6. Kết cấu của luận án
2.1. Khái niệm tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế
2.1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế
Trong quá trình hội nhập quốc tế nhƣ ngày này không tránh khỏi những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế. Luật quốc tế không có những quy định có tính chất bắt buộc đối với các quốc gia trong việc lựa chọn các phƣơng thức để giải quyết đối với các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp, các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế đó bằng các biện pháp hòa bình để hƣớng tới đạt đƣợc một giải pháp phù hợp cho các bên tranh chấp và đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế phả kể đến đó là nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế đƣợc ghi nhận tại khoản 3, Điều 2 của Hiến chƣơng Liên hợp quốc: “Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và
quốc tế là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp quốc tế đƣợc chính thức thừa nhận tại văn bản có giá trị pháp lý cao nhất và quan trọng nhất của Liên hợp quốc đƣợc các chủ thể của công pháp quốc tế thừa nhận.
Cũng theo quy định nêu trên, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế về phƣơng diện khoa học pháp lý là hệ thống những tƣ tƣởng chính trị, pháp lý mang tính chất chỉ đạo, bao trùm có giá trị ràng buộc nghĩa vụ pháp lý đối với các chủ thể của công pháp quốc tế trong việc xác định cách thức giải quyết tranh chấp quốc tế. Trong đó, khái niệm “hòa bình” đƣợc hiểu một cách khái quát nhất là không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế. Nguyên tắc này đã đƣợc cụ thể hóa một số các biện pháp hòa bình có thể là đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án để giải quyết tranh chấp phát sinh các thành viên của Liên hợp quốc. Nội dung này đƣợc ghi nhận cụ thể tại Điều 33 Hiến chƣơng Liên hợp quốc nhƣ sau: “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy
theo sự lựa chọn của mình” [25].
Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp đƣợc khẳng định và ghi nhận trong Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế điều chỉnh các giữa các quốc gia: “Mọi quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế giữa họ với các quốc gia khác thông qua các biện pháp hòa bình, theo cách mà hòa bình và an ninh quốc tế cũng như công lý không bị đe dọa” [23].
Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp đƣợc coi là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của luật quốc tế. Tất cả các chủ thể luật quốc tế có trách nhiệm phải tuân thủ triệt để và tuyệt đối không đƣợc vi phạm nguyên tắc cơ bản này. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế đƣợc xem là cơ sở nền tảng để xây dựng các biện pháp, cách thức để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.