Một số bài học có thể vận dụng được đối với Sở Nông nghiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 40)

1.2.2.1 .Hoạch định nguồn nhân lực

1.5.3. Một số bài học có thể vận dụng được đối với Sở Nông nghiệp và

và PTNT tỉnh Phú Thọ

Từ những kinh nghiệm có thể rút ra một số bài học trong công tác quản lý nhân lực cho Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ như sau:

Thứ nhất, nhân lực tốt chỉ có thể hoạt động với hiệu quả cao và thu được một số thành tựu nhất định nếu nó được lãnh đạo quản lý một cách đúng đắn, khôn ngoan. Nhân lực là nhân tố trung tâm không phải là yếu tố duy nhất quyết định tính hiệu quả và năng lực của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ. Một nguồn nhân lực mạnh cũng có thể bị thương tổn nếu bị tác động mạnh từ môi

trường hoạt động cũng như khủng hoảng kinh tế, thay đổi đột ngột về chính sách chính phủ,….

Thứ hai, Quản lý nhân lực phải theo quy hoạch và chiến lược khoa học dài hạn thì mới có khả năng đem lại cho Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ hiệu suất làm việc cao và sự phát triển bền vững. Nên tiến hành tuyển dụng cán bộ theo đúng nhu cầu, quy định, thi tuyển công khai minh bạch và đảm bảo nghiêm túc, công bằng, tạo điều kiện cho các nhân lực có trình độ được cạnh tranh. Kinh nghiệm của các nước cho thấy tuyển dụng nhân lực cần phải có quy định chặt chẽ đối với các trường hợp được xét tuyển theo nhu cầu của từng cơ quan đơn vị. Việc thi tuyển cần được tổ chức tập trung.

Thứ ba, Tăng cường hợp tác đào tạo để có lực lượng CBCC có trình độ cao, là hạt nhân trong thực thi, triển khai nhiệm vụ. Đối với trường hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ có thể hợp tác với các doanh nghiệp lớn, trung tâm lớn của nước ngoài để mở các trung tâm huấn luyện, đào tạo trong nước để tiếp thu công nghệ hiện đại một cách kinh tế nhất.

Thứ tư, Các chế độ đãi ngộ và môi trường công tác đối với CBCC cũng là khâu hết sức quan trọng. Thường xuyên quan tâm tới chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp,… cần phải được chi trả theo đúng kết quả công việc, tránh tình trạng cào bằng, ngoài ra cần động viên thông qua việc khen thưởng, tăng quyền hạn và trách nhiệm và quan tâm đến những nhu cầu văn hóa, tinh thần của CBCC trong thực thi nhiệm vụ.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN 2.1. Nguồn tài liệu

Quản lý nhân lực có vai trò và vị trí rất quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của cơ quan, đơn vị, bởi mọi quá trình quản lý suy cho cùng là quản lý con người và những hoạt động cụ thể của con người, tác động nhằm phát huy khả năng sáng tạo của họ một cách triệt để nhất. Vì vậy, việc sắp xếp người lao động có năng lực, phẩm chất phù hợp với vị trí công việc là nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản lý.

Để thực hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu, thu thập các nguồn tài liệu khác nhau như qua thu thập, điều tra, phỏng vấn, từ các giáo trình, các công trình khoa học đã công bố, từ các bài báo, tài liệu, báo cáo hàng năm của các cơ quan nhà nước cấp Sở. Luận văn còn tham khảo các báo cáo tổng kết đánh giá về các mặt hoạt động của đơn vị (trong đó có bao gồm các hoạt động về quản lý nhân lực), các nguồn số liệu được kết xuất từ các chương trình quản lý nhân lực tại cơ quan, đơn vị. Đồng thời, luận văn còn sử dụng các thông tin thu thập được từ các sách, báo và các trang web có tư liệu liên quan đến công trình nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

* Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập và sử dụng nguồn tư liệu, số liệu thống kê từ các báo cáo, kế hoạch, số liệu điều tra, đề tài nghiên cứu… liên quan đến quản lý nhân lực cơ quan nhà nước cấp Sở của các học giả, các tổ chức nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành, trang thông tin điện tử uy tín, cơ quan hành chính nhà nước…Phương pháp này có ưu điểm thu thập nhanh chóng các số liệu trong giai đoạn 2014-

2018. Tuy nhiên số liệu thống kê chỉ mang tính định lượng, không đủ thông tin phản ánh đầy đủ, khách quan về đối tượng nghiên cứu.

* Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp này thể hiện ở việc so sánh, đối chiếu thực trạng quản lý nhân lực của các cơ quan nhà nước cấp Sở khác với thực trạng chung cả nước và một số đơn vị khác có cùng chức năng, mô hình tổ chức; với các mô hình quản lý khác nhằm đánh giá, nhận định điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ.

* Phương pháp điều tra, khảo sát

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế được thực hiện bằng nhiều cách như: Trao đổi qua điện thoại, email, phát phiếu thăm dò, điều tra chọn mẫu, quan sát, kinh nghiệm ...

Phương pháp điều tra bằng trao đổi, đàm thoại: Là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc trao đổi, đàm thoại trực tiếp với người được khảo sát.

Phương pháp này tác giả áp dụng chủ yếu với các cá nhân là trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc trong Sở, để thu thập thông tin về tình hình quản lý nhân lực tại các phòng, đơn vị , đánh giá mức độ hài lòng chung của người lao động. Từ đó có thêm thông tin hỗ trợ việc phân tích dữ kiện liên quan.

Bên cạnh đó, tác giả luận văn tiến hành điều tra thăm dò để tổng hợp ý kiến của các CBCC trong các Hội nghị, tổng kết hàng năm nhằm bổ sung thêm thông tin giúp đánh giá thực tế hiệu quả quản lý nhân lực trong Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ.

Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: Là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc phát phiếu khảo sát tới người được khảo sát theo mẫu

phiếu khảo sát được thiết kế sẵn nhằm thu thập thông tin để tổng hợp, đánh giá, từ đó có cái nhìn tổng quát về tâm lý, phản ứng của nhân viên về các chế độ đãi ngộ, lương thưởng, môi trường làm việc của Sở nông nghiệp và PTNT tình Phú Thọ dành cho CBCC.

Phương pháp quan sát: Sử dụng các giác quan để thu nhập các số liệu, dữ kiện cần thiết cho nghiên cứu, sử dụng phương pháp này để ghi nhận lại những hành vi trong quá trình quản lý nhân lực của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ theo thời gian. Kết quả thu được sẽ phối hợp với kết quả thu được từ phương pháp như điều tra, phân tích, thống kê… làm cơ sở để đưa ra những đánh giá hay kết luận.

2.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

Phương pháp phân tích: trên cơ sở lý thuyết và thông tin hiện trạng của đối tượng nghiên cứu thu thập được, tác giả phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ thành những lát cắt, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp: Liên kết những mặt, bộ phận, mối quan hệ có tính độc lập nhất định đã thu thập được về lý thuyết và thực tế của đối tượng nghiên cứu thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, một bức tranh toàn diện về hiện trạng quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ.

Về những thông tin thu thập từ quá trình nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê có hai dạng: thông tin định tính và thông tin định lượng.

Đối với thông tin định tính: Xử lý logic đối với thông tin định tính, được

lai qua các phương pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu…từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm có thông tin chính xác kịp thời để có thể xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện, thông tin rời rạc đã thu thập được. Tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính về lượng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự, tính mới, đặc biệt thông tin sử dụng cần khách quan. Mục tiêu của việc lấy thông tin nhằm phục vụ việc nghiên cứu quản lý nhân lực và mang tính dài hại. Sau đó, cần thăm dò nguồn của thông tin, lựa chọn, mô tả nội dung, tài liệu sơ cấp hay thứ cấp... đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đối chiếu, chọn lọc và chỉnh lý thông tin theo mục đích yêu cầu đã xác định, đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện thông tin, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

Đối với thông tin định lượng: Tổng hợp số liệu thu thập được và xử lý

bằng phương pháp thống kế toán học để xác định xu hướng, diễn biến của thông tin.

