Đổi mới hình thức đọc – kể diễn cảm cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 52 - 55)

BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP

2.3.4. Đổi mới hình thức đọc – kể diễn cảm cho học sinh

Đọc - kể diễn cảm nằm trong hoạt động đọc nói chung nên nó cũng là lao động và sáng tạo. Trong đó, đọc diễn cảm là một quá trình, bao gồm quá trình tiếp nhận văn bản viết và quá trình thông báo, truyền đạt những văn bản viết thành văn bản đọc. Đó là quá trình tái tạo chuyển đổi nội dung ý nghĩa nghệ thuật của văn bản thành âm thanh, nhịp điệu, tốc độ, sự ngừng nghỉ và sắc thái thẩm mĩ, cảm xúc thẩm mĩ và thái độ thẩm mĩ của người đọc. Ngoài ra, đọc diễn cảm còn bao gồm cả quá trình ngôn ngữ và văn học, quá trình tâm lí và sư phạm, quá trình thông tin và giao tiếp.

Có thể hiểu một cách ngắn gọn về đọc diễn cảm như sau: Đọc diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc có kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và cả những ý nghĩ, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của người đọc với người nghe.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao năng lực đọc diễn cảm của học sinh? Để giải quyết vấn đề này thì nhiệm vụ của việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh trong các giờ Tập đọc và trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường Tiểu học là rất quan trọng nó giúp phát triển ở các em khả năng thể hiện tác phẩm văn học trong việc đọc phù hợp với sự hiểu biết của mình. Cùng với nhiệm vụ trên cần phải giáo dục cho các em những phẩm chất cần thiết của người đọc những kiến thức, những kĩ năng nhất định trong lĩnh vực đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là hình thức đọc nghệ thuật các tác phẩm văn học. Nó kết hợp chặt chẽ năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học khi đọc. Bởi thế, muốn đọc diễn cảm phải theo trình tự hệ thống luyện tập đọc có nghĩa là: trước hết hãy đọc đúng, đọc hay, rồi mới đọc diễn cảm.

Trong mỗi tác phẩm nghệ thuật, nếu học sinh chỉ đọc đúng, đọc lưu loát thì chưa đủ mà cần phải biết thể hiện tác phẩm đó bằng lời. Đọc diễn cảm sẽ giúp học sinh khám phá thêm nhiều ý nghĩa mà nếu chỉ dùng thao tác tư duy thì học sinh

chưa nhận ra hết. Bởi đọc hiểu tác phẩm văn chương không chỉ đọc bằng cái đầu mà đọc bằng cả trái tim. Nhờ biết đọc diễn cảm mà học sinh hiểu sâu sắc hơn, cảm nhận được nhiều điều tinh tế và cái hồn của tác phẩm. Do đó, một trong những biện pháp và cũng là bài tập có hiệu quả để bồi dưỡng cho học sinh cảm thụ văn học là rèn cho học sinh đọc diễn cảm có sáng tạo. Làm được điều đó là giúp các em nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Đọc diễn cảm là hình thức tái sinh tác phẩm nghệ thuật, là khám phá ra những gì ẩn dưới dòng chữ để chúng được vang lên.

Trong luyện đọc diễn cảm, giáo viên có thể phân chia ra từng loại đối tượng để luyện đọc. Đối với học sinh có học lực trung bình trở xuống thì yêu cầu đọc diễn cảm như sách giáo khoa là vừa đủ. Với đối tượng học sinh khá giỏi trở lên có thể chọn những đoạn thơ, đoạn văn hay rồi yêu cầu các em nêu cách đọc của mình rồi đọc diễn cảm, cho học sinh chỉ ra cái hay, cái đẹp trong đoạn văn, đoạn thơ mà các em vừa đọc.

Để có thể đọc được diễn cảm tác phẩm văn học và nâng cao năng lực đọc diễn cảm cho học sinh thì việc đọc diễn cảm của giáo viên, việc hướng dẫn các em cảm nhận tác phẩm là việc làm hết sức cần thiết. Nó giúp cho việc chuẩn bị đọc diễn cảm của các em đạt kết quả tốt. Sau sự chuẩn bị đó, giáo viên hướng dẫn các em đọc, nghe các em đọc và nhận xét "đọc diễn cảm hay đọc không diễn cảm". Ngay từ trong quá trình đọc tác phẩm và hướng dẫn để các em hiểu tác phẩm, giáo viên cần phải đặc biệt chú ý tới những vấn đề có thể giúp cho các em thể hiện tác phẩm đó qua cách đọc. Việc đọc của giáo viên cần phải tạo ra cho các em sự say mê tác phẩm, ý muốn được đọc lại tác phẩm, sau đó mới hướng dẫn các em đọc diễn cảm.

