Về trình độ chuyên môn nhân lực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 58)

1.2.2.1 .Hoạch định nguồn nhân lực

3.2. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH PHÚ

3.2.2. Về trình độ chuyên môn nhân lực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT

31/12/2018 có tổng số 506 CBCC đang làm việc tại các Phòng, Chi cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ, như sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu giới tính, dân tộc của CBCC STT Nội dung Số lượng

(người) Tổng (người) Tỉ lệ % 1 Giới tính Nam 313 506 61,86% Nữ 193 38,14% 2 Dân tộc Kinh 457 506 90,31% Dân tộc khác 49 9,69%

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2018.

Từ các số liệu trên ta thấy, số lượng CBCC của Sở Nông nghiệp và PTNT khá đồng đều. Tỷ lệ lãnh đạo chiếm khá cao (26,48%) do số lượng chuyên môn còn thiếu so với chỉ tiêu biên chế; tỉ lệ nữ CBCC thấp hơn nam CBCC, tuy nhiên tỷ lệ lãnh đạo nữ lại thấp hơn rất nhiều, chỉ bằng 1/3 so với lãnh đạo nam giới; tỉ lệ CBCC dân tộc thiểu số thấp ở mức 9,69%.

3.2.2. Về trình độ chuyên môn nhân lực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ: PTNT tỉnh Phú Thọ:

* Trình độ phổ thông:

Tốt nghiệp trung học phổ thông là yêu cầu đầu tiên, cơ bản nhất về trình độ với Sở Nông nghiệp và PTNT. Theo số liệu của Văn phòng Sở năm 2018, tỷ

lệ CBCC Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ có trình độ trung học phổ thông đạt 100%.

* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ CBCC (Đơn vị tính: người)

STT Phân loại 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tiến sỹ 0 0 0 01 01 2 Thạc sỹ 63 88 105 139 168 3 Đại học 403 375 366 334 307 4 Cao đẳng 28 29 26 23 22 5 Trung cấp 11 14 9 9 8 Tổng số 506 506 506 506 506

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2018.

Bảng trên cho thấy số CBCC có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất, nhưng có xu hướng giảm từ năm 2014 đến năm 2018. Nguyên nhân là do số người tốt nghiệp thạc sỹ tăng mạnh, từ 63 người năm 2014 lên 168 người năm 2018. Số công chức có trình độ trung cấp là 08 người chiếm tỷ lệ thấp, đều được phân công vào công việc không quá quan trọng. Nhìn chung, trình độ chuyên môn của CBCC tăng dần qua từng năm, phản ánh đúng xu hướng CBCC đang không ngừng học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Ở khía cạnh khác, một số công chức phụ trách nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực họ không đủ kiến thức chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ một cách

thuận lợi. Ví dụ như lĩnh vực Đoàn thanh niên được giao cho lãnh đạo Phòng chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm nhiệm.

* Trình độ quản lý nhà nước, trình độ lý luận chính trị:

Bảng 3.3: Trình độ quản lý nhà nước, trình độ lý luận chính trị của CBCC STT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Trình độ quản lý nhà nước 506 100

1.1

Quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính và tương đương

56 11,07

1.2 Quản lý nhà nước chương trình

Chuyên viên và tương đương 419 82,8

1.3 Quản lý nhà nước chương trình

trung cấp và tương đương 31 6,13

1.4 Chưa qua đào tạo 0 0

2 Trình độ lý luận chính trị 506 100

2.1 Cử nhân 0 0

2.2 Cao cấp 62 12,25

2.3 Trung cấp 297 58,7

2.4 Sơ cấp 147 29,05

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2018.

Bảng trên cho thấy trình độ quản lý nhà nước của CBCC tại Sở Nông nghiệp và PTNT rất cao 93,87% đã qua chương trình bồi dưỡng chuyên viên và chuyên viên chính. Họ cũng được đào tạo bài bản về trình độ chính trị: 12,25% có trình độ cao cấp, 58,7% trình độ trung cấp, số còn lại đã được đào tạo sơ cấp và tương đương. Số liệu thống kê trên thể hiện CBCC của các đơn vị trực thuộc Sở đều hiểu rõ về hệ thống hành chính, về công việc, nhiệm vụ quản lý nhà

nước, hiểu rõ về hệ thống chính trị, hệ thống Đảng, từ đó có điều kiện hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ.

