Bài tập hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm dòng thơ, khổ thơ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 66 - 70)

Bài tập 1: Em hãy cho biết cách ngắt nhịp các dòng thơ sau (dùng / để kí hiệu), gạch chân các từ cần nhấn giọng rồi đọc diễn cảm.

“Lời của con hay tiếng song thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm? Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong những ước mơ con.”

(Những cánh buồm – TV5 – T2 – Tr140). Bài tập 2: Có học sinh dùng kí hiệu / để biểu thị sự ngắt, nghỉ hơi khi đọc diễn cảm đoạn thơ sau đây:

“Chắt trong/ vị ngọt mùi hương

Lặng thầm thay những/ con đường ong bay Trải bao mưa nắng vơi đầy

Men trời đất đủ/ làm say đất trời.”

(Hành trình của bầy ong – TV5 – T1 – Tr139). Theo em, cách đọc như thế đúng hay sai? (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời)

a. Đúng.

b. Sai dòng thứ nhất. c. Sai dòng thứ hai, thứ tư. d. Các dòng đều sai.

Em hãy sửa lại cho đúng và đọc diễn cảm cho cả lớp nghe.

Dạng 3: Dạng bài tập rèn kĩ năng CTVH cho học sinh

* Loại 1: Loại bài nhận biết các biện pháp tu từ đã đọc trong bài văn, bài thơ

Loại bài tập này giúp học sinh chỉ ra những biện pháp tu từ đã sử dụng trong các câu văn, câu thơ, cho học sinh hiểu dấu hiệu của từng biện pháp tu từ để học sinh nhận ra một cách chính xác. Những biện pháp tu từ đó là: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, đảo ngữ. Khi hướng dẫn học sinh nhận dạng từng biện pháp tu từ giáo viên phải minh họa bằng ví dụ cụ thể.

Bài tập 1: Gạch dưới những từ ngữ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

“Mùa thu nay đã khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.”

(Đất nước – TV5 – T2 – Tr94). Bài tập 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ dưới đây và cho biết các biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?

“Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.”

(Bầm ơi – TV5 – T2 – Tr130).

* Loại 2: Luyện cho học sinh sử dụng các biện pháp tu từ vào việc diễn đạt viết câu văn cho sinh động:

Bài tập 1: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm:

a. Mấy con chim đang hót ríu rít trên cành.

b. Mặt trời mọc từ phía đông, chiếu những tia nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn.

Bài tập 2: Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:

a. Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật của làng tôi.

b. Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.

* Loại 3: Loại bài tập về bộc lộ khả năng cảm thụ văn chương qua đoạn văn, đoạn thơ

Bài tập 1: Trong bài “Đất nước” (TV5 – T2 – Tr94) Nguyễn Đình Thi có viết:

“Mùa thu nay khác rồi,

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi, Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.”

Hãy viết một đoạn văn ngắn cho biết các động từ và tính từ in đậm của hai câu thơ cuối có tác dụng gợi tả sinh động như thế nào?

Bài tập 2: Trong bài “Mùa thảo quả” (TV5 – T1 – Tr113) nhà văn Ma Văn Kháng viết:

“Thảo quả chín dần. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng. Rừng

ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.”

Em có nhận xét gì về cảnh rừng thảo quả chín qua cách miêu tả sinh động của nhà văn?

Kết luận chương 2

Từ việc nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài ở chương 1 chuyển sang chương 2 chúng tôi bước vào nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu nội dung chương trình sách Tiếng Việt 5 và đưa ra các giải pháp về việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là điều rất cần thiết trong dạy học phân môn Tập đọc. Vấn đề tìm ra được các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cảm thụ cho học sinh là trách nhiệm quan trọng đối với mỗi nhà trường, mỗi giáo viên Tiểu học nói chung. Đặt ra yêu cầu cho mỗi giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Qua những cơ sở đó ta càng nhận thấy tính cấp thiết của đề tài "Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 ".

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (Trang 66 - 70)