BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP
2.1.4.2. Năng lực cảm thụ văn học ở học sinh
Để khảo sát toàn diện hơn về vấn đề nhận thức và thực hành CTVH của HS lớp 5, chúng tôi đã tiến hành điều tra và phỏng vấn 104 HS lớp 5 (lớp 5A, 5B, 5C) trường tiểu học Lê Đồng. Khi điều tra về vấn đề này chúng tối nhận thấy trong quá trình CTVH thông qua phân môn Tập đọc các em gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các em không nắm được bản chất của hoạt động CTVH là làm cái gì, các em không nắm được các kĩ năng cần thiết để cảm thụ được một văn bản nghệ thuật.
Qua thực tế khảo sát (thông qua phiếu điều tra ở phụ lục 2) tại trường tiểu học Lê Đồng chúng tôi đã tổng kết thực trạng năng lực cảm thụ văn học của học sinh lớp 5 như sau:
Bảng số liệu 3: Khảo sát chất lượng đọc và năng lực CTVH của học sinh trước khi dạy thực nghiệm.
Stt Mức độ
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL (Hs) (Hs) Tỷ lệ (%) SL (Hs) Tỷ lệ (%) SL (Hs) Tỷ lệ (%) SL (Hs) Tỷ lệ (%) 1 Đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát.
5 14.3 8 22.9 12 34.2 10 28.6
2 Đọc diễn cảm. 2 5.7 6 17.2 12 34.2 15 42.9
3 Đọc - hiểu. 4 11.4 5 14.4 14 40 12 34.2
4 Khả năng CTVH. 3 8.5 5 14.4 12 34.2 15 42.9
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát: tỉ lệ học sinh đọc giỏi chiếm 14.3%; tỉ lệ học sinh đọc khá chiếm 22.9%; tỉ lệ học sinh đọc trung bình chiếm 34.2%; tỉ lệ học sinh đọc yếu chiếm 28.6%. Như vậy ta thấy rằng tỉ lệ học sinh giỏi đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát vẫn còn thấp chỉ mới đạt tới mức 14.3% và học sinh đọc trung bình là cao nhất lên tới 34.2%, so sánh với tỉ lệ học sinh đọc giỏi thì tỉ lệ học sinh
đọc trung bình cao hơn tới 19.9% cao gấp 2.3 lần tỉ lệ học sinh đọc giỏi.
Đọc diễn cảm: tỉ lệ học sinh đọc giỏi chiếm 5.7%; tỉ lệ học sinh đọc khá chiếm 17.2%; tỉ lệ học sinh đọc trung bình chiếm 34.2%; tỉ lệ học sinh đọc yếu chiếm 42.9%. Như vậy ta thấy rằng tỉ lệ học sinh giỏi đọc diễn cảm vẫn còn rất thấp chỉ đạt mức 5.7% và học sinh đọc yếu là cao nhất lên tới 42.9%. So sánh với tỉ lệ học sinh đọc giỏi thì tỉ lệ học sinh đọc yếu cao hơn rất nhiều, cao gấp 7.5 lần tỉ lệ học sinh đọc giỏi. Điều này rất đáng lo ngại và giáo viên cần phải chú ý nâng cao khả năng đọc diễn cảm cho học sinh ngay từ những bước đầu của bậc Tiểu học.
Đọc - hiểu: tỉ lệ học sinh đọc giỏi chiếm 11.4%; tỉ lệ học sinh đọc khá chiếm 14.4%; tỉ lệ học sinh đọc trung bình chiếm 40%; tỉ lệ học sinh đọc yếu chiếm 34.2%. Như vậy ta thấy rằng tỉ lệ học sinh giỏi đọc hiểu được vẫn còn thấp chỉ đạt mức 11.4 % và học sinh đọc trung bình là rất cao lên tới 40%. So sánh với tỉ lệ học sinh đọc giỏi thì tỉ lệ học sinh đọc trung bình cao hơn 29.6% cao gấp 3.5 lần tỉ lệ học sinh đọc giỏi. Nếu học sinh chỉ đọc mà không hiểu được tác phẩm, không hiểu lời của tác giả muốn nói thì sau khi học qua tác phẩm điều đọng lại được ở học sinh chỉ là con số 0. Bởi vậy giáo viên cần phải rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thông qua các biện pháp dạy học phù hợp.
Khả năng CTVH: tỉ lệ học sinh giỏi chiếm 8.5%; tỉ lệ học sinh khá chiếm 14.4%; tỉ lệ học sinh trung bình chiếm 34.2%; tỉ lệ học sinh yếu chiếm 42.9%. Như vậy ta thấy rằng tỉ lệ học sinh giỏi có khả năng CTVH còn khá thấp chỉ mới đạt ở mức 8.5% và học sinh yếu là cao nhất lên tới 42.9%, so sánh với tỉ lệ học sinh giỏi với học sinh yếu thì tỉ lệ học sinh yếu cao hơn tỉ lệ học sinh giỏi lên tới 34.4%, cao gấp 5 lần tỉ lệ học sinh giỏi. Điều này chứng tỏ khả năng áp dụng các kĩ năng đọc của học sinh vào CTVH còn yếu kém và nhiều hạn chế.
Qua tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy đây không chỉ là thực trạng của lớp 5A trường tiểu học Lê Đồng mà có lẽ là thực trạng chung của học sinh Tiểu học hiện nay. Chính vì thế cần phải có những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cho học sinh.