6. Kết cấu của luận án
2.3. Cơ sở lý luận về việc tham gia vụ tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba
2.3.6. Quá trình hình thành và phát triển quy định bên thứ ba tại các cơ chế giả
chế giải quyết tranh chấp quốc tế
Trong lịch sử nhân loại, khái niệm bên thứ ba đƣợc biết tới là bên can thiệp vào một quan hệ tranh chấp phát sinh giữa ngƣời này với ngƣời khác, giữa bộ tộc này với bộ tộc khác và giữa quốc gia này với quốc gia khác nhằm mục đích gây ảnh hƣởng, thu lợi ích hoặc thậm chí mang tính chất trừng phạt từ việc can thiệp của mình. Trong các cuộc chiến tranh thời kỳ Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc cổ đại..., đã chứng kiến bên thứ ba là những nƣớc có thể can thiệp bằng cách tạo ảnh hƣởng của mình tới cả hai bên trong những cuộc tranh chấp, xung đột. Thậm chí, bên thứ ba có thể trực tiếp tham chiến để bênh vực hoặc trừng trị nếu một trong hai bên không nghe theo ý muốn của mình. Tuy nhiên ở thời kỳ cổ đại khái niệm bên thứ ba chỉ mới gắn với việc can thiệp tự phát theo ý định chủ quan của các bên liên quan tham gia vào tranh chấp của các bên mà không cần phải có bất kỳ một quy định nào đƣợc thừa nhận hoặc chấp thuận cho phép tham gia với tƣ cách là bên thứ ba tham gia vào giải quyết tranh chấp, những mẫu thuẫn bất đồng từ các bên.
Trong thời kỳ cận đại, khái niệm giải quyết tranh chấp với tƣ cách bên thứ ba, vai trò của thẩm phán, trọng tài, và ngƣời hòa giải đã xuất hiện khá phổ biến trong xã hội loài ngƣời và khái niệm này có liên quan mật thiết tới trật tự chính trị và luật pháp [107]. Trong đó, bên thứ ba thực sự đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tham gia giải quyết các tranh chấp không chỉ với vai trò tham gia để giúp giải quyết tranh chấp mà còn với tƣ cách để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đặc biệt là những tranh chấp có tính chất quốc tế giữa quốc gia này với quốc gia khác.
Đến đầu thế kỷ XX cùng với sự xuất hiện của các thiết chế tài phán quốc tế đã ghi nhận các quy định chính thức về việc tham gia tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba dƣới góc độ pháp lý quốc tế. Lần đầu tiên, Tòa án Thƣờng trực Công lý quốc tế (Permanent Court of International Justice – PCIJ) đƣợc thành lập năm 1922 và chấm dứt hoạt động năm 1946 (trên cơ sở đƣợc thay thế bởi Tòa án Công lý quốc tế - ICJ) đã có quy định về bên thứ ba tham gia vào vụ tranh chấp ghi nhận
trong Quy chế hoạt động của Tòa án. Năm 1923, trong vụ kiện “The
S.S.WIMBLEDON” [100] (Vụ kiện tàu chạy bằng hơi nƣớc WINBLEDON) giữa
các nƣớc: Anh, Pháp, Ý và Nhật Bản (nguyên đơn) và Đức (bị đơn) về việc Đức đã không cho phép tàu WIMBLEDON chở theo 400 tấn nguyên liệu vũ khí vận chuyển đến Ba Lan đƣợc phép đi qua kênh đào Kiel. Đức cho rằng Hiệp định hòa bình giữa Ba Lan và Nga chƣa đƣợc phê chuẩn, tình trạng chiến tranh vẫn tồn tại giữa Ba Lan và Nga. Do vậy, căn cứ theo các quy định của Đức liên quan đến việc trung lập, Đức cấm vận chuyển nguyên liệu vũ khí đi qua lãnh thổ của mình để tới một trong hai quốc gia này. Trong vụ kiện này, ngày 22/5/1923, Ba Lan là nƣớc lần đầu tiên nộp đơn đề nghị Tòa Thƣờng trực Công lý quốc tế là một trong những thiết chế tài phán quốc tế đầu tiên trên thế giới cho tham gia với tƣ cách là bên thứ ba để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ba Lan trong vụ án này. Ba Lan nộp đơn xin tham gia với tƣ cách là bên thứ ba dựa trên các căn cứ pháp lý tại Điều 62 của Quy chế Tòa án (Statute of the Court) và Điều 58, 59 của Luật của Tòa án (Rule of the Court). Trong vụ kiện này, Ba Lan đã đƣa ra các ý kiến pháp lý của mình dựa trên cơ sở lợi ích có tính chất pháp lý (interest of a legal nature) có thể bị ảnh hƣởng và Ba Lan là một trong những thành viên của Hiệp ƣớc hòa bình Versailles và việc từ chối cho đi qua lãnh thổ có phải là một sự vi phạm quyền và lợi ích vật chất đƣợc đảm bảo theo Điều 380 của Hiệp ƣớc Versailes. Ngày 28/6/1923, Tòa đã ra phán quyết về nội dung vụ kiện trong đó những lập luận pháp lý của Ba Lan đƣợc ghi nhận trong phán quyết này [100].
