Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu Tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế (Trang 27 - 33)

6. Kết cấu của luận án

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Ở Việt Nam hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học nhƣ đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, giáo trình giảng dạy tại một số cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, sách chuyên khảo, tài liệu, bài viết có liên quan tới đề tài luận án về một số nội dung nhƣ các vấn đề về tranh chấp quốc tế, các nguyên tắc và biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp của một số thiết chế tài phán quốc tế, những án lệ điển hình tại một số thiết chế tài phán quốc tế, những bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ thực tiễn tham gia tại một số thiết chế tài phán quốc tế nhằm tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp v.v.. Những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu đƣợc nghiên cứu có thể phân chia thành các nhóm vấn đề dựa trên các nội dung liên quan đến luận án sau đây:

Nhóm thứ nhất, các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan

đến vấn đề tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế. Những công trình khoa học tiêu biểu nhƣ sau:

- Nguyễn Bá Diến (Chủ nhiệm đề tài), đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (2013): Cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo

khoa học đƣợc chia làm ba phần chính gồm: Phần thứ nhất nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong luật quốc tế hiện đại và đƣa ra mô hình lý luận về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo; Phần thứ hai nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp, các án lệ điển hình về giải quyết tranh chấp biển, đảo của các quốc gia trên thế giới, nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Biển Đông; Phần thứ ba công trình nghiên cứu đƣa ra các giải pháp, phƣơng án pháp lý cần thiết cho việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế để giải quyết các tranh chấp chủ quyền đối với các vùng biển, đảo ở Biển Đông. Những đóng góp của đề tài, về mặt lý luận đã làm sáng tỏ cơ bản về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong luật quốc tế hiện đại, hệ thống hoá và phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về các phƣơng thức giải quyết tranh chấp đã và đang đƣợc áp dụng về biển, đảo; trên cơ sở đó xây dựng mô hình lý luận về cơ chế giải quyết tranh chấp biển, đảo và đề xuất giải pháp cho Việt Nam trong việc vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế nhằm đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.

- Nguyễn Hùng Cƣờng (2017), Giải quyết tranh chấp về thềm lục địa trong pháp luật quốc tế, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án nghiên cứu chuyên sâu các khía cạnh pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế về thềm lục địa, luận án đã dẫn chiếu nhiều phán quyết của ICJ làm cơ sở cho các kết luận có tính chất lý luận quan trọng, có ý nghĩa khoa học sâu sắc về quy chế pháp lý của thềm lục địa theo pháp luật quốc tế hiện đại. Trong phần nghiên cứu các biện pháp tài phán giải quyết tranh chấp về thềm lục địa, luận án đã liệt kê các thiết chế tài phán có chức năng giải quyết tranh chấp về thềm lục địa gồm trọng tài (PCA, trọng tài đƣợc thành lập theo Phụ lục VII, VIII của UNCLOS 1982) và toà án (ICJ, ITLOS), so sánh ƣu nhƣợc điểm cơ bản của phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với toà án, đƣa ra bốn phƣơng thức mà các cơ quan tài phán này thiết lập thẩm quyền đối với một vụ tranh chấp (bằng thỏa thuận đặc biệt, một điều khoản giải quyết tranh chấp trong Điều ƣớc quốc tế, tuyên bố đơn phƣơng và áp dụng nguyên tắc forum prorogatum). ICJ đƣợc nghiên cứu một số nội dung cơ bản nhƣ lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, hai chức năng chính của ICJ và cơ chế đảm bảo thực thi phán quyết.

- Nguyễn Bá Diến (2015), “Tranh chấp Biển Đông và các phƣơng thức giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trong Luật Quốc tế hiện đại”, Tạp chí Khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (3), tr.11-25. Bài viết tập trung phân tích các

vấn đề chính nhƣ vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền đối với biển và hải đảo. Trong đó, tác giả đã nêu ra các loại hình tranh chấp về chủ quyền đối với biển và hải đảo chủ yếu hiện nay, đặc biệt là tại Biển Đông nhƣ tranh chấp về phân định biển, tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, tranh chấp phát sinh từ các hoạt động khai thác sử dụng biển và tranh chấp liên quan tới tham vọng “đƣờng chín đoạn” (đƣờng lƣỡi bò) của Trung Quốc. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập đến cơ sở pháp lý trong luật pháp quốc tế áp dụng cho giải quyết các tranh chấp về biển và hải đảo nhƣ là: các điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng, tập quán quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, án lệ, các học thuyết, ý kiến, quan điểm của các nhà luật học nổi tiếng, nghị quyết của các tổ chức quốc tế, pháp luật quốc gia. Một nội dung quan trong khác của bài viết là nhằm chỉ ra các phƣơng thức đƣợc sử dụng chủ yếu nhằm giải quyết tranh chấp quốc tế về biển và hải đảo nhƣ: đàm phán, trung gian và hòa giải; tòa án và trọng tài và nêu bật tính ƣu việt của các phƣơng thức này trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông hiện nay.

