1.2.2.1 .Hoạch định nguồn nhân lực
1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG CƠ
1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan (Môi trường bên trong)
*Tổ chức, quản lý nhân lực
Với bất kỳ một tổ chức nào thì công tác tổ chức, quản lý nhân lực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó liên quan đến tất cả các khâu từ tuyển dụng, đến sử dụng, đánh giá, sắp xếp, đề bạt khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ nhân viên trong cơ quan. Khi thực hiện quản lý nhân lực cần tập trung quan tâm đến một số vấn đề cụ thể sau đây:
- Tuyển dụng đầu vào và sắp xếp cán bộ thực hiện những nghiệp vụ phù hợp với trình độ, năng lực, đảm bảo cho CBCC phát huy hết khả năng và sở trường, hăng say công tác.
- Xây dựng được hệ thống dữ liệu để thực hiện nhiệm vụ quản lý cán bộ, gắn quyền hạn với trách nhiệm hành chính và vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác.
- Xây dựng được quy định, quy chế, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các quy định về đánh giá chất lượng hoạt động của nhân lực để nhận xét đánh giá CBCC tạo tiền đề và là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng CBCC một cách phù hợp.
- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của nguồn nhân lực, có các hình thức khen thưởng và kỷ luật cán bộ nhằm điều chỉnh hoạt động của cán bộ trong cơ quan, tổ chức
* Ý thức của bản thân của nhân lực
Hoạt động quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường thị trường đặt ra những yêu cầu mới đối với CBCC làm việc trong các cơ quan nhà nước cấp Sở và tương đương. Trong Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, những yêu cầu chung cho đội ngũ CBCC trong thời kỳ mới mà Nghị quyết đã đề ra là:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật, không cơ hội.
- Có trình độ hiểu biết lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Đây cũng là những yêu cầu đối với những người thực hiện công tác quản lý nhà nước trong các cơ quan nhà nước cấp Sở trong tình hình hiện nay.
* Văn hóa cơ quan hành chính nhà nước
Văn hóa cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống các giá trị, niềm tin và thói quen tồn tại trong tổ chức, đơn vị ảnh hưởng trực tiếp đến các CBCC. Nó bao gồm các yếu tố như các triết lý, đạo đức công vụ, truyền thống thói quen, tập quán, cách cư xử, không khí làm việc và sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên… Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề quản lý nhân lực trong mỗi cơ quan đơn vị vì chúng tạo nên sự gắn kết, sức mạnh tinh thần thông qua việc hình thành văn hóa cơ quan hành chính nhà nước.