Kể từ năm 1946, Tòa án Công lý quốc tế (tiền thân là Tòa án Thƣờng trực Công lý quốc tế - PCIJ) đƣợc thành lập và thực hiện việc xét xử tranh chấp giữa các quốc gia. Trên cơ sở mang tính chất kế thừa, quy định bên thứ ba tham gia vào tranh chấp đƣợc ghi nhận trong Quy chế hoạt động của Tòa án. Trong thực tiễn xét xử vụ kiện “Haya de la Torre” giữa Colombia và Peru vào năm 1950, Cu Ba lần đầu tiên đệ đơn vào ngày 13/3/1951 xin tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp này căn cứ theo quy định tại Điều 63 Quy chế của Tòa án khi cho rằng Cu Ba có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ việc tranh chấp. Đây có thể đƣợc xem là một trong những vụ việc đầu tiên có sự can thiệp của bên thứ ba với tƣ cách là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ tranh chấp. Sau khi xem xét căn cứ yêu cầu tham gia của Cu Ba tại Điều 63 và căn cứ theo quy định
tại Điều 62 của Quy chế hoạt động của Tòa án và ý kiến của các bên tranh chấp, ICJ đã ra phán quyết cho phép Cu Ba tham gia vụ tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba dựa trên cơ sở quy định và thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình. Trong phán quyết của ICJ ngày 13/6/1951 một lần nữa, ICJ đã ghi nhận việc tham gia tƣ cách bên thứ ba của Cu Ba trong vụ kiện này [78, tr.6-8].
Một thiết chế tài phán quốc tế nữa cũng cần đề cập đến có quy định cho phép thành viên tham gia với tƣ cách là bên thứ ba đó là Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS). ITLOS đƣợc thành lập trên cơ sở Công ƣớc Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Tòa án quốc tế này đƣợc tổ chức và hoạt động theo Quy chế của Tòa án quốc tế về Luật biển (Phụ lục VI của UNCLOS) trong đó có quy định về việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba. Kể từ khi đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1996, Tòa ITLOS đã thụ lý và xét xử tổng số 28 vụ tranh chấp có liên quan đến các quốc gia thành viên liên quan đến Công ƣớc quốc tế này. Tuy nhiên, mặc dù có quy định về tham gia với tƣ cách là bên thứ ba đƣợc ghi nhận trong quy chế nhƣng chƣa có vụ việc nào đƣợc xét xử tại đây có sự tham gia của bên thứ ba.
Tiếp theo đó phải kể đến là Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB). Cơ quan giải quyết tranh chấp này gắn liền với sự ra đời của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) thành lập ngày 01/01/1995 trên cơ sở kết quả Vòng đàm phán đa phƣơng Uruguay (1986-1993). Trên nhiều phƣơng diện, WTO ra đời trên cơ sở tiền thân là GATT - Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại đƣợc ký kết vào năm 1948 và chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 31/12/1994. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) cũng đƣợc đánh giá là thiết chế tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp về kinh tế, thƣơng mại giữa các thành viên của WTO. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO giải quyết các tranh chấp của các thành viên theo cơ chế giải quyết tranh chấp đƣợc quy định tại Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU). Cơ chế này đƣợc xây dựng trên bốn nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận đƣợc đối với các bên tranh chấp, phù hợp với mục tiêu bảo toàn các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên, phù hợp với các hiệp định thƣơng mại có liên quan trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của pháp luật tập quán quốc tế về giải thích điều ƣớc quốc tế. Việc quy định một thành viên đề nghị tham gia vào vụ tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba đƣợc quy định chi tiết tại DSU khi thành viên đó có căn cứ cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của mình có thể bị ảnh hƣởng bởi quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Ngày 24/1/1995, đánh dấu sự kiện trong vụ tranh chấp đầu tiên tại WTO có sự tham gia của bên thứ ba. Đó là vụ tranh chấp DS2: United
States – Standards for Reformulated and Conventional Gasoline – (Vụ kiện
Venezuela - Hoa Kỳ về tiêu chuẩn xăng cải tiến và xăng thông dụng – Mã vụ kiện DS2). Trong vụ kiện này, Úc, Canada, Ủy ban châu Âu (EC), Na Uy đã đề nghị với cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) cho phép tham gia vụ tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã đồng ý cho phép các thành viên này tham gia vụ tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba [116].