- Phan Thảo Nguyên (2002), “Giải quyết tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế và quá trình phát triển của hệ thống giải quyết tranh chấp GATT/WTO”,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (171), tr.53-62.

Nhóm thứ hai, những công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung cơ

chế giải quyết tranh chấp của một số thiết chế tài phán quốc tế. Những công trình khoa học điển hình nhƣ:

- Bùi Anh Thủy (2008), Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

của WTO, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật. Luận án nghiên

cứu chuyên sâu về cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế của Tổ chức thƣơng mại lớn nhất thế giới WTO. Luận án giới thiệu về lịch sử hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế của WTO. Một cơ chế đƣợc xem xét đƣợc đánh giá hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên của tổ chức này. Luận án tập trung nghiên cứu khái niệm tranh chấp thƣơng mại theo quy định của WTO. Trong đó, tác giả trình bày quy định về cơ

chế giải quyết tranh chấp của GATT và WTO. Bên cạnh đó, tác giả còn đi sâu nghiên cứu các trình tự thủ tục tố tụng của cơ chế giải quyết tranh chấp và tình hình thực tiễn giải quyết tranh chấp của tổ chức này. Từ đó, tác giả luận án đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp thƣơng mại của WTO và đƣa ra những kiến nghị giải pháp có tính khả thi đối với quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO.

- Nguyễn Hồng Thao (2011), Toà án Công lý quốc tế, Sách chuyên khảo, NXB Chính trị quốc gia. Sách chuyên khảo nghiên cứu các vấn đề về tổ chức, thẩm quyền, cơ chế hoạt động cùng các phán quyết điển hình và kết luận tƣ vấn chọn lọc của Tòa án Công lý quốc tế. Nội dung sách chuyên khảo đƣợc chia làm hai phần. Trong đó, Phần một viết về Tổ chức và hoạt động của ICJ (gồm 4 chƣơng, giới thiệu lịch sử hình thành, cơ cấu hoạt động của ICJ cùng những đóng góp của Tòa trong sự phát triển luật quốc tế) và Phần hai viết về các phán quyết và kết luận tƣ vấn là các phán quyết và kết luận tƣ vấn chọn lọc điển hình trong quá trình hoạt động của ICJ. Ngoài ra, cuốn sách còn có phần Phụ lục trích giới thiệu Hiến chƣơng Liên hợp quốc, Quy chế của ICJ và Danh sách các vụ việc đã đƣợc Tòa thụ lý và xét xử trong giai đoạn từ năm 1946 đến 2010. Trong cuốn sách chuyên khảo này, nội dung đã đƣợc tác giả phân tích sâu sắc, nổi bật nhất tại Chƣơng IV “Toà án Công lý quốc tế và sự phát triển của luật quốc tế”, phân tích vai trò của ICJ trong việc thi hành luật quốc tế nhằm gìn giữ hoà bình, an ninh quốc tế, áp dụng pháp luật quốc tế và đóng góp của Toà trong phát triển của luật quốc tế. Đối với đóng góp của Toà trong phát triển của luật quốc tế có thể kể đến nhƣ phát triển các vấn đề lý luận về thụ đắc lãnh thổ, nguyên tắc uti possidetis, nguyên tắc dân tộc tự quyết,… Đặc biệt ICJ đã có rất nhiều đóng góp quan trọng về phát triển luật biển nhƣ đƣờng cơ sở thẳng, quy chế pháp lý eo biển quốc tế, khái niệm về thềm lục địa, vịnh lịch sử, quy định về vùng đặc quyền kinh tế và khu vực đánh bắt cá, phân định biển v.v.. Có thể nói, đây là một cuốn sách chuyên khảo hữu ích đề cập cụ thể đến một thiết chế tài phán quốc tế điển hình nhƣ Tòa án Công lý quốc tế.

- Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cƣờng (2009), “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ƣớc Luật biển năm 1982”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (25), tr.19-26. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích

sâu sắc các vấn đề cơ bản liên quan giải quyết tranh chấp trên biển theo UNCLOS 1982 nhƣ các nguyên tắc giải quyết tranh chấp, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, trình tự thủ tục hoà giải, tổ chức, thẩm quyền và thủ tục tố tụng tại các Toà án, trọng tài theo Phụ lục VI, VII và VIII của UNCLOS 1982. Bài viết đã phân tích nguyên tắc nền tảng đƣợc dùng làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp theo Công ƣớc (Điều 279) là “các quốc gia thành viên giải quyết tranh chấp trong việc giải thích hay áp dụng Công ƣớc bằng các phƣơng pháp hoà bình theo khoản 3 Điều 2 Hiến chƣơng Liên hợp quốc, và vì mục đích này cần phải tìm ra giải pháp bằng các phƣơng pháp đƣợc nêu ra ở khoản 1 Điều 33 Hiến chƣơng (đàm phán, điều tra, trung gian hoà giải, trọng tài và toà án)”. ICJ đƣợc nghiên cứu với vai trò một trong những thiết chế tài phán quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS 1982. Chủ thể có quyền đề nghị đƣa tranh chấp ra ICJ phân xử chỉ có thể là quốc gia, nếu quốc gia chƣa thành viên Liên hợp quốc thì phải đáp ứng điều kiện do Đại hội đồng đặt ra trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng bảo án. Bài viết giới thiệu những nghiên cứu ban đầu, cơ bản về những vấn đề nhƣ cơ cấu tổ chức, thẩm phán của Toà và thẩm phán ad-hoc, phụ thẩm, thƣ ký và các Toà đặc biệt, thẩm quyền giải quyết tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp tại ICJ.

- Nguyễn Tiến Vinh (2013), “Bảo đảm sự vô tƣ trong hoạt động của các thiết chế tài phán quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (12), tr.18-30.

- Nguyễn Hồng Thao (2011), “Khả năng sử dụng Toà án Quốc tế về luật biển trong tranh chấp Biển Đông”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (202), tr.23-26, 32.

Nhóm thứ ba, các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan đề

cập đến việc tham gia của bên thứ ba và một số hình thức tham gia khác vào cơ chế giải quyết tranh chấp của một số thiết chế tài phán quốc tế. Những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu có thể đƣợc kể đến nhƣ sau:

- Vũ Quốc Khánh (2016), Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương

mại tại WTO với tư cách là bên thứ ba, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc

gia Hà Nội. Đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại với tƣ cách là bên thứ ba tại WTO. Trong đó, luận văn nghiên cứu tổng quan lịch sử hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp,

nội dung các bƣớc quy định tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp và đi sâu nghiên cứu việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba của các thành viên trong các giai đoạn đƣợc quy định bởi cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (gọi tắt DSU) nhƣ: tham vấn, hòa giải, giai đoạn giải quyết bởi Ban hội thẩm, giai đoạn giải quyết bởi Cơ quan phúc thẩm và giai đoạn thực thi phán quyết. Luận văn còn đi sâu phân tích những đặc điểm, mục đích của việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba, từ đó có sự so sánh với những cơ chế giải quyết tranh chấp khác nhƣ của ASEAN, ICJ, UNCLOS ... Tác giả đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba tại WTO. Đây có thể xem nhƣ một sự tập dƣợt khả năng sẵn sàng tham gia những tranh chấp quốc tế trong thời gian tới, Việt Nam không chỉ tham gia với tƣ cách là nguyên đơn mà có thể là bị đơn của Việt Nam tại các thiết chế tài phán quốc tế.

- Nguyễn Tiến Vinh (2012), “Kinh nghiệm nƣớc ngoài và việc tăng cƣờng hiệu quả tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO)”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (2), tr.165-181.

- Phạm Vũ Thắng (2013), “Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trƣớc vụ kiện Philippines”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (2), tr.50-55.

- Nguyễn Tiến Vinh (2011), “Một số vấn đề nhìn từ góc độ tố tụng trong vụ kiện đầu tiên của Việt Nam tại WTO”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (16), tr.19- 29.

- Trần Việt Dũng (2013), “Phân tích quy chế Amicus Curiae trong giải quyết tranh chấp WTO”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam,(1), tr.33-38.

- Nguyễn Thị Thanh Hải (2018), “Luật Quốc tế và vai trò của các thiết chế phi nhà nƣớc”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (3), tr.81- 87.

Bên cạnh đó, những vấn đề có liên quan đến nội dung luận án đƣợc đề cập đến trong một số giáo trình giảng dạy của một số trƣờng đại học chuyên ngành luật nhƣ Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Đây có thể đƣợc coi là những nguồn tài liệu vô cùng quý báu trong quá trình nghiên

cứu sinh nghiên cứu tham khảo về những nội dung có liên quan đến luận án. Những giáo trình giảng dạy nêu trên có thể đƣợc kể đến nhƣ sau:

- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Giáo trình Luật thương mại

quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

- Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Quốc tế, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

Các công trình, bài viết khoa học tiêu biểu nêu trên đã đề cập những vấn đề đƣợc nghiên cứu cụ thể nhƣ: (i) Các tranh chấp đƣợc giải quyết tại các thiết chế tài phán quốc tế; (ii) Những quy định và thực tiễn việc tham gia tƣ cách bên thứ ba tại WTO; (iii) Những quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp của một số thiết chế tài phán quốc tế trong đó có đề cập đến việc tham gia của bên thứ ba; (iv) Vấn đề

Một phần của tài liệu Tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)