Kiến nghị đối với doanh nghiệp, hiệp hội

Một phần của tài liệu Tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế (Trang 165 - 167)

6. Kết cấu của luận án

4.2. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả của

4.2.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp, hiệp hội

4.2.2.1. Công tác pháp chế tại doanh nghiệp, hiệp hội

Hiện nay ở nƣớc ta, các đơn vị pháp chế ở các Bộ, ngành, tập đoàn lớn của Nhà nƣớc đã đƣợc kiện toàn tổ chức. Tuy nhiên, ở khối doanh nghiệp tƣ nhân, hiệp hội thì công tác pháp chế chƣa đƣợc quan tâm một cách đầy đủ. Lợi ích của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng trƣớc tiên và trực tiếp từ các tranh chấp quốc tế. Do vậy, việc tăng cƣờng công tác pháp chế tại các doanh nghiệp cũng nhƣ hiệp hội sẽ giúp cho các tổ chức này có thể nắm bắt nhanh chóng các thông tin về các tranh chấp quốc tế, những quy định hiện hành của pháp luật trong nƣớc và nƣớc ngoài, chuẩn bị và cung cấp các hồ sơ tài liệu, số liệu, báo cáo đánh giá sơ bộ về các vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực ngành nghề có liên quan,… cho các cơ quan chức năng của Chính phủ trong quá trình chuẩn bị, tham gia quá trình tố tụng tại các thiết chế tài phán quốc tế.

Ví dụ cụ thể nhƣ ngay sau khi gia nhập WTO, Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để tạo

điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức liên quan đến lĩnh vực pháp lý, cung cấp thông tin, tiếp thu ý kiến góp ý của doanh nghiệp, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật,… trong quá trình tham gia các hoạt động kinh doanh thƣơng mại. Các hình thức hỗ trợ cụ thể nhƣ: tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong nƣớc và quốc tế; tăng cƣờng cơ chế trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và các cơ quan chuyên trách của Chính phủ; tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm về các tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Gần đây nhất, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2012/QĐ-TTg ngày 20/1/2012 về việc tham vấn cộng động doanh nghiệp về các thỏa thuận thƣơng mại quốc tế [39]. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục tăng cƣờng thực hiện Nghị định và Quyết định này một cách sâu rộng và ƣu tiên tăng cƣờng công tác pháp chế cho doanh nghiệp, hiệp hội để tăng cƣờng và nâng cao năng lực pháp lý của các tổ chức này.

4.2.2.2. Tăng cường khả năng tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội vào cơ chế giải quyết tranh chấp

Nhìn một cách tổng thể, sự tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội trong các tranh chấp quốc tế còn hạn chế và thụ động. Đặc biệt là trong trƣờng hợp Việt Nam tham gia giải quyết tranh chấp thƣơng mại với tƣ cách là bên thứ ba tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Điều này có thể đƣợc giải thích bởi hai lý do chính: Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chƣa có kinh nghiệm giao thƣơng quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm đối phó với các tranh chấp quốc tế. Thứ hai, xét về phƣơng diện quản lý nhà nƣớc, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, ngành hàng cũng cần một khung pháp lý đặc thù.

Do vậy, việc đề xuất các doanh nghiệp, hiệp hội cần chủ động, tăng cƣờng khả năng tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp để bảo vệ chính lợi ích sát sƣờn của mình. Mặt khác, Chính phủ cũng cần tạo cơ chế cho doanh nghiệp, hiệp hội có thể cử đại diện của mình tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với các vụ việc tranh chấp có liên quan (nhƣ đã đề cập tại mục 4.2.1.3

của luận án này).

4.2.2.3. Tăng cường phối hợp giữa doanh nghiệp, hiệp hội với Chính phủ và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài

Cần tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp giữa doanh nghiệp, hiệp hội với Chính phủ trong việc theo đuổi các vụ tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Bản thân

các doanh nghiệp, hiệp hội trở thành đối tác của Chính phủ bởi chính các tổ chức này sẽ cung cấp chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh, đồng thời vấn đề phối hợp còn thực sự có ý nghĩa đối với một nƣớc đang phát triển còn nhiều khó khăn nhƣ Việt Nam nhƣ hỗ trợ nguồn kinh phí, cung cấp, giới thiệu chuyên gia tƣ vấn, luật sƣ… trong quá trình theo đuổi những vụ kiện phức tạp và kéo dài. Trƣờng hợp vụ kiện tôm DS404 tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có thể coi là ví dụ điển hình cho sự phối hợp hiệu quả giữa doanh nghiệp, hiệp hội với các cơ quan Chính phủ. Trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa sự phối hợp này, đặc biệt là thông qua vai trò của hiệp hội là đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp có lợi ích liên quan [53].

Ngoài ra, việc phối hợp đối với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nƣớc ngoài cũng cần đƣợc tăng cƣờng. Chính phủ cần tạo điều kiện để doanh nghiệp, hiệp hội có thể tạo kênh liên hệ, trao đổi trực tiếp với cơ quan đại diện, đặc biệt là cung cấp thông tin, dữ liệu thƣơng mại, đề nghị cơ quan đại diện làm cầu nối cho các tiếp xúc song phƣơng và đa phƣơng v.v..

Một phần của tài liệu Tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế (Trang 165 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)