Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm

3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm và dựa vào những tiêu chí đánh giá ở trên chúng tôi tiến hành thu thập, đánh giá những kết quả mà thực nghiệm mang lại. Kết quả thực nghiệm như sau:

Bảng số liệu 5: Chất lượng học sinh sau khi tiến hành thực nghiệm. Lớp Số lượng (Hs) Kết quả Giỏi Khá Trung bình Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 5A 35 14 40 18 51.4 3 8.6 5B 34 5 14.7 21 61.8 8 23.5 5C 35 10 28.5 17 48.6 8 22.9

Kết quả thể hiện bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ chất lượng học sinh sau khi tiến hành thực nghiệm

0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá Trung bình Thực nghiệm Đối chứng

Phân tích kết quả học tập của học sinh 1 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng ta thấy:

Tỉ lệ học sinh đạt mức điểm giỏi ở lớp thực nghiệm lớp 5A tăng khá cao, tăng từ 20% lên 40% tăng gấp 2 lần. Trong khi đó tỉ lệ này ở lớp đối chứng lớp 5B không tăng vẫn giữ ở mức 14.7%; Lớp 5C tăng từ 22.9% lên 28.5% tăng 5.4%.

Tỉ lệ học sinh đạt khá ở lớp thực nghiệm 5A có sự giảm nhẹ từ 57.1% xuống còn 51.4% giảm 5.7% tuy nhiên sự giảm ở đây là không đáng kể. Tỉ lệ học sinh đạt khá ở lớp đối chứng 5B có xu hướng tăng lên tăng từ 58.8% lên 61.8% tăng 3%;

Lớp 5C có xu hướng giảm từ 54.2% xuống còn 48.6% giảm 5.6%.

Tỉ lệ học sinh trung bình của lớp thực nghiệm 5A giảm đi đáng kể giảm từ 22.9% xuống còn 8.6% giảm 14.3%. Lớp đối chứng cũng giảm nhưng giảm với tỉ lệ thấp, lớp 5B giảm từ 26.5% xuống còn 23.5% giảm 3%; Vẫn tỉ lệ này ở lớp 5C hoàn toàn không giảm mà vẫn duy trì ở mức khá cao 22.9%.

Chính nhờ những kinh nghiệm mà chúng tôi đúc rút được trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy nên qua đợt thực nghiệm vừa rồi chúng tôi nhận thấy học sinh đã tiến bộ rõ rệt về phân môn Tập đọc nhất là phần cảm thụ văn học. Và kết quả thu được ở lớp thực nghiệm như sau:

Bảng số liệu 6: Khảo sát chất lượng đọc và năng lực CTVH của học sinh lớp 5A sau khi dạy thực nghiệm.

Mức độ

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL (Hs) (Hs) Tỷ lệ (%) SL (Hs) Tỷ lệ (%) SL (Hs) Tỷ lệ (%) SL (Hs) Tỷ lệ (%) 1 Đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát

15 42.9 14 40 5 14.2 1 2.9

2 Đọc diễn cảm 9 25.7 12 34.3 9 25.8 5 14.2

3 Đọc hiểu 13 37.1 16 45.7 3 8.6 3 8.6

4 Khả năng CTVH 10 28.6 11 31.4 10 28.6 4 11.4 Đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát: Tỉ lệ học sinh đọc giỏi tăng mạnh (tăng từ 14.3% lên 42.9%), tỉ lệ học sinh đọc khá cũng tăng đáng kể (tăng từ 22.9% lên 40%), tỉ lệ học sinh đọc trung bình giảm mạnh (giảm từ 34.2% xuống còn 14.2%), tỉ lệ học sinh đọc yếu cũng giảm (giảm từ 28.6% xuống còn 2.9%).

Đọc diễn cảm: Tỉ lệ học sinh đọc giỏi tăng (tăng từ 5.7% lên 25.7%), tỉ lệ học sinh đọc khá cũng tăng đáng kể (tăng từ 17.2% lên 34.3%), tỉ lệ học sinh đọc trung bình giảm (giảm từ 34.2% xuống còn 25.8%), tỉ lệ học sinh đọc yếu giảm mạnh (giảm từ 42.9% xuống còn 14.2%).