Từ thực tiễn về sự hình thành và phát triển của bên thứ ba gắn liền với sự ra đời và quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế này. Bởi lẽ quy định việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba đƣợc ghi nhận trong những quy định cụ thể trong cơ chế giải quyết tranh chấp của những thiết chế tài phán quốc tế. Việc quy định bên thứ ba tham gia vào tranh chấp làm một xu hƣớng có tính chất pháp lý, văn minh, công bằng cho các thành viên khi tham gia vào vụ tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế nhƣ hiện nay. Việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp mang lại nhiều lợi ích thiết thực không chỉ đối với các bên trong tranh chấp mà còn có giá trị mang tính chất pháp lý đối với các cơ quan giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế trong suốt quá trình tố tụng và ra phán quyết để giải quyết tranh chấp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong nội dung của chƣơng 2 cơ sở lý luận về việc tham gia vụ tranh chấp với tƣ cách bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế đƣợc nghiên cứu, phân tích và trình bày một cách hệ thống với những nội dung liên quan cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, đƣa ra định nghĩa về tranh chấp quốc tế nhƣ sau: “Tranh chấp quốc tế là những vấn đề mâu thuẫn phát sinh giữa các chủ thể của công pháp quốc tế được thể hiện thông qua những bất đồng, xung đột về lợi ích cũng như các ý kiến, quan điểm khác nhau bằng những hình thức cụ thể trong việc giải thích và áp dụng pháp luật quốc tế.”. Tất cả các bên trong tranh chấp có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình và tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Trong phần nội dung này, luận án đã đi sâu phân tích những khía cạnh pháp lý liên quan tới các nhóm biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế gồm các biện pháp phi tài phán, biện pháp tài phán và biện pháp thông qua cơ chế của tổ chức quốc tế.
Thứ hai, thiết chế tài phán quốc tế đƣợc khái quát nhƣ sau: “Thiết chế tài
phán quốc tế là những cơ quan quốc tế được thành lập trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể của luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế thông qua việc áp dụng các
quy định của pháp luật quốc tế”. Luận án đã làm rõ những nội dung liên quan về
khái niệm, những đặc trƣng cơ bản, phân loại của các thiết chế tài phán quốc tế.
Thứ ba, việc tham gia thiết chế tài phán quốc tế với tƣ cách là bên thứ ba
đƣợc trình bày từ lịch sử hình thành quy định bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế. Bên thứ ba đƣợc hiểu là việc một thành viên không phải là các bên tranh chấp, tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại các thiết chế tài phán quốc tế. Việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba có những đặc trƣng cơ bản và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các thành viên trong đó có Việt Nam.
Nhìn chung, cơ chế giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế đƣợc xem là cơ chế đa phƣơng đƣợc sử dụng để giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các thành viên. Tuy nhiên trên thực tế, đa số các thành viên lại sử dụng cơ chế này với mục đích giải quyết các tranh chấp song phƣơng. Do vậy, sự xuất hiện
của bên thứ ba đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế. Một cách thức để các thành viên có thể tham gia vào vụ tranh chấp giữa các bên để bảo vệ quyền và lợi ích thiết thực của mình.
Từ những nghiên cứu và phân tích cơ sở lý luận việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế đã đặt ra vấn đề về một hình thức tham gia vào tranh chấp với những lợi ích và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các thành viên đặc biệt là đối với những nƣớc đang phát triển trong đó Việt Nam. Một sự lựa chọn và hƣớng đi đúng đắn của các quốc gia trong việc tham gia vào giải quyết các tranh chấp quốc tế mà mình có lợi ích liên quan.
CHƢƠNG 3
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN THAM GIA VỤ TRANH CHẤP VỚI TƢ CÁCH BÊN THỨ BA TẠI CÁC THIẾT CHẾ TÀI PHÁN QUỐC TẾ