6. Kết cấu của luận án
2.1. Khái niệm tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế
2.1.2. Phân loại tranh chấp quốc tế
Việc phân loại tranh chấp quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định có tồn tại vấn đề tranh chấp hay không và từ đó xác định lựa chọn cơ chế thích hợp để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Trên thực tế có nhiều cách thức để phân loại các tranh chấp quốc tế. Chẳng hạn nhƣ có quan điểm của một số nhà nghiên cứu khoa học pháp lý cho rằng nếu căn cứ vào tính chất của tranh chấp, ta có thể phân loại tranh chấp quốc tế thành các nhóm khác nhau nhƣ tranh chấp pháp lý, tranh chấp chính trị, tranh chấp ngoại giao v.v.. Tuy nhiên, cách phân loại này cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối bởi tranh chấp giữa các quốc gia thông thƣờng có nhiều khía cạnh và mang tính hỗn hợp. Một tranh chấp có thể có cả khía cạnh pháp lý và khía cạnh chính trị, ngoại giao.
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu luật học Nicolas Sunday, các tranh chấp quốc tế có thể đƣợc phân loại theo những tiêu chí cụ thể nhƣ sau: Một là, căn cứ theo nội dung tranh chấp về một vấn đề cụ thể (ví dụ nhƣ tuyên bố về lãnh thổ, thẩm quyền, nghĩa vụ pháp lý v.v..). Hai là, căn cứ vào đặc điểm của tranh chấp.
Ba là, căn cứ vào bản chất mối quan hệ giữa các quốc gia phát sinh tranh chấp.
Bốn là, tầm quan trọng của tranh chấp của các bên có liên quan đến lợi ích quốc
gia. Năm là, căn cứ vào ảnh hƣởng của tranh chấp tới các quốc gia khác và cộng đồng quốc tế. Sáu là, căn cứ vào sự phù hợp cách thức giải quyết tranh chấp bằng biện pháp tƣ pháp [96, tr.5]. Căn cứ theo các tiêu trí phân loại phân loại này, cách thức phân loại tranh chấp quốc tế đƣợc chia nhiều loại căn cứ vào đặc điểm, nội dung, tầm quan trọng của tranh chấp cũng nhƣ mối quan hệ giữa các chủ thể tranh chấp hoặc giữa chủ thể tranh chấp với nhau. Đây cũng đƣợc xem là một trong những cách phân loại tranh chấp quốc tế phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Trên thực tế có nhiều cách thức để phân loại các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, tùy vào từng tiêu chí cụ thể, ta có thể phân loại các tranh chấp quốc tế theo những cách thức chủ yếu nhƣ sau:
Thứ nhất, nếu căn cứ vào chủ thể của tranh chấp, tranh chấp quốc tế bao gồm: tranh chấp giữa các quốc gia; tranh chấp giữa các chủ thể khác của luật quốc tế và tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp hiện nay, đa số các tranh chấp quốc tế đều phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế là các quốc gia căn cứ theo chủ thể của tranh chấp. Điều này có thể lý giải bởi đa số quốc gia là chủ thể của luật quốc tế chiếm đa số.
Thứ hai, nếu căn cứ vào số lƣợng các chủ thể tham gia vào tranh chấp, ta có
thể chia tranh chấp quốc tế thành các loại nhƣ tranh chấp song phƣơng, tranh chấp đa phƣơng và tranh chấp khu vực. Trong trƣờng hợp này, tranh chấp song phƣơng đƣợc hiểu là tranh chấp diễn ra giữa quốc gia này với quốc gia khác về nội dung liên quan đến cả hai nƣớc. Còn tranh chấp đa phƣơng đƣợc hiểu là nhiều quốc gia cùng tham gia vào một tranh chấp quốc tế có liên quan đến nhiều quốc gia. Tranh chấp khu vực thực chất là một trƣờng hợp cụ thể của tranh chấp đa phƣơng giữa nhiều quốc gia trong khu vực có những tranh chấp về một vấn đề cụ thể. Có thể lấy ví dụ nhƣ tranh chấp biển Đông là một dạng tranh chấp khu vực.
Thứ ba, nếu căn cứ vào đối tƣợng tranh chấp, tranh chấp quốc tế có thể đƣợc phân loại thành nhiều dạng khác nhau nhƣ: tranh chấp về biên giới, lãnh thổ; tranh chấp kinh tế, thƣơng mại; tranh chấp về xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế v.v.. Căn cứ theo cách phân loại tranh chấp quốc tế này, ta có thể dựa vào đối tƣợng tranh chấp để xác định rõ nội dung có liên quan tới việc xác định, lựa chọn các thiết chế tài phán quốc tế cụ thể để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế. Chẳng hạn nhƣ tranh chấp về kinh tế, thƣơng mại sẽ đƣợc thụ lý và giải quyết bởi thiết chế tài phán Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Đối với các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ có thể lựa chọn các thiết chế tài phán nhƣ Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa Trọng tài thƣờng trực (PCA) v.v..
Theo quy định của luật pháp quốc tế, tất cả các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế đều cần đƣợc giải quyết bằng các biện pháp hoà bình, bao gồm: biện pháp phi tài phán (đàm phán, môi giới, trung gian, ủy ban điều tra, ủy ban hòa giải…), biện pháp tài phán (toà án và trọng tài) hay biện pháp thông qua cơ chế của tổ chức quốc tế. Do vậy, việc phân loại các tranh chấp quốc tế có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp cho các quốc gia có thể xác định đƣợc loại hình tranh chấp của mình mà còn có thể lựa chọn cách thức phù hợp để giải quyết tranh chấp.