiện bài dạy theo các biện pháp chúng tôi đã đề xuất.
Lớp đối chứng (lớp 5B, 5C) là các lớp vẫn tiến hành dạy và học theo cách dạy bình thường lâu nay đang thực hiện.
Các lớp thực nghiệm và đối chứng có sự cân bằng về số lượng trình độ chất lượng học sinh như sau:
Bảng số liệu 4: Chất lượng học sinh khối lớp 5 trước khi thực nghiệm.
Lớp Số lượng (Hs) Tỉ lệ Giỏi Khá Trung bình Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 5A 35 7 20 20 57.1 8 22.9 5B 34 5 14.7 20 58.8 9 26.5 5C 35 8 22.9 19 54.2 8 22.9
Về đối tượng giáo viên tham gia thực nghiệm: là các giáo viên của trường Tiểu học Lê Đồng thị xã Phú Thọ.
1. Cô giáo Phạm Thị Thu Hằng - Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A. 2. Thầy giáo Đào Trung Tuyến - Giáo viên chủ nhiệm lớp 5B. 3.Cô giáo Ngô Thị Lan - Giáo viên chủ nhiệm lớp 5C.
Các giáo viên tham gia giảng dạy đều là những giáo viên có năng lực và chuyên môn nghiệp vụ tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề và là những giáo viên có kinh nghiệm dày dặn.
3.3. Nội dung thực nghiệm
Giáo viên tham gia thực nghiệm chuẩn bị chu đáo thiết kế giáo án, đồ dùng dạy học nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện giờ dạy tốt theo đúng và đủ các hoạt động.
Thiết kế bài dạy trong phân môn Tập đọc có sử dụng các biện pháp nêu trên nội dung chương 2, trên cơ sở sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
Sau khi đã phân tích và nghiên cứu giáo án, chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm tiết học Tập đọc ở lớp 5 có sử dụng các biện pháp nêu trên như giáo án đã thiết kế.