Đọc hiểu: Tỉ lệ học sinh đọc giỏi tăng (tăng từ 11.4% lên 37.1%), tỉ lệ học sinh đọc khá cũng tăng đáng kể (tăng từ 14.4% lên 45.7%), tỉ lệ học sinh đọc trung

bình giảm (giảm từ 40% xuống còn 8.6%), tỉ lệ học sinh đọc yếu giảm (giảm từ 34.2% xuống còn 8.6%).

Khả năng CTVH: Tỉ lệ học sinh giỏi tăng (tăng từ 8.5% lên 28.6%), tỉ lệ học sinh khá tăng đáng kể (tăng từ 14.4% lên 31.4%), tỉ lệ học sinh trung bình giảm (giảm từ 34.2% xuống còn 28.6%), tỉ lệ học sinh yếu giảm mạnh (giảm từ 42.9% xuống còn 11.4%).

Sau khi dạy xong chúng tôi xin ý kiến của các giáo viên dự giờ ( giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên tổ chuyên môn khối 4, 5). Tiết dạy được đánh giá cao về việc sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc. Học sinh tích cực hoạt động, các em tập trung, chú ý vào bài giảng hơn. Sau khi kết thúc tiết dạy chúng tôi điều tra học sinh trong lớp học thấy rằng: đa số các em rất thích học những giờ Tập đọc như vậy. Nhiều giáo viên cho rằng: mức độ nhận thức của học sinh được nâng lên khi sử dụng một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc không chỉ ở thái độ học tập của các em mà còn cả ở kết quả lĩnh hội kiến thức đặc biệt là năng lực cảm thụ văn học của các em. Khi giáo viên đưa ra các câu hỏi, các yêu cầu trong quá trình giảng dạy thì học sinh đều thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Kết quả trên thể hiện sự đồng tình, hưởng ứng của giáo viên và các em học sinh ở trường Tiểu học, với những biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5. Và những biện pháp đó nếu được áp dụng triệt để và đồng bộ thì kết quả học tập của học sinh sẽ là rất cao. Như vậy, các biện pháp đó hoàn toàn khả thi, nếu được áp dụng và triển khai rộng rãi, phổ biến sẽ mang lại hiệu quả tốt đẹp không chỉ trong việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc mà còn giúp ích rất nhiều cho các phân môn khác hay ngay cả trong đời sống, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học.

Muốn sử dụng các biện pháp được tốt đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi nâng cao cả về chuyên môn nghiệp vụ, thể hiện việc vận dụng linh hoạt các phương pháp, tạo không khí

mới mẻ lôi cuốn học sinh.

Về phía học sinh nói chung so với trước rất nhiều các em thông minh, nhạy bén, có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú. Nhưng điều đó không có nghĩa là các em sẽ thích ứng ngay được khi giáo viên sử dụng các biện pháp trong quá trình giảng dạy vì vậy đòi hỏi phải có thời gian và tùy thuộc vào cách tổ chức của giáo viên có tạo được hứng thú cho học sinh hay không.

Việc thay đổi không khí lớp học góp phần không nhỏ để kích thích hứng thú, sự sáng tạo của học sinh tạo điều kiện thực hiện tốt quá trình sử dụng các biện pháp trong tiết dạy và tạo điều kiện để các em tiếp thu bài tốt hơn.

Kết luận chương 3

Sau quá trình nghiên cứu thực tiễn về việc sử dụng một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 ở chương 2 thì ở chương 3 chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm. Quá trình thực nghiệm còn nhiều hạn chế về thời gian và điều kiện thực nghiệm nhưng kết quả mà từ những tác động sư phạm là không thể phủ nhận. Qua thực nghiệm ta thấy các biện pháp đề suất đã phát huy phần nhiều tác dụng khi sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5. Thực nghiệm là bước đánh giá không chỉ ở tính khả thi của các biện pháp mà còn đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu khoa học này.

Do thời gian có hạn nên chúng tôi chưa có điều kiện áp dụng rộng rãi ở tất cả các khối lớp, tất cả các phân môn của bộ môn Tiếng Việt. Trong tương lai nếu điều kiện cho phép chúng tôi sẽ cố gắng phát triển hơn nữa nội dung đề tài của mình. Hy vọng những biện pháp mà chúng tôi đưa ra trong đề tài này sẽ góp phần nào giúp ích cho các thầy cô giáo đang theo đuổi sự nghiệp trồng người, cho các bạn sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non trường Đại học Hùng Vương nói riêng và các trường Đại học khác nói chung.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 73 - 78)