Công tác quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 72)

1.2.2.1 .Hoạch định nguồn nhân lực

3.3.2. Công tác quản lý nhân lực

* Tuyển dụng

Trên cơ sở chỉ tiêu được giao hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ đã có kế hoạch tuyển dụng lao động tại các đơn vị trực thuộc Sở. Hiện đã được thực hiện theo quy chế tuyển dụng theo đúng quy định và thực hiện theo các đợt tuyển dụng tập trung. Trong các trường hợp phát sinh thêm nhu cầu cán bộ mới trong các đợt tuyển dụng của các đơn vị trực thuộc, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ đã có các văn bản báo cáo trình cơ quan cấp trên xem xét, quyết định và triển khai các bước tuyển dụng cán bộ theo đúng quy chế đã được ban hành. Cụ thể, các nội dung trong công tác tuyển dụng tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ như sau:

Tiêu chuẩn của người tham dự tuyển dụng lao động:

- Các tiêu chuẩn của người tham gia dự tuyển dụng lao động như sau: a. Là công dân nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người nước ngoài được cấp phép lao động tại Việt Nam có tiêu chuẩn, trình độ phù hợp với ngành nghề cần tuyển;

b. Về tuổi đời: đối với công nhân từ 18 – 25 tuổi, đối với cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ từ 20 – 45 tuổi (trừ trường hợp đặc biệt, người tham gia dự tuyển là người có kinh nghiệm, trình độ cao);

c. Về trình độ: tốt nghiệp các ngành nghề phù hợp với ngành, nghề vị trí, chức danh dự tuyển;

d. Về sức khỏe: có đủ sức khỏe theo yêu cầu của vị trí, chức danh cần tuyển, đạt sức khỏe loại III trở lên theo quy định của Bộ Y tế. Riêng đối với các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải có đủ điều kiện sức khỏe loại I hoặc II;

e. Về lý lịch: Bản sơ yếu lý lịch phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập.

- Không nhận dự tuyển các đối tượng sau đây:

a. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án hình sự; b. Đang bị thi hành kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên;

c. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc bị cầm làm công việc có liên quan đến ngành nghề cần tuyển;

d. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Chế độ ưu tiên trong thi tuyển dụng lao động được quy định đối với các trường hợp theo thứ tự ưu tiên trong thi tuyển dụng lao động như sau:

vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

b. Người dự tuyển là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang. c. Người dự tuyển là thương binh; con thương binh, liệt sỹ có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí, chức danh công việc cần tuyển.

d. Người có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp đại học loại giỏi (hệ chính quy) tại các trường đào tạo trong nước, nước ngoài có chuyên ngành phù hợp với yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí, chức danh công việc cần tuyển.

e. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp tại các trường đào tạo có lĩnh vực nông nghiệp.

Người thuộc nhiều diện đối tượng ưu tiên thì được công điểm ưu tiên của tất cả các diện ưu tiên nhưng tối đa không quá 3 điểm theo thang điểm 10.

Có thể thấy các quy định về tiêu chuẩn của người tham dự tuyển dụng tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ được quy định rất rõ và cụ thể. Đây là tiền đề quan trọng trong công tác tuyển dụng, đảm bảo chất lượng nhân lực được tuyển dụng đạt yêu cầu.

Quy trình tuyển dụng nhân lực của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ qua các bước như sau:

Bước 1: Tiếp đón ban đầu và lựa chọn hồ sơ: Do Hội đồng thi tuyển tiến hành.

Bước 2: Thi viết để đánh giá kiến thức chuyên môn: Gồm môn chuyên ngành và một số kiến thức khác.

Bước 3: Phỏng vấn tuyển dụng: Do các chuyên gia am hiểu sâu các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ thuộc các chức danh cần tuyển đánh giá: Về phong

cách; kỹ năng: Tiếng Anh, giao tiếp xã hội, sử dụng vi tính, học lực chuyên môn. Bước 4: Lãnh đạo Sở phỏng vấn trực tiếp.

Bước 5: Thẩm tra, tổng hợp các thông tin thu được theo thứ tự trong quá trình tuyển dụng.

Bước 6: Ra quyết định tuyển dụng: Do Hội đồng tuyển dụng căn cứ các thông tin thu được từ bước 5.

Thông báo kết quả thi tuyển và kiểm tra

Người trúng tuyển phải là người có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 5 điểm (chưa cộng điểm ưu tiên) trở lên theo thang điểm 10 và được lấy từ người có tổng số điểm (đã cộng điểm ưu tiên) cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được duyệt tuyển dụng.