Tính đến năm 2018, số lượng CBCC của Sở Nông nghiệp và PTNT là đảng viên gồm có 479 người/ 506 CBCC, chiếm tỷ lệ 94,66%. Đây là số liệu thể hiện “tính Đảng” - phẩm chất chính trị rất cao của đội ngũ CBCC của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Hiện các công chức còn lại cũng đang nằm trong diện bồi dưỡng kết nạp Đảng một vài năm tới.

* Trình độ ngoại ngữ:

Bảng 3.4: Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của CBCC

TT Nội dung

Đại học Cao đẳng, trung

cấp Chứng chỉ (A,B,C) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Ngoại ngữ 12 2,37 0 0 494 100 2 Tin học 0 0 0 0 506 100

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2018.

Như vậy, trình độ ngoại ngữ của CBCC của Sở Nông nghiệp và PTNT đều đạt chuẩn, đặc biệt có 12 người tốt nghiệp đại học có chứng chỉ ngoại ngữ. Điều đó cho thấy sự đa dạng trong hội nhập của Sở Nông nghiệp và PTNT. Về kỹ năng tin học, 100% đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. CBCC của Sở Nông nghiệp và PTNT có thể sử dụng thành thạo email, các phần mềm tác nghiệp giải quyết công việc. Tuy nhiên, đối với các yêu cầu cao hơn như quản trị mạng LAN, đảm bảo an ninh mạng… vẫn chưa đáp ứng được. Hiện nay, 100% CBCC của Sở Nông nghiệp và PTNT đã được đào tạo bài bản nên có thể soạn thảo văn bản tốt. Kết quả kiểm

tra định kỳ hàng năm của Hội đồng kiểm tra do Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập đều ghi nhận và đánh giá cao chất lượng nội dung, thể thức văn bản do các đơn vị trực thuộc ban hành.

Đối với kỹ năng lãnh đạo của cán bộ quản lý, kết quả khảo sát từ CBCC đang công tác tại các đơn vị trực thuộc đánh giá khá tốt: có tính linh hoạt, cung cấp đủ thông tin và nguồn lực khi giao việc, luôn lắng nghe, phản hồi nhu cầu nhân viên, có khả năng khích lệ truyền cảm hứng cho cấp dưới … với tỷ lệ đồng ý và rất đồng ý cao( từ 81,5% - 96,3%). Điều này cũng phù hợp với kết quả đánh giá hàng năm của Ban giám đốc đối với các lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

3.3. Phân tích công tác quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ.

Quản lý nhân lực là gián tiếp tìm ra các ứng dụng, phương pháp tốt nhất để đóng góp vào mục tiêu chung thông qua việc phát huy tài năng của các CBCC. Quản lý nhân lực luôn có vị trí trung tâm trong việc thành lập, duy trì và phát triển của cơ quan, đơn vị. Vì vậy, việc sắp xếp người lao động có năng lực, phẩm chất phù hợp với vị trí công việc là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản lý.

Ngày nay, vai trò của công tác quản lý nhân lực ngày càng quan trọng bởi sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và nhân lực là yếu tố chiến lược tạo lên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức với mỗi tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp cần có đủ khả năng quản lý, tạo môi trường cho đội ngũ nhân lực phát triển để họ cống hiến cho tổ chức, doanh nghiệp một cách lâu dài nhất.

Công tác quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ có được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ. Trong đó, ban lãnh đạo luôn quan tâm đến công tác tổ chức bộ máy, đào tạo phát triển nhân lực, lao động, tiền lương, y tế, chế độ bảo hộ lao động, thi đua và khen thưởng nhằm tạo môi trường và điều kiện tốt nhất để nhân lực phát huy khả năng sáng tạo trong công việc chuyên môn, đạt hiệu quả cao trong xử lý nhiệm vụ được giao.

Sau đây, tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ với các nội dung cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)