1.2.2.1 .Hoạch định nguồn nhân lực
3.1. KHÁI QUÁT VỀ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH PHÚ THỌ
3.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ. tỉnh Phú Thọ.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ được thành lập theo quyết định số 4008/2004/QĐ-UB ngày 24/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc Quyết định thành lập Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc uỷ quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.1.2. Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ. nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ.
3.1.2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
- Tham mưu và trình UBND tỉnh ban hành các văn bản về lĩnh vực nông nghiệp và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.
- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy lợi, thủy sản, định cư, tái định cư, điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp, nông thôn và phát triển nông thôn đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ.
3.1.2.2. Các lĩnh vực chuyên môn của Sở
- Giúp UBND tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn, quyết định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng khoa học kỹ thuật, biện pháp kỹ thuật vào các công trình nông nghiệp trên địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, thức ăn nuôi trồng thủy sản, thú y thủy sản, các loại vật tư, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi thủy sản; kiểm tra việc thực hiện phòng trừ dịch, bệnh và dập dịch, bệnh thủy sản, phân cấp quản lý các công trình thủy lợi vừa và nhỏ và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu cấp thoát nước nông thôn đã được phê duyệt.
- Tổ chức công tác bảo vệ thực vật, thú y, phòng chống dịch bệnh động, thực vật và khắc phục hậu quả dịch bệnh; chỉ đạo, thực hiện kiểm dịch nội địa về động, thực vật, quy định của Pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh; kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên nước liên quan đến môi trường thủy sản, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng
chống lũ, lụt, bão, hạn hán, úng ngập, sạt lở ven sông trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Tổ chức việc điều tra, phân loại rừng, thống kê diện tích, cơ cấu trữ lượng của từng loại rừng; lập bản đồ rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; Trồng rừng; phòng và chống dịch bệnh; bảo vệ rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh; Các quy định về quản lý lưu vực sông, suối, khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp hồ sơ về thiết kế khai thác rừng tự nhiên để UBND tỉnh phê duyệt, hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp của Chính phủ; trình UBND tỉnh việc cấp phép khai thác từng tự nhiên sau khi được phê duyệt và kiểm tra việc khai thác rừng, các quyết định thành lập các khu rừng phòng hộ, các khu rừng đặc dụng và các khu rừng có tầm quan trọng khác của địa phương thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo quy định của Pháp luật.
- Thẩm định và chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền duyệt các chương trình, các đề án, dự án về thủy sản trên địa bàn tỉnh, xây dựng và có biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý giống thủy sản; nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện quy định về việc nhập khẩu giống thủy sản, di giống, thuần hóa giống, chọn tạo giống, giống thủy sản mới; quản lý nhà nước về sản xuất kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi vừa và nhỏ, chế biến nông sản, lâm sản; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn; tổ chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn tỉnh theo phương án được duyệt.
3.1.2.3. Các lĩnh vực khác.
- Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức công tác dự báo thị trường nông sản, lâm sản.
- Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn; tổ chức công tác thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất thủy sản, diễn biến rừng theo quy định; tổ chức công tác thống kê, tổng hợp tiến độ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án và xây dựng mô hình phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án được giao.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất của ngành nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của Pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do cơ sở tổ chức thực hiện.
- Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão; tham gia Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng của tỉnh, tham gia khắc phục hậu quả thiên tai về bão, lũ, úng ngập, sạt lở, hạn hán, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.
- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với cấp huyện.
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; theo dõi, tổng hợp thống kê tiến độ sản xuất nông nghiệp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do UBND tỉnh giao.
3.1.3. Hệ thống bộ máy tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ
Trên cơ sở Luật CBCC năm 2008 và các văn bản hướng dẫn, Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách, đồng thời phân công các Phó giám đốc Sở phụ trách, quản lý các Khối chuyên môn phù hợp với điều kiện đặc thù. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống bộ máy tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT được cơ cấu như sau:
Hình 1. Hệ thống bộ máy tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Văn phòng Sở
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Văn phòng điều phối nông thôn mới
Chi cục Thủy sản Trung tâm khuyến nông
Chi cục Phát triển nông thôn Trường trung cấp nông lâm nghiệp Chi cục quản lý chất lượng NLS&TS Vườn quốc gia Xuân Sơn
Chi cục Kiểm lâm Chi cục Thủy lợi
Giám đốc Sở
3.2. Thực trạng nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ.
3.2.1. Cơ cấu nhân lực của Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ:
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ tính đến ngày 31/12/2018 có tổng số 506 CBCC đang làm việc tại các Phòng, Chi cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ, như sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu giới tính, dân tộc của CBCC STT Nội dung Số lượng
(người) Tổng (người) Tỉ lệ % 1 Giới tính Nam 313 506 61,86% Nữ 193 38,14% 2 Dân tộc Kinh 457 506 90,31% Dân tộc khác 49 9,69%
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2018.
Từ các số liệu trên ta thấy, số lượng CBCC của Sở Nông nghiệp và PTNT khá đồng đều. Tỷ lệ lãnh đạo chiếm khá cao (26,48%) do số lượng chuyên môn còn thiếu so với chỉ tiêu biên chế; tỉ lệ nữ CBCC thấp hơn nam CBCC, tuy nhiên tỷ lệ lãnh đạo nữ lại thấp hơn rất nhiều, chỉ bằng 1/3 so với lãnh đạo nam giới; tỉ lệ CBCC dân tộc thiểu số thấp ở mức 9,69%.
