1.2.2.1 .Hoạch định nguồn nhân lực
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠ
4.2.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
* Xác định nhu cầu đào tạo
Để xác định nhu cầu đào tạo thực tế của cán bộ, công chức, viên chức phụ trách đào tạo phải lập phiếu thăm dò nhu cầu đào tạo và phát triển của cán bộ, công chức, viên chức tới các phòng ban. Yêu cầu trưởng, phó phòng tại các cơ quan, đơn vị thực hiện điều tra trong phòng của mình. Phát phiếu đăng ký đào tạo cho các cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu.
Dựa trên bản mô tả công việc, yêu cầu thực hiện, cán bộ quản lý có sự so sánh kết quả thực hiện công việc với nhiệm vụ, tiêu chuẩn hoàn thành công việc đó đối với người thực hiện liệu có khoảng cách, nguyên nhân tồn tại là gì làm cơ sở xác định nhu cầu đào tạo.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ phải căn cứ vào tình hình hoạt động, mục tiêu phát triển để ưu tiên những trường hợp nào cần đi đào tạo sớm, phù hợp với tiến độ thực hiện công việc. Đối với những đối tượng chưa cần đào tạo ngay cần có những kế hoạch dài hạn nhằm tránh tình trạng đào tạo thừa và tránh tốn kém chi phí mà không đạt được hiện quả.
Sau khi xem xét, chọn lọc đối tượng phù hợp, Ban Giám đốc Sở phê duyệt, giao việc cho bộ phận tổ chức triển khai thực hiện, xác định kế hoạch đào tạo mang tính chiến lược và có hiệu quả trên cơ sở xác định đúng người phù hợp với nhu cầu và mục tiêu đào tạo.
* Xác định mục tiêu đào tạo
Công tác đào tạo cũng cần phải xác định rõ mục tiêu cụ thể là nhằm tạo ra được một đội ngũ có trình độ chuyên môn, có kỹ năng giải quyết, thực hiện công việc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, định hướng phát triển của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ, đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu chức danh công việc, và mục tiêu này phải được xác định cụ thể cho từng khóa học nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo của từng khóa học là tốt nhất để sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của đơn vị hành chính nhà nước trong từng giai đoạn phát triển.
* Hoàn thiện khâu đánh giá kết quả đào tạo
Hoàn thiện khâu đánh giá kết quả đào tạo, phát triển thông qua đánh giá thực hiện công việc. Ban Giám đốc Sở quan sát, đánh giá và đưa ra kết
luận sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công việc được giao định kỳ tuần, hàng tháng, quý và tổng hợp theo năm dựa trên tiêu chí khối lượng, chất lượng công việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chấp hành nội quy, quy chế kỷ luật lao động, khả năng sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần và thái độ làm việc: Trung thực, khả năng hiểu biết, mức độ tin tưởng… Kết quả đánh giá cuối cùng có ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp đào tạo của tổ chức. Nếu kết quả mang tính khả quan theo hướng tích cực, thì Sở nên áp dụng cho các khóa đào tạo sau và điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện phương pháp đào tạo phù hợp, đem lại kết quả như mong muốn. Và ngược lại nếu chương trình đào tạo không gây hứng thú, thiếu khoa học, không phù hợp, khiến người học có phản ứng, thái độ không tốt, ảnh hưởng tới kết quả làm việc thì Ban Giám đốc Sở phải xem xét, tìm hiểu nguyên nhân, tiến hành thay đổi phương pháp đào tạo cho phù hợp hơn với đối tượng được chọn đào tạo.
Trong hệ thống quản lý đào tạo, khâu đánh giá được những hiệu quả của công tác đào tạo mang lại là khâu yếu nhất của hầu hết các tổ chức. Việc đánh giá chính xác, đầy đủ sẽ công nhận những nỗ lực không chỉ của người được đào tạo, cơ sở đào tạo mà còn là của cả tập thể những người làm công tác tổ. Ngược lại, công tác đánh giá sai hoặc không đầy đủ, chính xác sẽ gây những lầm tưởng, phán đoán, suy nghĩ sai lầm về hiệu quả các chương trình đào tạo, gây ảnh hưởng không tốt tới các cá nhân, làm giảm động lực, phấn đấu và sự tin tưởng của họ đối với cơ quan, đơn vị. Đồng thời gây ra sự lãng phí lớn trong chi phí đã bỏ ra đầu tư cho công tác đào tạo và quản lý nhân lực vì thế Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ cần có sự đầu tư một cách thỏa đáng và hợp lý cho công tác đào tạo và phát triển, sử dụng đúng nhu cầu và mục đích, gắn chặt với mục tiêu
phát triển chung của Sở.
Trong quá trình thực hiện đánh giá, những vấn đề sau đây cần được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ quan tâm tổ chức và triển khai thực hiện:
Một là, Đẩy mạnh kiểm tra hiệu quả sau đào tạo từ các phòng, ban, đơn
vị. Tổ chức và thực hiện các cuộc thi, kiểm tra đánh giá một số vị trí chức danh lãnh đạo quản lý... và được thông qua hội đồng đánh giá bao gồm các chuyên gia kiểm soát chất lượng, các nhà tư vấn và các nhà quản lý chuyên sâu trong công tác quản lý nhà nước và có uy tín.
Hai là, Xây dựng và phát huy tối đa hệ thống kiểm tra theo dõi, giám sát
đánh giá chất lượng sau đào tạo và hiệu quả sử dụng chi phí.
Ba là, Xây dựng chương trình đánh giá hiệu quả của người lao động
sau khi được đào tạo theo các tiêu chí đánh giá phải là những dữ kiện có định lượng và dựa trên các lợi ích thiết thực từ thực tiễn thu nhận được khóa đào tạo hoặc của các cá nhân và đơn vị trong Sở. Các tiêu chí đánh giá sau đào tạo như:
- Những thay đổi của cá nhân trong quá trình thực hiện công việc sau khi được đào tạo, huấn luyện.
- Phản hồi từ các đơn vị đào tạo về học viên sau khi kết thúc khóa đào tạo, tập huấn.
- Các bằng chứng cho thấy mức độ tiếp nhận và thu thập được của học viên bao gồm việc gia tăng sự hiểu biết về kiến thức,kỹ năng, thái độ, hành vi, năng lực làm việc được cải thiện và kết quả làm việc được nâng cao.