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc qua kết quả quan sát, thực nghiệm, thông tin sẽ được sắp xếp lại xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ, đồ thị để tìm ra mối liên hệ và xu hướng chung của các nội dung nghiên cứu. Sử dụng bảng số liệu, đồ thị, biểu đồ để trình bày số liệu đã thu thập được.

Trong quá trình nghiên cứu Luận văn, sau khi thu thập được số liệu qua các nguồn, sử dụng phương pháp phân tích định tính và phương thức định lượng để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhân lực của cơ quan nhà nước cấp Sở.

Quản lý nhân lực của cơ quan nhà nước cấp Sở được xem xét trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó ràng buộc của nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và

được thực hiện trong quy luật phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn cụ thể. Những số liệu không đáng tin cậy sẽ được loại bỏ bằng phương pháp phân tích. Khi đó, những bằng chứng tin cậy được sử dụng trong luận văn là những con số mang tính định tính.

Bằng phương pháp này, tác giả luận văn có thể phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu: tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phát triển kinh tế gắn với quản lý nhân lực.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Khái quát về Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ. tỉnh Phú Thọ.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ được thành lập theo quyết định số 4008/2004/QĐ-UB ngày 24/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc Quyết định thành lập Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc uỷ quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.1.2. Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ. nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ.

3.1.2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.

- Tham mưu và trình UBND tỉnh ban hành các văn bản về lĩnh vực nông nghiệp và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.

- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp,

thủy lợi, thủy sản, định cư, tái định cư, điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp, nông thôn và phát triển nông thôn đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ.

3.1.2.2. Các lĩnh vực chuyên môn của Sở

- Giúp UBND tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn, quyết định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng khoa học kỹ thuật, biện pháp kỹ thuật vào các công trình nông nghiệp trên địa bàn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, thức ăn nuôi trồng thủy sản, thú y thủy sản, các loại vật tư, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi thủy sản; kiểm tra việc thực hiện phòng trừ dịch, bệnh và dập dịch, bệnh thủy sản, phân cấp quản lý các công trình thủy lợi vừa và nhỏ và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu cấp thoát nước nông thôn đã được phê duyệt.

- Tổ chức công tác bảo vệ thực vật, thú y, phòng chống dịch bệnh động, thực vật và khắc phục hậu quả dịch bệnh; chỉ đạo, thực hiện kiểm dịch nội địa về động, thực vật, quy định của Pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh; kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên nước liên quan đến môi trường thủy sản, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng

chống lũ, lụt, bão, hạn hán, úng ngập, sạt lở ven sông trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Tổ chức việc điều tra, phân loại rừng, thống kê diện tích, cơ cấu trữ lượng của từng loại rừng; lập bản đồ rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; Trồng rừng; phòng và chống dịch bệnh; bảo vệ rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh; Các quy định về quản lý lưu vực sông, suối, khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp hồ sơ về thiết kế khai thác rừng tự nhiên để UBND tỉnh phê duyệt, hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp của Chính phủ; trình UBND tỉnh việc cấp phép khai thác từng tự nhiên sau khi được phê duyệt và kiểm tra việc khai thác rừng, các quyết định thành lập các khu rừng phòng hộ, các khu rừng đặc dụng và các khu rừng có tầm quan trọng khác của địa phương thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo quy định của Pháp luật.

- Thẩm định và chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền duyệt các chương trình, các đề án, dự án về thủy sản trên địa bàn tỉnh, xây dựng và có biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý giống thủy sản; nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện quy định về việc nhập khẩu giống thủy sản, di giống, thuần hóa giống, chọn tạo giống, giống thủy sản mới; quản lý nhà nước về sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)