3.2.2. Về trình độ chuyên môn nhân lực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ: PTNT tỉnh Phú Thọ:
* Trình độ phổ thông:
Tốt nghiệp trung học phổ thông là yêu cầu đầu tiên, cơ bản nhất về trình độ với Sở Nông nghiệp và PTNT. Theo số liệu của Văn phòng Sở năm 2018, tỷ
lệ CBCC Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ có trình độ trung học phổ thông đạt 100%.
* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ CBCC (Đơn vị tính: người)
STT Phân loại 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tiến sỹ 0 0 0 01 01 2 Thạc sỹ 63 88 105 139 168 3 Đại học 403 375 366 334 307 4 Cao đẳng 28 29 26 23 22 5 Trung cấp 11 14 9 9 8 Tổng số 506 506 506 506 506
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2018.
Bảng trên cho thấy số CBCC có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất, nhưng có xu hướng giảm từ năm 2014 đến năm 2018. Nguyên nhân là do số người tốt nghiệp thạc sỹ tăng mạnh, từ 63 người năm 2014 lên 168 người năm 2018. Số công chức có trình độ trung cấp là 08 người chiếm tỷ lệ thấp, đều được phân công vào công việc không quá quan trọng. Nhìn chung, trình độ chuyên môn của CBCC tăng dần qua từng năm, phản ánh đúng xu hướng CBCC đang không ngừng học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Ở khía cạnh khác, một số công chức phụ trách nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực họ không đủ kiến thức chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ một cách
thuận lợi. Ví dụ như lĩnh vực Đoàn thanh niên được giao cho lãnh đạo Phòng chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm nhiệm.
* Trình độ quản lý nhà nước, trình độ lý luận chính trị:
Bảng 3.3: Trình độ quản lý nhà nước, trình độ lý luận chính trị của CBCC STT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Trình độ quản lý nhà nước 506 100
1.1
Quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính và tương đương
56 11,07
1.2 Quản lý nhà nước chương trình
Chuyên viên và tương đương 419 82,8
1.3 Quản lý nhà nước chương trình
trung cấp và tương đương 31 6,13
1.4 Chưa qua đào tạo 0 0
2 Trình độ lý luận chính trị 506 100
2.1 Cử nhân 0 0
2.2 Cao cấp 62 12,25
2.3 Trung cấp 297 58,7
2.4 Sơ cấp 147 29,05
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2018.
Bảng trên cho thấy trình độ quản lý nhà nước của CBCC tại Sở Nông nghiệp và PTNT rất cao 93,87% đã qua chương trình bồi dưỡng chuyên viên và chuyên viên chính. Họ cũng được đào tạo bài bản về trình độ chính trị: 12,25% có trình độ cao cấp, 58,7% trình độ trung cấp, số còn lại đã được đào tạo sơ cấp và tương đương. Số liệu thống kê trên thể hiện CBCC của các đơn vị trực thuộc Sở đều hiểu rõ về hệ thống hành chính, về công việc, nhiệm vụ quản lý nhà
nước, hiểu rõ về hệ thống chính trị, hệ thống Đảng, từ đó có điều kiện hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ.
Tính đến năm 2018, số lượng CBCC của Sở Nông nghiệp và PTNT là đảng viên gồm có 479 người/ 506 CBCC, chiếm tỷ lệ 94,66%. Đây là số liệu thể hiện “tính Đảng” - phẩm chất chính trị rất cao của đội ngũ CBCC của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Hiện các công chức còn lại cũng đang nằm trong diện bồi dưỡng kết nạp Đảng một vài năm tới.
* Trình độ ngoại ngữ:
Bảng 3.4: Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của CBCC
TT Nội dung
Đại học Cao đẳng, trung
cấp Chứng chỉ (A,B,C) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Ngoại ngữ 12 2,37 0 0 494 100 2 Tin học 0 0 0 0 506 100
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2018.
Như vậy, trình độ ngoại ngữ của CBCC của Sở Nông nghiệp và PTNT đều đạt chuẩn, đặc biệt có 12 người tốt nghiệp đại học có chứng chỉ ngoại ngữ. Điều đó cho thấy sự đa dạng trong hội nhập của Sở Nông nghiệp và PTNT. Về kỹ năng tin học, 100% đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. CBCC của Sở Nông nghiệp và PTNT có thể sử dụng thành thạo email, các phần mềm tác nghiệp giải quyết công việc. Tuy nhiên, đối với các yêu cầu cao hơn như quản trị mạng LAN, đảm bảo an ninh mạng… vẫn chưa đáp ứng được. Hiện nay, 100% CBCC của Sở Nông nghiệp và PTNT đã được đào tạo bài bản nên có thể soạn thảo văn bản tốt. Kết quả kiểm
tra định kỳ hàng năm của Hội đồng kiểm tra do Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập đều ghi nhận và đánh giá cao chất lượng nội dung, thể thức văn bản do các đơn vị trực thuộc ban hành.
Đối với kỹ năng lãnh đạo của cán bộ quản lý, kết quả khảo sát từ CBCC