PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 47)

1.2.2.1 .Hoạch định nguồn nhân lực

2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Phương pháp phân tích: trên cơ sở lý thuyết và thông tin hiện trạng của đối tượng nghiên cứu thu thập được, tác giả phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ thành những lát cắt, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp: Liên kết những mặt, bộ phận, mối quan hệ có tính độc lập nhất định đã thu thập được về lý thuyết và thực tế của đối tượng nghiên cứu thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, một bức tranh toàn diện về hiện trạng quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ.

Về những thông tin thu thập từ quá trình nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê có hai dạng: thông tin định tính và thông tin định lượng.

Đối với thông tin định tính: Xử lý logic đối với thông tin định tính, được

lai qua các phương pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu…từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm có thông tin chính xác kịp thời để có thể xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện, thông tin rời rạc đã thu thập được. Tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính về lượng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự, tính mới, đặc biệt thông tin sử dụng cần khách quan. Mục tiêu của việc lấy thông tin nhằm phục vụ việc nghiên cứu quản lý nhân lực và mang tính dài hại. Sau đó, cần thăm dò nguồn của thông tin, lựa chọn, mô tả nội dung, tài liệu sơ cấp hay thứ cấp... đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đối chiếu, chọn lọc và chỉnh lý thông tin theo mục đích yêu cầu đã xác định, đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện thông tin, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

Đối với thông tin định lượng: Tổng hợp số liệu thu thập được và xử lý

bằng phương pháp thống kế toán học để xác định xu hướng, diễn biến của thông tin.

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc qua kết quả quan sát, thực nghiệm, thông tin sẽ được sắp xếp lại xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ, đồ thị để tìm ra mối liên hệ và xu hướng chung của các nội dung nghiên cứu. Sử dụng bảng số liệu, đồ thị, biểu đồ để trình bày số liệu đã thu thập được.

Trong quá trình nghiên cứu Luận văn, sau khi thu thập được số liệu qua các nguồn, sử dụng phương pháp phân tích định tính và phương thức định lượng để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhân lực của cơ quan nhà nước cấp Sở.

Quản lý nhân lực của cơ quan nhà nước cấp Sở được xem xét trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó ràng buộc của nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và

được thực hiện trong quy luật phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn cụ thể. Những số liệu không đáng tin cậy sẽ được loại bỏ bằng phương pháp phân tích. Khi đó, những bằng chứng tin cậy được sử dụng trong luận văn là những con số mang tính định tính.

Bằng phương pháp này, tác giả luận văn có thể phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu: tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phát triển kinh tế gắn với quản lý nhân lực.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)