QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 79)

1.2.2.1 .Hoạch định nguồn nhân lực

4.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

4.1.1. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ: nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ:

Công tác đổi mới, sắp xếp và quản lý nhân lực là yếu tố quyết định trong nhiệm vụ xây dựng Đảng và hệ thống chính quyền. Quản lý tốt nhân lực của cơ quan, đơn vị thì tình hình kinh tế - chính trị - xã hội mới từng bước ổn định và phát triển. Vì vậy, quản lý nhân lực luôn là nhiệm vụ hàng đầu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ và sẽ được tiến hành thường xuyên, hiệu quả hơn. Qua quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quan điểm về quản lý nhân lực của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ như sau:

- Quản lý nhân lực gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế.

- Quản lý nhân lực phải kết hợp đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách đối với CBCC. Chính sách đào tạo phải tạo ra động lực kích thích cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập, khuyến khích CBCC không ngừng học tập nâng cao năng lực công tác.

- Nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ là đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC. Quá trình đào tạo phải theo quy hoạch, kế hoạch và chiến lược công tác CBCC trong từng thời kỳ đồng thời gắn với sử dụng, đảm bảo đồng bộ, kế thừa và phát triển.

- Quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ phải đảm bảo xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu, giữa đức và tài, giữa xây và chống, giữa thẩm quyền và trách nhiệm. Lấy hiệu quả công việc là yếu tố cốt lõi để xây dựng các giải pháp quản lý nhân lực.

4.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ. nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ.

* Mục tiêu chung:

Thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp và có hiệu quả, đẩy mạnh công tác quản lý nhân lực đủ về số lượng, chất lượng với cơ cấu hợp lý; từng bước xây dựng nhân lực có chất lượng cao, có đội ngũ CBCC giỏi để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ. Thông qua đó, là trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ CBCC đang làm việc tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ.

Xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Sở Nông nghiệp và PTNT, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển để Sở Nông nghiệp và PTNT trở thành một trong những Sở trọng điểm tại tỉnh Phú Thọ.

Tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao năng lực, chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC; góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, vững vàng về nghiệp vụ, chính trị, có đủ năng lực và vận hành hệ thống chính trị hiệu quả và đạt nhiều thành tựu cụ thể.

* Mục tiêu cụ thể

Đối với CBCC đương chức và dự nguồn quy hoạch giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt của của các phòng, đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT

tỉnh Phú Thọ phải có: 25% số lượng CBCC đạt trình độ chuyên môn sau đại học; 30% số lượng CBCC được bồi dưỡng kiến thức về các ngành quản trị, quản lý phù hợp với tình hình chung của tỉnh Phú Thọ nói chung và Sở Nông nghiệp và PTNT nói riêng.

Tăng nhanh số lượng, chất lượng nhân lực và nâng cao quản lý nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. Yêu cầu đặt ra cho đội ngũ CBCC trong hệ thống tổ chức là phải hội tụ đủ hai yếu tố, đó là phẩm chất đạo đức tốt và năng lực nghiệp vụ cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Sở Nông nghiệp và PTNT nói riêng, của tỉnh Phú Thọ nói chung.

Tập trung công tác bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước cho công chức, viên chức trong thực thi công vụ và đào tạo tin học, ngoại ngữ, đối ngoại, phiên dịch.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán CBCC nữ; đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

Quy hoạch CBCC trẻ tạo nguồn lực bổ sung vào các chức vụ, công việc đang thiếu hoặc sẽ thay thế các trường hợp CBCC không đáp ứng trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)