Định nghĩa tranh chấp quốc tế

Một phần của tài liệu Tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu của luận án

2.1. Khái niệm tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế

2.1.1. Định nghĩa tranh chấp quốc tế

Hội nhập và tham gia vào các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia (chủ thể cơ bản của công pháp quốc tế) là một hƣớng đi chung có tính chất toàn cầu. Các quốc gia không chỉ phát triển một cách độc lập mà còn gắn kết, hội nhập với các quốc gia khác để cùng phát triển và có lợi ích cho các bên. Tuy nhiên, định hƣớng phát triển trên cũng đặt ra những khó khăn, thách thức đối với các quốc gia khi phát sinh những tranh chấp quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Nói một cách khác, xu hƣớng hội nhập ngày càng phát triển thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra tranh chấp giữa các chủ thể của công pháp quốc tế và đòi hỏi các cách thức, cơ chế để giải quyết các tranh chấp quốc tế xảy ra một cách hiệu quả, nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên, để xác định cụ thể một vấn đề đƣợc coi là “tranh chấp quốc tế” cần đƣợc nghiên cứu và tiếp cận từ nhiều quan điểm khoa học khác nhau. Trong nội dung nghiên cứu của luận án, tác giả tiếp cận khái niệm “tranh chấp quốc tế” từ những quy định, quan điểm của tổ chức quốc tế, các tác giả, tài liệu khoa học… dƣới góc độ pháp lý và thực tiễn đề cập về nội dung “tranh chấp quốc tế” để làm cơ sở lý luận cho nội dung nghiên cứu khoa học của mình.

Theo từ điển luật học Black’s Law Dictionary do Công ty West Publishing Company xuất bản, thuật ngữ “tranh chấp” đƣợc hiểu là “sự mâu thuẫn hoặc bất đồng về các yêu cầu hay quyền lợi, sự đòi hỏi về yêu cầu hay quyền lợi từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay quyền lợi từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược từ bên kia” [59]. Từ khái niệm này, “tranh chấp” là thuật ngữ đƣợc giải thích xuất phát từ vấn đề mâu thuẫn, bất đồng về yêu cầu, quyền lợi của hai bên. Nếu nhƣ một bên đƣa ra yêu cầu hay đòi hỏi về quyền lợi nhƣng bị bên kia đáp trả một cách đối ngƣợc lại với những yêu cầu, quyền lợi đƣợc đề cập đến.

Khái niệm “tranh chấp quốc tế” là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm và tiếp cận dƣới góc độ pháp lý từ khá sớm. Năm 1924,lần đầu tiên khái niệm về

tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế đƣợc Tòa Thƣờng trực Công lý quốc tế (Permanent Court of International Justice - PCIJ - tiền thân của Tòa Công lý quốc tế ICJ) đề cập đến trong phán quyết ngày 30/8/1924 của mình liên quan đến vụ kiện Mavrommatis Palestine Concessions giữa Hy Lạp và Vƣơng quốc Anh. Trong nội dung phán quyết về vụ việc này của PCIJ, nguyên văn tiếng Anh khái niệm “tranh chấp quốc tế” đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau: “A dispute is a disagreement on a point of law or fact, a conflict of legal views or of interests between two persons” [101]. Tạm dịch ra tiếng Việt “tranh chấp quốc tế” đƣợc hiểu là: “Tranh chấp là một sự bất đồng về một vấn đề pháp lý hay thực tế, một sự

xung đột về quan điểm pháp lý hoặc lợi ích giữa hai bên”. Theo cách giải thích

của PCIJ, khái niệm “tranh chấp” đƣợc thể hiện dƣới dạng là những bất đồng về quan điểm pháp lý và lợi ích giữa của các bên xảy ra tranh chấp.

Trong Hiến chƣơng Liên hợp quốc, một văn bản pháp lý quan trọng và đƣợc xem là nguồn của luật quốc tế hiện đại, thuật ngữ “tranh chấp quốc tế” cũng không đƣợc định nghĩa một cách cụ thể mà đƣợc đề cập đến một cách gián tiếp dƣới góc độ mục đích và các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế nhƣ sau:

- Tại khoản 3, Điều 2 của Hiến chƣơng ghi nhận mục đích giải quyết tranh chấp: “Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý;” [25].

- Tại khoản 1, Điều 33 của Hiến chƣơng có nêu các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp gồm: “1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa

chọn của mình;” [25].

