1.2.2.1 .Hoạch định nguồn nhân lực
1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG CƠ
1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan (Môi trường bên ngoài)
* Môi trường kinh tế xã hội
Là nhân tố kích thích sự cố gắng cống hiến của bản thân, sự nỗ lực trong công việc được giao. Nhân lực sẽ nhận được sự khuyến khích, động viên từ
những chế độ, chính sách của cơ quan, đơn vị khi cố gắng để hoàn thiện công việc được giao.
* Chính sách pháp luật
Chính sách pháp luật của cơ quan nhà nước cấp Sở: Là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, nói phải phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước và có chức năng điều tiết về cơ chế quản lý, chính sách lương thưởng, quản lý nhân lực tại cơ quan, đơn vị nhà nước cấp Sở. Nó điều chỉnh mọi hoạt động quản lý nhân lực như: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, quy hoạch CBCC, luân chuyển, kiểm tra, đánh giá…
* Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Trước tình hình ngày càng phát triển về lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi CBCC phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới nhằm đảm bảo yêu cầu công việc. Vì vậy, cần có sự đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nhân lực trong cơ quan nhà nước cấp Sở về lĩnh vực này.
* Văn hóa, xã hội
Một số yếu tố như tư tưởng, tâm lý, lối sống đã gây tác động mạnh mẽ đến những hành vi của CBCC. Quan điểm về cách nhìn nhận giá trị nhân lực trong các chính sách quản lý nhân lực tại cơ quan nhà nước cấp Sở sẽ thay đổi khi các yếu tố về văn hóa, xã hội… thay đổi, khi đó công tác quản lý nhân lực sẽ bị tác động mạnh mẽ.
* Giáo dục – đào tạo
Giáo dục đào tạo có tác động vô cùng to lớn đến chất lượng nhân lực của mọi cơ quan, đơn vị. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, là cơ sở để giúp CBCC tăng năng suất làm việc, đảm bảo công việc được hoàn thành một cách khoa học nhất. Trên thực tế, giáo dục đào
tạo tại nhiều quốc gia là quốc sách hàng đầu và đã đạt được thành tựu khả quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh tế.
* Các đối thủ cạnh tranh
Để luôn tồn tại và phát triển các tổ chức phải tìm mọi khả năng để thu hút, duy trì và nâng cấp năng lực để cạnh tranh với đối thủ. Vì vậy, họ đưa ra hàng loạt những chính sách hấp dẫn nhằm tạo bầu không khí thoải mái trong cung cách làm việc, thường xuyên cải tiến môi trường làm việc cho phù hợp với điều kiện thực tế. Các CBCC trong cơ quan nhà nước cấp Sở không chỉ cạnh tranh với các tổ chức khối tư nhân mà còn với cả các cơ quan hành chính khác.
* Đối tác
Đối tác của cơ quan nhà nước cấp Sở là các tổ chức, doanh nghiệp, người dân là đối tượng quản lý hoặc sử dụng dịch vụ hành chính công của đơn vị. Họ là người nộp thuế, phí để hình thành nguồn ngân sách đảm bảo các điều kiện làm việc. Do đó, họ là mục tiêu hướng đến và là lý do để các cơ quan nhà nước cấp Sở cũng như các CBCC làm việc trong đó tồn tại.