6. Kết cấu của luận án
2.2. Những vấn đề tổng quan về thiết chế tài phán quốc tế
2.2.3. Phân loại thiết chế tài phán quốc tế
Tính đến thời điểm hiện tại, thống kê ƣớc tính có khoảng hơn 20 cơ quan tài phán quốc tế đƣợc thành lập bởi các quốc gia. Các thiết chế tài phán quốc tế này đều có những tên gọi, mô hình tổ chức và có thẩm quyền xét xử hết sức đa dạng. Hiện nay, các thiết chế tài phán quốc tế đƣợc biết đến là đó là các Tòa án quốc tế nhƣ Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS), Tòa Trọng tài thành lập theo phụ lục VII của Công ƣớc quốc tế về Luật biển, Tòa án Công lý châu Âu (ECJ), Tòa Trọng tài thƣờng trực (PCA), Tòa án Nhân quyền
châu Âu (ECHR), Tòa án Nhân quyền châu Mỹ (IACHR), Tòa án Nhân quyền châu Phi (ACHPR), Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) v.v.. Khi tham gia vào các tổ chức quốc tế hoặc tham gia vào các điều ƣớc quốc tế, các thành viên mặc nhiên thừa nhận những quy chế hoạt động của các thiết chế tài phán quốc tế này. Các thành viên có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật quốc tế nói chung và những phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế liên quan đến việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
Trên thực tế có nhiều cách thức để phân loại các thiết chế tài phán quốc tế. Tuy nhiên, có một số cách thức để phân chia các thiết chế tài phán quốc tế dựa trên các tiêu chí cụ thể để phân loại nhƣ sau:
a) Căn cứ vào đối tượng chịu sự xét xử (object of judgment)
Nếu căn cứ vào tiêu chí đối tƣợng chịu sự xét xử thì thiết chế tài phán quốc tế có thể chia này làm ba loại nhƣ sau:
Nhóm thứ nhất bao gồm các cơ quan xét xử có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia. Điển hình cho nhóm này có thể kể đến các cơ quan tài phán quốc tế nhƣ Tòa ICJ, Tòa ITLOS, Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) và Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) v.v..
Nhóm thứ hai bao gồm các cơ quan xét xử quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp cá nhân với các quốc gia. Các Tòa án Nhân quyền châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tƣ (ISCID),... là những điển hình của nhóm này.
Nhóm thứ ba bao gồm các cơ quan xét xử hình sự quốc tế nhằm xét xử các tội phạm đƣợc coi là “tội phạm chiến tranh” nhƣ trƣờng hợp Tòa án hình sự quốc tế Ad-hoc ICTY và ICTR đƣợc thiết lập trên cơ sở hợp tác giữa Liên hợp quốc với một nƣớc có liên quan.
b) Căn cứ vào loại hình cơ quan giải quyết tranh chấp (type of judicial bodies)
Nếu căn cứ vào theo loại hình cơ quan giải quyết tranh chấp thì thiết chế tài phán quốc tế có thể phân chia làm ba dạng chủ yếu đó là: Tòa án quốc tế, Trọng tài quốc tế và Cơ quan giải quyết tranh chấp đƣợc thành lập trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. Các thiết chế tài phán quốc tế đƣợc hình thành và hoạt động dựa quy chế hoạt động trên cơ sở đồng thuận, nhất trí của các thành viên. Ví dụ cho
loại hình thiết chế tài phán giải quyết tranh chấp nêu trên đó là: Một là, Tòa án quốc tế có thể kể đến nhƣ: ICJ, ITLOS, ECJ, các Tòa án Nhân quyền châu Âu, châu Mỹ, châu Phi,…; Hai là, Trọng tài quốc tế nhƣ là: Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tƣ (ICSID), Tòa Trọng tài thƣờng trực (PCA), Phòng Thƣơng mại quốc tế (ICC),…; Ba là, Các Cơ quan giải quyết tranh chấp đƣợc thành lập trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế ví dụ nhƣ: Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB), Cơ quan giải quyết tranh chấp của của ASEAN (SEOM)…
c) Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết vụ việc (subject matter jurisdiction)
Thiết chế tài phán quốc tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp riêng biệt căn cứ vào vụ việc tranh chấp (subject matter of dispute) và sự thừa nhận của các bên. Nếu căn cứ vào thẩm quyền giải quyết vụ việc thì các thiết chế tài phán quốc tế có thể đƣợc phân chia nhƣ sau: Một là, các thiết chế tài phán quốc tế có thẩm quyền áp dụng pháp luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia dựa trên cơ sở thừa nhận thẩm quyền của tòa: ví dụ điển hình là ICJ, PCA,… Hai là, các thiết chế tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ nhƣ: thiết chế tài phán về nhân quyền (Tòa án Nhân quyền châu Âu, Tòa án Nhân quyền châu Mỹ, Tòa án Nhân quyền châu Phi); Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO về thƣơng mại quốc tế (DSB); thiết chế tài phán giải quyết tranh chấp về đầu tƣ (ICSID) v.v..
d) Căn cứ vào quyền tham gia của bên thứ ba (right to intervene)
Ngoài những cách thức phổ biến để phân loại các thiết chế tài phán quốc tế nêu trên, còn một cách tiếp cận khác để phân loại các thiết chế tài phán này đó là căn cứ vào quy định quyền tham gia của bên thứ ba tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp của thiết chế tài phán quốc tế.
Việc cho phép một thành viên tham gia với tƣ cách là bên thứ ba căn cứ vào quy chế hoạt động, quy chế xét xử hoặc thỏa thuận cơ chế giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế. Trong quá trình xét xử vụ tranh chấp, các thiết chế tài phán sẽ dựa trên cơ sở yêu cầu hoặc đơn xin tham gia của thành viên và căn cứ vào các quy định về giải quyết tranh chấp để đƣa ra phán quyết cho phép một thành viên có thể đƣợc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp. Thông thƣờng các thiết chế tài phán sẽ thông báo cho các bên tranh chấp về việc đề nghị cho phép tham gia với tƣ cách là bên thứ ba. Các bên tranh chấp sẽ
cho ý kiến về đơn đề nghị này. Các thiết chế tài phán sẽ căn cứ vào ý kiến của các bên tranh chấp và xem xét đề nghị để quyết định việc cho phép một thành viên có thể đƣợc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp này.
Hiện nay, các thiết chế tài phán điển hình có quy định cho phép thành viên tham gia với tƣ cách là bên thứ ba có thể kể đến nhƣ: ICJ, ITLOS, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB), Cơ quan giải quyết tranh chấp của ASEAN (SEOM) v.v..