Trong thời gian chậm nhất 30 ngày kết từ khi kết thúc kỳ thi tuyển, Hội đồng tuyển dụng lao động phải công bố kết quả thi tuyển, kiểm tra và kết quả trúng tuyển tại trụ sở Văn phòng và gửi thông báo tới người dự thi biết (trừ những lý do bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, …)

Khi người dự thi có đơn xin phúc tra, Hội đồng tuyển dụng lao động của đơn vị có trách nhiệm thành lập Ban phúc tra kết quả đồng thời tổ chức phúc tra bài thi và trả lời cho người dự tuyển biết. Những khiếu nại (nếu có) sau đó sẽ không được giải quyết.

Kết quả thi, kiểm tra có giá trị trong kỳ tuyển dụng.

Thử việc

Thời gian thử việc là nhiệm vụ bắt buộc đối với đối tượng trúng. Nội dung công việc và thời gian thử việc được ghi trong Hợp đồng thử việc theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề có yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề có yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác;

Người lao động sẽ được tra 85% mức lương của công việc đó trong thời gian thử việc.

Người lao động trong quá trình thử việc phải được theo dõi hồ sơ sức khỏe tuyển dụng. Trước khi tuyển dụng chính thức phải kiểm tra lại sức khỏe phù hợp với vị trí, chức danh cần tuyển; không tuyển dụng đối với trường hợp được xác định là nghiện ma túy hoặc không đủ điều kiện sức khỏe theo tiêu chuẩn của người tham gia dự tuyển

Đánh giá kết quả thử việc

Kết thúc thời gian thử việc người lao động thử việc phải làm báo cáo kết quả trong thời gian thử việc, có ý kiến nhận xét, xác nhận của trưởng bộ phận làm việc. Sau đó, hội đồng tuyển dụng sẽ quyết định có đạt yêu cầu công việc hay không đồng thời kiểm tra lại sức khỏe của ứng viên.

Quyết định tuyển dụng chính thức

Sau khi đánh giá kết quả thử việc, đánh giá kết quả kiểm tra lại sức khỏe của người tham gia tuyển dụng. Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng ra quyết định tuyển dụng chính thức đối với ứng viên đạt yêu cầu và ra thông báo đến các ứng viên tham gia thử việc.

Kết quả tuyển dụng CBCC tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ, Sở Nội vụ căn cứ vào định mức biên chế của UBND tỉnh được phân bổ để tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh tuyển dụng, bố trí cán bộ vào làm việc tại các phòng, cơ quan, đơn vị chuyên môn. Số lượng CBCC được tuyển dụng trong giai đoạn 2014 -2018 như sau:

Bảng 3.5: Tình hình tuyển dụng tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ

ĐVT: Người

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tuyển dụng

mới 06 05 08 07 03

Luân chuyển,

điều động 03 08 09 12 15

Cộng 09 13 17 19 18

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2018

Từ thực trạng hoạt động tuyển dụng ta có thể thấy Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ tuân thủ đúng theo các quy định của Quy chế tuyển dụng với các chi tiết: Đối tượng tuyển dụng, nội dung và trình tự tuyển dụng,…Những quy định này giúp cho công tác tuyển dụng thực hiện trên cơ sở chuẩn mực thống nhất, quản lý được đối tượng tuyển dụng theo từng loại cụ thể, công tác tuyển dụng có sự tập trung không chồng chéo, quản lý được sự biến động về nhân lực trong cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác tuyển dụng của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ vẫn còn những hạn chế, bất cập, cụ thể như sau:

Trong quy trình tuyển dụng nhân lực nhằm đảm bảo nhân lực về cơ cấu số lượng và chất lượng của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ thì công tác tổ chức và nhân lực là đầu mối quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý nhân lực tại Sở. Chính vì vậy, trong hoạt động tuyển dụng còn có sự bị động.

Công tác phỏng vấn và kiểm tra còn chưa thực sự chuyên nghiệp, chưa xây dựng Hội đồng có kinh nghiệm và kỹ năng phỏng vấn tuyển chọn, chủ yếu dựa vào hồ sơ, bằng cấp và các thông tin có trong hồ sơ của ứng viên. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ra quyết định tuyển dụng ứng viên đôi khi chưa chính xác.

* Đào tạo

Để không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị cho CBCC nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong công tác chuyên môn, quản lý vận hành lưới điện, nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc, tiết kiệm được các chi phí trong sản xuất kinh doanh. Hiểu được tâm lý CBCC tại Sở Nông nghiệp và PTNT vừa muốn nâng cao kiến thức, trình độ để có thể nắm bắt và đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại và xử lý tốt hơn công việc trong tương lai và vừa phải đảm bảo tốt công việc tại cơ quan, đơn vị, trong những năm qua Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện cử các CBCC đi học lớp chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia các khóa đào tạo dài hạn tập trung tại các trung tâm chính trị, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường đại học, cao đẳng và đào tạo ngắn hạn tập trung. Công tác đào tạo được thực hiện qua các bước như sau:

- Đào tạo lúc mới bắt đầu nhận việc: giúp đỡ người mới nhận việc làm quen với môi trường hoạt động mới, tạo tâm trạng thoải mái, an tâm trong những ngày đầu làm việc.