Nếu giáo viên nắm vững những đặc diểm cá nhân của các em, biết được trình độ đọc diễn cảm của các em thì có thể dựa vào chất lượng đọc của các em mà xác định được mức độ hiểu biết của chúng về tác phẩm đó. Sự thể hiện giọng điệu, ngữ điệu, dấu ngắt câu, điệu bộ và cử chỉ của các em có thể cho chúng ta đánh giá sự hiểu biết sâu sắc của các em về tác phẩm đó hơn là những câu trả lời.

Tuy nhiên, cũng cần dựa vào những em có năng lực để rèn luyện cho năng lực đọc diễn cảm phát triển và kích thích sự đọc của những em còn thiếu tự tin, nhút nhát. Ở trường Tiểu học, việc rèn luyện đọc diễn cảm cho trẻ là một quá trình, phải bắt đầu từ việc đọc diễn cảm của giáo viên ở trên lớp và ngoài lớp học đến việc cho các em luyện đọc trong các thời điểm khác nhau trong ngày, có chú ý đến mỗi cá nhân.

Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọc nhằm tác động đến những người nghe. Nếu như các biện pháp khác thông thường tác động đến lý trí thì đọc diễn cảm, trước hết và chủ yếu tác động đến tình cảm. Bởi vì, về thực chất đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, nó có những điểm tương đồng với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc. Nếu giáo viên đọc diễn cảm tốt thì sẽ tạo nên bầu không khí tươi mát trong giờ học. Người học, trong chừng mực nào đó, có thể thưởng thức giọng đọc và dễ sản sinh những ấn tượng, xúc động tự nhiên về văn bản. Có thể thấy rất rõ rằng trên thực tế học sinh ở nhà đã tiếp xúc với văn bản không chỉ một lần; việc lên lớp đọc lại văn bản nếu không tạo được sự khác biệt thì dễ gây nhàm chán và mất tập trung. Do đó, bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ, hoặc sự hứng thú và có thể khiến các em bỗng nhiên có cảm nhận mới mẻ về văn bản.

Đó là chưa nói nếu như giáo viên yêu cầu học sinh trình bày thì có thể tạo cơ hội cho các em bộc lộ bản thân. Đương nhiên, giáo viên phải gieo vào học sinh ý thức đọc sao cho cuốn hút chứ không phải là qua chuyện, và đọc ở đây là thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc về tác phẩm, là làm sao để người khác cũng có thể sản sinh những ấn tượng tương tự như mình. Diễn cảm ở đây hoàn toàn không phải là ở sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại của tâm hồn.

Vấn đề đang nói sẽ sáng tỏ hơn khi chúng ta làm rõ vấn đề tại sao lại phải đọc diễn cảm. Trước hết, vì ngôn từ văn bản nghệ thuật được tổ chức đặc biệt, nhà văn phải là nghệ sĩ ngôn từ. Ngôn từ văn học là ngôn từ mang tính hình tượng, biểu cảm, và ở những tác phẩm thơ chúng ta có thể nói đến tính nhạc của ngôn từ. Đọc thơ là để làm cho tác phẩm thơ vang lên như một bản nhạc làm cho nó ngân nga

trong hồn người. Giáo sư Trần Thanh Đạm cho rằng đọc diễn cảm tác phẩm thơ là phải đọc làm sao cho tác phẩm “sáng hết hình và ngân hết nhạc”. Tuy nhiên, một phương diện khác quan trọng hơn, đấy là nội dung cảm hứng của văn bản, sản phẩm của việc thể hiện những rung động mãnh liệt, cảm hứng nồng nàn, cháy bỏng của nghệ sĩ vào tác phẩm. Đọc diễn cảm là làm sao lột tả được nội dung tình cảm của nó, phải đọc đúng giọng điệu, làm lây lan cảm xúc của nhà văn đến người đọc, truyền cảm hứng cho độc giả. Ngay tên gọi đã nói đúng bản chất của việc đọc diễn cảm, đó là người đọc phải thể hiện xúc cảm, tình cảm trong giọng đọc.

Những cảm xúc này không phải giả tạo mà phải là cảm xúc chân thành, sâu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)