Căn cứ theo nội dung của quy định một cách gián tiếp nêu trên, khái niệm

“tranh chấp quốc tế” có thể đƣợc hiểu dƣới góc độ là những bất đồng, xung đột

về quan điểm, lợi ích giữa các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc. Việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình là trách nhiệm của các quốc gia

thành viên nhằm mục đích gìn giữ hòa bình, an ninh và pháp luật quốc tế. Trong nội dung quy định tại Điều 33 của Hiến chƣơng nêu trên, các quốc gia thành viên có thể lựa chọn các biện pháp cụ thể để giải quyết tranh chấp quốc tế.

Tại khoản 2, Điều 36 Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế (Statute of The International Court of Justice) quy định: “thẩm quyền xét xử của Tòa án là nghĩa vụ xét xử về tất cả vấn đề tranh chấp pháp lý có liên quan đến:

a. Giải thích điều ước.

b. Vấn đề bất kỳ liên quan đến luật quốc tế.

c. Có sự kiện, nếu về sau xác định được vi phạm nghĩa vụ quốc tế.

d. Tính chất mà mức độ bồi hoàn do vi phạm nghĩa vụ quốc tế.” [26, Điều

36]. Theo quy định này, Tòa án Công lý quốc tế sử dụng thuật ngữ “tranh chấp

pháp lý” có nội hàm bắt nguồn từ khái niệm “tranh chấp quốc tế” để giải thích

những nội dung tranh chấp cụ thể giữa các thành viên có liên quan đến thẩm quyền của Tòa trong việc giải quyết các tranh chấp này.

Richard B.Bilder cũng đề cập đến khái niệm “tranh chấp” khi cho rằng những yếu tố quan trọng để hình thành khái niệm này bao gồm: Một là, tranh chấp là sự bất đồng phải xuất phát từ một vấn đề đƣợc xác định cụ thể. Hai là, tranh chấp là sự bất đồng liên quan đến các tuyên bố hoặc khẳng định vấn đề mâu thuẫn. Trong đó, một bên phải thực sự khẳng định hoặc cho rằng mình có quyền về vấn đề nào đó đối với bên kia và bên kia phải thể hiện sự từ chối hoặc tuyên bố trái ngƣợc lại. Biểu hiện về sự bất đồng quan điểm có thể hiện thông qua các tuyên bố, công hàm ngoại giao, những hành động cụ thể hoặc bằng những hình thức khác [106].

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chƣa có văn bản pháp lý quốc tế nào định nghĩa, giải thích một cách cụ thể tranh chấp quốc tế là gì, cấu thành của tranh chấp quốc tế ra sao. Do vậy từ những khái niệm, quan điểm, giải thích của những tổ chức quốc tế, tài liệu nghiên cứu, nhà khoa học đƣợc đề cập nêu trên, tác giả luận án đƣa ra định nghĩa cụ thể nhƣ sau: Tranh chấp quốc tế là những vấn đề mâu thuẫn phát sinh giữa các chủ thể của công pháp quốc tế được thể hiện thông qua những bất đồng, xung đột về lợi ích cũng như các ý kiến, quan điểm khác nhau bằng những hình thức cụ thể trong việc giải thích và áp dụng pháp luật quốc tế.

những yếu tố cấu thành cơ bản của tranh chấp quốc tế nhƣ sau:

Thứ nhất, tranh chấp quốc tế là những vấn đề mâu thuẫn cụ thể phát sinh

giữa các chủ thể của công pháp quốc tế.

Thứ hai, tranh chấp quốc tế giữa các chủ thể của công pháp quốc tế đƣợc

thể hiện bởi những bất đồng quan điểm, xung đột về lợi ích giữa các bên tranh chấp về việc giải thích và áp dụng pháp luật quốc tế.

Thứ ba, những bất đồng quan điểm, xung đột về lợi ích đƣợc thể hiện ra bên ngoài bằng những hình thức, hành động cụ thể về vấn đề tranh chấp.

Trên thực tế, các tranh chấp của các chủ thể công pháp quốc tế khi tham gia vào quan hệ quốc tế thƣờng xuất phát từ những bất đồng về quan điểm pháp lý và quyền lợi giữa các bên. Đây cũng là một xu thế tất yếu và không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay. Các quốc gia trên tham gia vào quan hệ quốc tế và cùng mong muốn hợp tác và phát triển. Tuy nhiên, những quốc gia này không thể tránh khỏi những bất đồng quan điểm pháp lý cũng nhƣ tranh chấp về lợi ích của mình với các quốc gia khác. Điều quan trọng khi xảy ra tranh chấp quốc tế, các quốc gia phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp của mình. Đặc biệt là nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp đƣợc ghi nhận cụ thể tại Điều 2 và Điều 33 Hiến chƣơng Liên hợp quốc, một văn bản có tính chất pháp lý quan trọng của Tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh hiện nay đảm nhận vai trò gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.

Một phần của tài liệu Tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)