- Đào tạo trong lúc làm việc: Việc đào tạo này có thể tiến hành theo hai cách: Vừa làm vừa học hoặc tham gia đào tạo tập trung, được tạm ngừng công việc để học. Hình thức đang áp dụng phổ biến hiện nay tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ là hình thức đào tạo vừa làm vừa học. Hình thức đào tạo tập trung, tạm ngừng công việc để tham gia đào tạo thường được bố trí với việc đào tạo chuyên gia, khi Sở cứ CBCC tham gia đào tạo tập trung tại nước ngoài.

- Đào tạo cán bộ lâu dài: Là thực hiện cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ CBCC trong diện quy hoạch nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của nhân lực đồng thời tạo điều kiện để CBCC làm tốt công việc trong tương lai.

Bảng 3.6. Số lượt được đào tạo tại UBND Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 – 2018

ĐVT: người

STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Đào tạo thường

xuyên 8 5 6 5 8

2 Đào tạo mới 6 23 13 16 17

3 Nghiệp vụ 2 8 5 6 9

4 Đại học 1 3 2 2 3

5 Sau đại học 5 3 4 4 12

Tổng 22 42 30 33 49

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2018

Nhìn chung về chủ trương, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ rất quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển và quản lý nhân lực tại Sở, luôn

chỉ đạo sâu sát và kịp thời đến các phòng ban lập danh sách cử cán bộ đi học và khuyến khích CBCC tự túc đi học để nâng cao nghiệp vụ. Trên thực tế, số lượt CBCC được cử đi học các lớp về Ngoại ngữ, Tin học khá nhiều nhưng số đối lượng CBCC được cử đi học các lớp Cao cấp Chính trị, Cử nhân Chính trị còn tương đối ít vì phải qua nhiều cấp xét duyệt và ngoài thẩm quyền của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ.

Hàng năm, các Phòng, cơ quan, đơn vị đều thực hiện rà soát lại và báo cáo về nhu cầu đào tạo CBCC trong lĩnh vực chính trị, quản lý Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ. Bộ phận tổng hợp có nhiệm vụ thống kê, theo dõi và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng đủ tiêu chuẩn CBCC theo quy định.

Do đó, so với thời điểm năm 2014 cho đến nay số lượng CBCC làm việc tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú thọ có trình độ Đại học có tăng lên đáng kể.

3.3.3. Công tác kiểm tra, đánh giá quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ

Hiện nay Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ đang thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc định kỳ để làm căn cứ xét hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ, trên cơ sở đó bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng phù hợp và tiến hành công tác quy hoạch chức danh cán bộ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ hoặc để xét ký kết hợp đồng làm việc… hàng năm theo đúng quy định.

* Thẩm quyền đánh giá xếp loại thành tích cá nhân:

- Trưởng phòng, phó trưởng phòng và cán bộ trong phòng:

Trưởng phòng đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ trong 01 năm công tác đối với phó trưởng phòng và cán bộ, công chức, viên chức trong

phòng trên cơ sở tự đánh giá và ý kiến tham gia góp ý của phòng đối với từng cán bộ.

- Ban Lãnh đạo:

Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở tự đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở đối chiếu các kết quả hoạt động của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ và cho điểm tiêu chí đánh giá, ý kiến tham gia đóng góp của tập thể Lãnh đạo.

Giám đốc Sở đánh giá, phê duyệt kết quả hoàn thành nhiệm vụ trong 01 năm đối với Phó Giám đốc Sở, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc và toàn thể cán bộ trong đơn vị trên cơ sở kết quả tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng bộ phận, ý kiến tham gia góp ý của Phó Giám đốc Sở và các thành viên tại cuộc họp bình xét thi đua và xét mức độ hoàn thành công việc hằng năm của cơ quan, đơn vị.

* Trình tự, thủ tục đánh giá

Việc đánh giá cán bộ được tiến hành như sau:

- CBCC làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo chức trách nhiệm vụ được giao.

- CBCC trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

+ Đối với cán bộ phụ trách nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì thành phần tham dự là đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

+ Đối với cán bộ trực tiếp là người đứng đầu một cơ quan, tổ chức, đơn vị có các đơn vị cấu thành thì thành phần tham dự là đại diện cấp ủy

đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; - Cấp ủy đảng đồng cấp nơi cán bộ công tác có ý kiến bằng văn bản về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)